Khoa học lớp 4 Bài 6 (Cánh diều): Vai trò của không khí và bảo vệ môi trường không khí

Với lời giải bài tập Khoa học lớp 4 Bài 6: Vai trò của không khí và bảo vệ môi trường không khí sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Khoa học lớp 4.

1 1,450 13/09/2023


Giải Khoa học lớp 4 Bài 6: Vai trò của không khí và bảo vệ môi trường không khí

A/ Câu hỏi đầu bài

Giải Khoa học lớp 4 trang 24

Câu hỏi mở đầu trang 24 SGK Khoa học lớp 4: Khi thổi không khí vào bếp than hoặc bếp củi lửa sẽ cháy to lên hay nhỏ đi? Vì sao?

Trả lời:

Khi thổi không khí vào bếp than hoặc bếp củi lửa sẽ cháy to lên vì việc làm này sẽ cung cấp thêm ô - xi cho sự cháy.

B/ Câu hỏi giữa bài

I. Vai trò của không khí

Thực hành, thí nghiệm trang 24 SGK Khoa học lớp 4: Chứng minh không khí cần cho sự cháy.

Chuẩn bị: Ba cây nến A, B, C giống nhau và hai cốc thủy tinh có kích thước khác nhau.

Tiến hành:

- Đốt cho ba cây nến cháy. Sau đó, đồng thời úp cốc thủy tinh nhỏ lên cây nến B và cốc thủy tinh to lên cây nến C (hình 1). Quan sát và cho biết cây nến nào cháy lâu hơn.

- Giải thích kết quả.Khoa học lớp 4 Cánh diều Bài 6: Vai trò của không khí và bảo vệ môi trường không khí

Trả lời:

- Học sinh thực hiện thí nghiệm như hình 1 trang 24.

- Cây nến A cháy lâu hơn.

- Cây nến A được cung cấp lượng không khí dồi dào nên sẽ cháy cho đến khi hết nến.

Câu hỏi trang 24 SGK Khoa học lớp 4: Cần phải làm gì để duy trì sự cháy đối với các cây nến B, C? Vì sao?

Trả lời:

Cần loại bỏ các cốc thủy tinh đang úp lên cây nến B, C để chúng nhận được nguồn không khí bên ngoài. Vì khi có không khí các cây nến sẽ duy trì được sự cháy đến khi hết nến.

Luyện tập, vận dụng trang 24 SGK Khoa học 4: Trong các buổi diễn tập phòng cháy chữa cháy, người ta sử dụng chăn ướt chụp lên đám cháy để dập lửa. Hãy giải thích vì sao có thể dập lửa như vậy.

Trả lời:

Khi dùng chăn ướt chụp lên đám cháy sẽ ngăn cho ngọn lửa tiếp xúc với không khí khiến cho ngọn lửa bị tắt. Ngoài ra, chăn ướt còn có tác dụng giảm nhiệt độ của đám cháy khiến chúng được dập tắt nhanh hơn.

Giải Khoa học lớp 4 trang 25

Câu hỏi quan sát trang 25 SGK Khoa học 4: Trình bày vai trò của không khí với sự sống.

Khoa học lớp 4 Cánh diều Bài 6: Vai trò của không khí và bảo vệ môi trường không khí

Trả lời:

Không khí có vai trò quan trọng đối với sự sống. Khí ô-xi trong không khí cần cho sự hô hấp của con người, động vật và thực vật. Khí các-bô-níc cần cho quá trình quang hợp ở thực vật.

Luyện tập, vận dụng trang 25 SGK Khoa học 4: Nêu ý nghĩa của mỗi việc làm trong các hình dưới đây.

Khoa học lớp 4 Cánh diều Bài 6: Vai trò của không khí và bảo vệ môi trường không khí

Trả lời:

- Hình 3: Việc sử dụng quạt thông gió cho nhà kính là để tạo hiệu ứng làm mới không khí trong nhà kính, đảm bảo không khí từ ngoài có thể vào trong nhà kính và ngược lại. Từ đó cung cấp đủ lượng khí ô - xi cho cây phát triển và thải được khí các-bô-níc ra bên ngoài. 

- Hình 4: Sử dụng bình chứa khí ô - xi khi lặn là để cung cấp khí ô - xi cho sự thở của người thợ lặn.

II. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Giải Khoa học lớp 4 trang 26

Câu hỏi quan sát 1 trang 26 SGK Khoa học lớp 4: Nêu nguyên nhân làm cho không khí bị ô nhiễm trong các hình dưới đây.

Khoa học lớp 4 Cánh diều Bài 6: Vai trò của không khí và bảo vệ môi trường không khí

Trả lời:

Nguyên nhân làm cho không khí bị ô nhiễm trong các hình:

- Hình 1: Khí thải từ khói của các nhà máy chưa qua xử lý.

- Hình 2: Khí thải từ khói của các đám cháy rừng.

- Hình 3: Khí thải từ các phương tiện giao thông.

- Hình 4: Rác thải trong sinh hoạt phân huỷ làm ô nhiễm không khí.

Câu hỏi quan sát 2 trang 26 SGK Khoa học lớp 4: Kể những nguyên nhân khác gây ô nhiễm không khí.

Trả lời:

- Ô nhiễm từ bụi, gió: Gió là một trong những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm môi trường không khí, khi mà các bụi, chất độc hay mùi hôi thối bị gió đẩy đi hàng trăm kilômét. Điều này làm lan truyền ô nhiễm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sinh, thực vật và con người.

- Núi lửa phun trào: Các khí mê – tan, hi – đờ – rô sun – phua … nằm sâu trong các tầng dung nham hàng trăm năm. Tuy nhiên khi núi lửa phun trào sẽ giải phóng chúng khiến không khí trở nên ô nhiễm nặng.

- Bão, lốc xoáy: làm cho bụi, chất độc, rác thải … bị gió lốc đẩy đi hàng trăm kilômét.

Câu hỏi trang 26 SGK Khoa học lớp 4: Điều gì có thể xảy ra đối với con người, động vật và thực vật khi sống ở môi trường không khí ô nhiễm.

Trả lời:

Ở những nơi không khí bị ô nhiễm, khi trời mưa, những chất độc hại có trong không khí hoà tan vào nước mưa. Nước mưa bị ô nhiễm rơi xuống gây hại cho con người và những sinh vật sống trên cạn và dưới nước.

Luyện tập, vận dụng 1 trang 26 SGK Khoa học 4: Nhận xét về môi trường không khí nơi em sống.

Trả lời:

Học sinh tìm hiểu môi trường nơi mình sống để trả lời. Ví dụ:

Môi trường không khí nơi em sống có không khí trong lành, có rất nhiều cây xanh, không có khu công nghiệp và ít khói bụi.

Luyện tập, vận dụng 2 trang 26 SGK Khoa học 4: Nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở địa phương em.

Trả lời:

Một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở địa phương em:

- Khí thải từ các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô.

- Khí thải từ các bãi tập kết rác của địa phương.

- Khí thải từ các nhà máy.

- Bụi từ các công trình xây dựng.

III. Bảo vệ môi trường không khí

Câu hỏi trang 26 SGK Khoa học lớp 4: Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ môi trường không khí?

Khoa học lớp 4 Cánh diều Bài 6: Vai trò của không khí và bảo vệ môi trường không khí

Trả lời:

Chúng ta cần phải bảo vệ môi trường không khí vì:

- Không khí có vai trò quan trọng đối với sự sống của con người, động vật, thực vật, sự cháy.

- Nhiều nơi không khí bị ô nhiễm trầm trọng.

- Không khí bị ô nhiễm gây hại cho sức khỏe của con người, động vật và thực vật.

Giải Khoa học lớp 4 trang 27

Câu hỏi quan sát trang 27 SGK Khoa học lớp 4: Nêu những việc làm phù hợp để bảo vệ môi trường không khí.

Khoa học lớp 4 Cánh diều Bài 6: Vai trò của không khí và bảo vệ môi trường không khí

Trả lời:

Những việc làm phù hợp để bảo vệ môi trường không khí:

- Tăng cường đi bộ, đi xe đạp, sử dụng phương tiện giao thông công cộng như xe bus...

- Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đến tất cả mọi người.

- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, trồng nhiều cây xanh.

- Không vứt rác thải bừa bãi.

Luyện tập, vận dụng 1 trang 27 SGK Khoa học 4: Em, gia đình và địa phương nơi em sống đã có những hoạt động gì để bảo vệ môi trường không khí.

Trả lời:

Một số hoạt động để bảo vệ môi trường không khí:

- Tăng cường đi bộ, đi xe đạp, sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

- Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đến mọi người.

- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, trồng nhiều cây xanh.

- Không vứt rác thải bừa bãi.

Luyện tập, vận dụng 2 trang 27 SGK Khoa học 4: Chọn một trong những chủ đề sau để vận động những người xung quanh tham gia bảo vệ môi trường không khí:

- Tăng cường đi bộ, đi xe đạp, sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

- Tham gia bảo vệ rừng và trồng cây xanh.

- Tham gia phong trào vệ sinh nơi ở và nơi công cộng.

Trả lời:

Em chọn chủ đề: Tham gia phong trào vệ sinh nơi ở và nơi công cộng.

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học lớp 4 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Ôn tập chủ đề Chất

Bài 7: Sự truyền ánh sáng

Bài 8: Ánh sáng trong đời sống

Bài 9: Sự lan truyền âm thanh

Bài 10: Âm thanh trong cuộc sống

1 1,450 13/09/2023