Khoa học lớp 4 Bài 9 (Cánh diều): Sự lan truyền âm thanh

Với lời giải bài tập Khoa học lớp 4 Bài 9: Sự lan truyền âm thanh sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Khoa học lớp 4.

1 1,173 13/09/2023


Giải Khoa học lớp 4 Bài 9: Sự lan truyền âm thanh

A/ Câu hỏi đầu bài

Giải Khoa học lớp 4 trang 37

Câu hỏi mở đầu trang 37 SGK Khoa học lớp 4: Vì sao khi gảy đàn ghi ta thì nghe được tiếng đàn?

Khoa học lớp 4 Cánh diều Bài 9: Sự lan truyền âm thanh

Trả lời:

Khi gảy đàn, dây đàn rung lên và dao động làm cho lớp không khí tiếp xúc với nó rung động theo. Lớp không khí dao động này lại làm cho lớp không khí kế tiếp nó dao động. Cứ thế, các dao động của nguồn âm được không khí truyền tới tai ta, làm cho màng nhĩ dao động khiến ta cảm nhận được âm phát ra từ nguồn âm.

B/ Câu hỏi giữa bài

I. Sự phát ra âm thanh

Thực hành, thí nghiệm 1 trang 37 SGK Khoa học lớp 4Tìm hiểu về sự rung động của mặt trống với việc phát ra âm thanh.

Chuẩn bị: Trống, dùi trống, vụn giấy.

Tiến hành:

- Rắc ít vụn giấy lên mặt trống (hình 2). Dự đoán hiện tượng xảy ra với các vụn giấy khi gõ vào mặt trống.

- Gõ trống, nghe âm thanh do trống phát ra và quan sát vụn giấy trên mặt trống.

- So sánh kết quả quan sát được với dự đoán ban đầu của em. Giải thích vì sao có hiện tượng đó.

- Em có nhận xét gì về mối liên quan giữa sự phát ra âm thanh và rung động của mặt trống?

Khoa học lớp 4 Cánh diều Bài 9: Sự lan truyền âm thanh

Trả lời:

- Học sinh thực hiện thí nghiệm như hình 2 trang 37.

- Dự đoán hiện tượng xảy ra với các vụn giấy khi gõ vào mặt trống: các vụn giấy di chuyển lên cao rồi lại rơi xuống mặt trống, liên tục như vậy trong suốt quá trình gõ.

- Kết quả quan sát đúng với dự đoán ban đầu của em.

Giải thích: Khi ta gõ trống, mặt trống sẽ rung lên làm cho các vụn giấy theo đó mà di chuyển.

- Nhận xét về mối liên quan giữa sự phát ra âm thanh và rung động của mặt trống: Mặt trống rung động làm cho lớp không khí tiếp xúc vói mặt trống rung động theo và truyền âm thanh đến tai ta. 

Thực hành, thí nghiệm 2 trang 37 SGK Khoa học lớp 4Tìm hiểu sự rung động ở cổ họng khi nói

- Đặt tay vào cổ như hình 3.

- Khi nói (phát ra âm thanh), tay em có cảm giác gì?

- Nói với các bạn về cảm giác này.

Khoa học lớp 4 Cánh diều Bài 9: Sự lan truyền âm thanh

Trả lời:

- Học sinh thực hiện thí nghiệm như hình 3 trang 37.

- Khi nói (phát ra âm thanh), tay em có cảm giác: bị rung.

Luyện tập, vận dụng trang 38 SGK Khoa học lớp 4: Nêu ví dụ khác cho thấy vật phát ra âm thanh thì rung động.

Trả lời:

- Màng loa rung khi loa phát ra âm thanh.

- Khi kim đồng hồ chạy thì sẽ phát ra tiếng kêu nhỏ.

II. Âm thanh lan truyền qua chất khí, chất rắn và chất lỏng

Giải Khoa học lớp 4 trang 38

Câu hỏi 1 trang 38 SGK Khoa học lớp 4: Khi thầy cô giáo giảng bài, các em được nghe tiếng nói (âm thanh) của thầy cô. Điều này có cho thấy âm thanh lan truyền qua không khí không? Khi đó, âm thanh đã lan truyền từ đâu tới đâu?

Khoa học lớp 4 Cánh diều Bài 9: Sự lan truyền âm thanh

Trả lời:

Khi thầy cô giáo giảng bài, các em được nghe tiếng nói (âm thanh) của thầy cô. Điều này có cho thấy âm thanh lan truyền qua không khí.

Khi đó, âm thanh đã lan truyền từ miệng của cô giáo qua không khí đến tai của học sinh.

Câu hỏi 2 trang 38 SGK Khoa học lớp 4: Nêu thêm một số ví dụ về âm thanh lan truyền qua không khí từ nguồn âm tới tai người.

Trả lời:

Ví dụ về âm thanh lan truyền qua không khí từ nguồn âm tói tai người:

- Khi chuông điện thoại kêu thì âm thanh được truyền từ điện thoại qua không khí đến tai chúng ta.

- Khi ca sĩ hát trên sân khấu âm thanh sẽ truyền từ miệng của ca sĩ qua không khí đến tai chúng ta.

Thực hành, thí nghiệm 1 trang 38 SGK Khoa học lớp 4Tìm hiểu sự lan truyền âm thanh qua chất rắn.

- Ở một đầu của bàn, một bạn gõ nhẹ tay vào mặt bàn.

- Ở đầu kia của bàn, em áp một tai vào mặt bàn để nghe và bịt tai còn lại. Em có nghe được âm thanh không?

- Từ kết quả thực hiện, hãy cho biết âm thanh đã truyền từ chỗ gõ qua vật nào đến tai em.

Trả lời:

- Học sinh thực hiện thí nghiệm.

Em có nghe được âm thanh.

- Âm thanh đã truyền từ chỗ gõ qua mặt bàn đến tai em.

Thực hành, thí nghiệm 2 trang 38 SGK Khoa học lớp 4Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh qua chất lỏng.

- Một bạn cầm hai thanh sắt nhúng vào cốc nước rồi gõ nhẹ hai thanh sắt vào nhau (hình 5).

- Em áp một tay vào mặt bàn và bịt tai còn lại (hình 5). Em có nghe được tiếng gõ của hai thanh sắt không?

- Từ kết quả thí nghiệm, em có nhận xét gì?

Khoa học lớp 4 Cánh diều Bài 9: Sự lan truyền âm thanh

Trả lời:

- Học sinh thực hiện thí nghiệm như hình 5 trang 38.

Em có nghe được tiếng gõ của hai thanh sắt.

- Nhận xét: Âm thanh truyền được qua nước, qua thành cốc, qua mặt bàn và đến tai em.

Giải Khoa học lớp 4 trang 39

Câu hỏi 1 trang 39 SGK Khoa học lớp 4: Khi đứng gần ti vi hay đứng xa ti vi thì chúng ta nghe thấy âm thanh to hơn?

Trả lời:

Khi đứng gần ti vi thì chúng ta nghe thấy âm thanh to hơn.

Câu hỏi 2 trang 39 SGK Khoa học lớp 4: Người đứng bên đường nghe thấy tiếng ồn từ động cơ xe thay đổi như thế nào khi xe chạy lại gần và chạy ra xa dần?

Trả lời:

Khi xe chạy lại gần người đứng bên đường nghe thấy tiếng ồn từ động cơ xe lớn hơn. Xe càng gần, âm thanh càng to.

Khi xe chạy ra xa dần người đứng bên đường nghe thấy tiếng ồn từ động cơ xe nhỏ hơn và mất dần.

Câu hỏi 3 trang 39 SGK Khoa học lớp 4: Khi ra xa nguồn âm thì âm thanh nghe to hơn hay nhỏ hơn (độ to của âm thanh tăng lên hay giảm đi)?

Trả lời:

Khi ra xa nguồn âm thì âm thanh nghe nhỏ hơn (độ to của âm thanh giảm đi).

Luyện tập, vận dụng trang 39 SGK Khoa học lớp 4: Nêu ví dụ cho thấy âm thanh truyền qua chất khí, chất rắn và chất lỏng.

Trả lời:

Âm thanh truyền qua chất khí: Khi bật nhạc nghe, âm thanh truyền từ thiết bị phát qua không khí đến tai chúng ta.

Âm thanh truyền qua chất rắn: Khi ta gõ tay xuống bàn và ghé tai xuống mặt bàn ta sẽ nghe thấy tiếng vang của tiếng gõ.

Âm thanh truyền qua chất lỏng: Bọc đồng hồ báo thức vào túi chống nước và thả xuống bể nước ghé tai vào thành bể ta sẽ nghe thấy tiếng của đồng hồ.

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học lớp 4 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 10: Âm thanh trong cuộc sống

Bài 11: Sự truyền nhiệt

Bài 12: Vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém

Bài 13: Nhu cầu sống của thực vật và chăm sóc cây trồng

Bài 14: Nhu cầu sống của thực vật và chăm sóc cây trồng

1 1,173 13/09/2023