Giáo án Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: Góc – cạnh – góc lớp 7 (Cánh diều)

Với Giáo án Bài 6: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: Góc – cạnh – góc Toán lớp 7 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Toán 7 Bài 6.

1 474 16/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán 7 Cánh diều bản word (cả năm) trình bày đẹp mắt (Chỉ 30k cho 1 bài giảng bất kỳ):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Toán 7 Bài 6 (Cánh diều): Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: Góc – cạnh – góc (3 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Học xong bài này, HS đạt yêu cầu sau: Nhận biết được trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc – cạnh – góc.

2. Năng lực

Năng lực chung:

Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.

Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng: NL tư duy và lập luận toán học; NL giao tiếp toán học; NL giải quyết vấn đề toán học; NL mô hình hoá toán học.

Thông qua các nội dung về chứng minh các định lí là cơ hội góp phần để HS hình thành NL tư duy và lập luận toán học.

Thông qua các nội dung về chứng minh hai tam giác bằng nhau là cơ hội góp phần để HS hình thành NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.

Thông qua các nội dung về chứng minh các định lí là cơ hội góp phần để HS hình thành NL tư duy và lập luận toán học.

Thông qua các nội dung về chứng minh hai tam giác bằng nhau là cơ hội góp phần để HS hình thành NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.

3. Phẩm chất

ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm.

Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 − GV

SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, đồ dùng dạy học.

Hình ảnh hoặc video về một số địa danh có hình ảnh liên quan đến hai tam giác bằng nhau để minh họa cho bài học.

2 − HS

SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước,...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm, đọc trước nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:

HS hiểu được ý nghĩa của việc vận dụng tam giác bằng nhau vào việc đo đạc giữa hai vị trí trong thực tiễn.

HS dự đoán được nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

Gợi tâm thế, tạo hứng thú học tập.

b) Nội dung: HS quan sát Hình 55 và đưa ra dự đoán trả lời câu hỏi khởi động.

c) Sản phẩm: HS xác định được vấn đề cần tìm hiểu trong bài học.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV chiếu Slide Hình 55, dẫn dắt, đặt vấn đề: ba trạm quan sát A, B, C , trong đó trạm quan sát C ở giữa hồ. Người ta muốn đo khoảng cách từ A và từ B đến C. Do không thể đo trực tiếp được các khoảng cách trên nên người ta làm như sau:

Giáo án Toán 7 Bài 6 (Cánh diều 2023): Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: Góc – cạnh – góc (ảnh 1)

+ Đo góc BAC được 600 , đo góc ABC được 45o.

+ Kẻ tia Ax sao cho BAx^=600, kẻ tia By sao cho ABy^=450 , xác định giao điểm D của hai tia đó.

+ Đo khoảng cách AD và BD. Ta có AC = AD và BC = BD.

GV đặt câu hỏi: Theo em, tại sao lại có hai đẳng thức trên?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, đưa ra dự đoán của mình về câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS đưa ra câu trả lời, HS khác nhận xét, cho ý kiến.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV ghi nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. “Tam giác bằng nhau được ứng dụng rất nhiều trong thực tế, tiêu biểu có thể kể đến ứng dụng trong việc đo đạc giữa hai vị trí trong thực tiễn như tình huống mở đầu. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu tại sao khi biết một cạnh và hai hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì ta có hai cạnh tương ứng còn lại của hai tam giác cũng bằng nhau. Bài 6: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc – cạnh – góc.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Trường hợp bằng nhau góc – cạnh – góc (g.c.g)

a) Mục tiêu:

HS hình thành khái niệm góc kề với cạnh trong một tam giác.

HS ghi nhớ trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc – cạnh – góc.

HS biết cách viết trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác dưới dạng kí hiệu.

b) Nội dung:

HS thực hiện tìm hiểu về trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc – cạnh – góc thông quan các hoạt động giáo viên yêu cầu.

c) Sản phẩm: HS ghi nhớ các kiến thức về trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc – cạnh – góc và làm được các bài tập liên quan.

d) Tổ chức thực hiện:

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 14 trang, trên đây là tóm tắt 3 trang đầu của Giáo án Toán 7 Bài 6 Cánh diều.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Toán 7 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 7: Tam giác cân

Giáo án Bài 8: Đường vuông góc và đường xiên

Giáo án Bài 9: Đường trung trực của một đoạn thẳng

Giáo án Bài 10: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác

Giáo án Bài 11: Tính chất ba đường phân giác của tam giác

1 474 16/01/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: