Giải Sinh học 11 trang 15 Kết nối tri thức

Với Giải Sinh học 11 trang 15 trong Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 11.

1 484 23/05/2023


Giải Sinh học 11 trang 15 Kết nối tri thức

Dừng lại và suy ngẫm (trang 15)

Câu hỏi 1 trang 15 Sinh học 11: Nước tham gia vào những hoạt động, quá trình sinh lí nào trong đời sống của thực vật?

Lời giải:

Những hoạt động, quá trình sinh lí mà nước tham gia vào trong đời sống của thực vật như:

- Tham gia cấu tạo tế bào, giúp ổn định hình dạng của tế bào.

- Là dung môi hòa tan các chất, tham gia vào quá trình vận chuyển các chất trong cây.

- Là nguyên liệu, môi trường của các phản ứng sinh hóa.

- Tham gia điều hòa nhiệt độ của cơ thể thực vật.

Câu hỏi 2 trang 15 Sinh học 11: Thực vật hấp thụ nước và ion khoáng theo những cơ chế nào? Làm thế nào để nhận biết được triệu chứng thiếu khoáng ở cây trồng?

Lời giải:

- Thực vật hấp thụ nước theo cơ chế thẩm thấu: Dịch tế bào biểu bì lông hút của rễ có nồng độ chất tan cao hơn với dịch trong đất (ưu trương hơn so với dịch trong đất) nên nước sẽ di chuyển từ đất vào tế bào lông hút.

- Thực vật hấp thụ ion khoáng theo hai cơ chế:

+ Cơ chế thụ động: Chất khoáng hòa tan trong đất khuếch tán từ đất (nơi có nồng độ chất khoáng cao) vào rễ (nơi có nồng độ chất khoáng thấp).

+ Cơ chế chủ động: Chất khoáng được vận chuyển từ đất vào rễ ngược chiều gradient nồng độ, nhờ các chất mang được hoạt hóa bằng năng lượng.

- Để nhận biết được triệu chứng thiếu khoáng của cây trồng, có thể dựa vào các đặc điểm sau: Cây trồng sinh trưởng và phát triển kém với các triệu chứng điển hình như thay đổi màu sắc lá; biến dạng lá, thân, quả; suy giảm kích thước lá, thân, rễ,…

Câu hỏi 3 trang 15 Sinh học 11: Trình bày quá trình trao đổi nước và khoáng ở nhóm thực vật trên cạn bằng cách hoàn thành bảng mẫu sau vào vở.

Trình bày quá trình trao đổi nước và khoáng ở nhóm thực vật trên cạn

Lời giải:

Giai đoạn

Cơ quan thực hiện

Con đường

Vai trò

Hấp thụ nước và khoáng

- Chủ yếu là lông hút ở rễ.

- Nước được hấp thụ từ đất vào lông hút nhờ cơ chế thẩm thấu.

- Khoáng được hấp thụ từ đất vào lông hút theo 2 cơ chế thụ động và chủ động.

- Hấp thụ nước và khoáng từ đất vào trong tế bào lông hút.

Vận chuyển nước và khoáng

- Rễ, thân, lá,…

- Nước và chất khoáng từ lông hút được vận chuyển vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường là con đường gian bào và con đường tế bào chất.

- Theo dòng mạch gỗ, nước và chất khoáng được đưa đến các tế bào của cơ thể thực vật.

- Vận chuyển nước, chất khoáng hấp thụ được đi đến các bộ phận của cây.

Thoát hơi nước

- Chủ yếu là lá.

- Thoát hơi nước diễn ra theo 2 con đường: qua bề mặt lá và qua khí khổng. Trong đó, thoát hơi nước qua khí khổng là chủ yếu.

- Tạo lực hút kéo nước và các chất hòa tan đi theo một chiều từ rễ lên lá.

- Khí khổng mở ra tạo điều kiện để CO2 từ môi trường khuếch tán vào lá, cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp.

- Làm giảm nhiệt độ bề mặt lá giúp bảo vệ lá khi nắng nóng.

Câu hỏi 4 trang 15 Sinh học 11: Thực vật điều tiết quá trình thoát hơi nước theo cơ chế nào?

Lời giải:

- Thực vật điều tiết quá trình thoát hơi nước theo cơ chế điều chỉnh hàm lượng nước trong tế bào khí khổng:

+ Khi tế bào khí khổng no nước, thành mỏng phía ngoài căng ra làm cho thành dày cong theo, làm khí khổng mở, dẫn đến thoát hơi nước tăng.

+ Ngược lại, khi tế bào khí khổng mất nước xẹp xuống thì khí khổng đóng lại, làm thoát hơi nước giảm.

- Sự trương nước hay mất nước của tế bào khí khổng được điều tiết bởi hai tác nhân chính đó là ánh sáng và stress:

+ Khi có ánh sáng, khí khổng mở nhưng nếu cường độ ánh sáng quá mạnh làm tăng nhiệt độ lá thì khí khổng sẽ đóng lại.

+ Khi thực vật bị stress (ví dụ: hạn hán), cây tăng tổng hợp abscisic acid khiến bơm ion bơm K+ ra khỏi tế bào và làm khí khổng đóng lại.

Xem thêm các bài giải SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giải Sinh học 11 trang 17 Kết nối tri thức

Giải Sinh học 11 trang 20 Kết nối tri thức

Giải Sinh học 11 trang 21 Kết nối tri thức

1 484 23/05/2023


Xem thêm các chương trình khác: