Giải Sinh học 11 Bài 25 (Kết nối tri thức): Sinh sản ở thực vật

Với giải bài tập Sinh học 11 Bài 25: Sinh sản ở thực vật sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 11.

1 749 18/09/2024


Giải bài tập Sinh học 11 Bài 25: Sinh sản ở thực vật

Giải Sinh học 11 trang 159

Mở đầu trang 159 Sinh học 11: Các loài thực vật có những chiến lược sinh sản như thế nào để đảm bảo cho chúng thích nghi được với các điều kiện sống khác nhau?

Lời giải:

Các loài thực vật sinh sản theo hai hình thức là sinh sản vô tính (sinh sản sinh dưỡng) và sinh sản hữu tính).

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà cây con được tạo ra từ các bộ phận sinh dưỡng khác nhau của cây mẹ như củ, thân, rễ, lá,…Hình thức sinh sản này giúp thực vật tồn tại khi điều kiện sống bất lợi và phát triển khi điều kiện sống thuận lợi.

- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới. Giúp thực vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống.

Giải Sinh học 11 trang 162

Dừng lại và suy ngẫm (trang 162)

Câu hỏi 1 trang 162 Sinh học 11: Tại sao trong sinh sản sinh dưỡng, cây con thường giống nhau và giống với cây mẹ? Đặc điểm này có lợi thế trong điều kiện môi trường như thế nào?

Lời giải:

- Trong sinh sản sinh dưỡng, cây con thường giống nhau và giống với cây mẹ vì cây con được hình thành từ cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá của cây mẹ (cây con mang bộ gene giống cây mẹ).

- Đặc điểm này có lợi trong điều kiện môi trường sống ổn định và ít biến đổi, đảm bảo cho thực vật duy trì được kiểu gene thích nghi với môi trường sống.

Câu hỏi 2 trang 162 Sinh học 11: So sánh ưu điểm và hạn chế của phương pháp nhân giống in vitro với các phương pháp nhân giống vô tính khác.

Lời giải:

Ưu điểm và hạn chế của phương pháp nhân giống in vitro với các phương pháp nhân giống vô tính khác:

Ưu điểm

Hạn chế

- Hệ số nhân giống cao, tạo ra đời con có số lượng lớn.

- Có thể tiến hành quanh năm, chủ động kiểm soát được các yếu tố ngoại cảnh.

- Tạo ra cây giống sạch bệnh và có thể bảo quản trong thời gian dài.

- Có khả năng tái sinh được các cây hoàn chỉnh từ những bộ phận khác.

- Các cây đồng đều dễ cho công nghiệp hóa, giảm không gian sử dụng, có lợi thế khi vận chuyển.

- Chi phí cao, tốn kém hơn nhiều so với các phương pháp nhân giống vô tính khác.

- Đòi hỏi trình độ kĩ thuật và chuyên môn cao.

- Quy trình nhân giống phức tạp, cần khoảng thời gian dài trước khi cây chuyển sang vườn ươm.

- Khi gặp điều kiện bất lợi có thể chết hàng loạt do đồng nhất về mặt di truyền.

Câu hỏi 3 trang 162 Sinh học 11: Để bảo tồn các giống cây trồng quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng nên sử dụng phương pháp nhân giống nào? Tại sao?

Lời giải:

Để bảo tồn các giống cây trồng quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng nên sử dụng phương pháp nhân giống in vitro (vi nhân giống). Vì phương pháp này có thể tạo ra số lượng lớn cây con chỉ từ một phần của cơ thể loài thực vật, giúp bảo tồn bộ gene của loài. Phương pháp này có thể kiểm soát được các yếu tố môi trường, tạo ra các cây con sạch bệnh, tạo ra các cây con khỏe mạnh giúp việc bảo tồn các loại cây này hiệu quả hơn.

Dừng lại và suy ngẫm (trang 162)

Câu hỏi 1 trang 162 Sinh học 11: Hoa được cấu tạo từ những bộ phận nào và vai trò của mỗi bộ phận đó là gì?

Lời giải:

Hoa được cấu tạo gồm bộ phần bất thụ (không sinh sản) và bộ phận hữu thụ (sinh sản).

- Bộ phận bất thụ gồm:

+ Lá đài: Thường có màu lục, có vai trò bao bọc và bảo vệ chồi hoa trước khi hoa nở.

+ Cánh hoa: Thường có màu sặc sỡ, thu hút côn trùng tham gia vào quá trình thụ phấn.

- Bộ phậnn hữu thụ gồm:

+ Nhị hoa: Gồm chỉ nhị mang bao phấn ở đầu tận cùng, bao phấn chứa các túi tiểu bào tử là cấu trúc sinh ra hạt phấn.

+ Nhụy: Gồm núm nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy. Bầu nhụy chứa một hay nhiều noãn phụ thuộc vào loài, noãn qua quá trình biến đổi hình thành túi phôi chứa tế bào trứng.

Câu hỏi 2 trang 162 Sinh học 11: Một hoa luôn bao gồm hai thành phần là nhị và nhụy đúng hay sai? Lấy ví dụ chứng minh.

Lời giải:

Một hoa luôn bao gồm hai thành phần là nhị và nhụy là sai. Ví dụ: Hoa bí ngô có hoa đực và hoa cái, hoa đực chỉ có nhị hoa và hoa cái chỉ có nhụy, đây gọi là hoa đơn tính.

Giải Sinh học 11 trang 164

Dừng lại và suy ngẫm (trang 164)

Câu hỏi 1 trang 164 Sinh học 11: Quá trình thụ tinh ở thực vật diễn ra như thế nào (tham khảo Hình 25.10)? Tại sao gọi quá trình thụ tinh ở thực vật có hoa là thụ tinh kép?

Quá trình thụ tinh ở thực vật diễn ra như thế nào tham khảo Hình 25.10?

Lời giải:

- Quá trình thụ tinh ở thực vật: Khi ống phấn sinh trưởng kéo dài theo vòi nhụy chạm tới túi phôi, xuyên qua lỗ noãn, sẽ giải phóng hai tinh tử (giao tử đực), một tinh tử kết hợp với trứng (giao tử cái) tạo nên hợp tử (2n), một tinh tử còn lại hợp nhất với tế bào lớn chứa hai nhân ở trung tâm túi phôi (nhân cực) hình thành nên nhân tam bội (3n).

- Gọi quá trình thụ tinh ở thực vật có hoa là thụ tinh kép vì cùng lúc có cả hai tinh tử đều tham gia vào quá trình thụ tinh.

Câu hỏi 2 trang 164 Sinh học 11: Ở hình bên, chiều di chuyển của hạt phấn đến nhụy hoa được thể hiện bằng mũi tên, cho biết số (1) và số (2) tương ứng với kiểu thụ phấn nào ở thực vật?

Ở hình bên chiều di chuyển của hạt phấn đến nhụy hoa được thể hiện bằng mũi tên

Lời giải:

- Số (1) tương ứng với kiểu thụ phấn chéo, do sự thụ phấn xảy ra giữa các hoa của hai cây khác nhau.

- Số (2) tương ứng với kiểu tự thụ phấn, do sự thụ phấn xảy ra giữa các hoa trên cùng một cây.

Giải Sinh học 11 trang 165

Dừng lại và suy ngẫm (trang 165)

Câu hỏi 1 trang 165 Sinh học 11: Nội nhũ của hạt ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm khác nhau như thế nào? Nội nhũ có vai trò gì?

Lời giải:

- Hạt ở cây một lá mầm có nội nhũ, hạt ở cây hai lá mầm không có nội nhũ. Do ở cây hai lá mầm, chất dinh dưỡng tích lũy ở nội nhũ sẽ chuyển vào lá mầm nên hạt của chúng không có nội nhũ.

- Vai trò của nội nhũ: Chất dinh dưỡng trong nội nhũ giúp nuôi phôi và cây mầm đến khi cây con có thể tự dưỡng.

Câu hỏi 2 trang 165 Sinh học 11: Quả được hình thành như thế nào? Đặc điểm nào giúp quả thực hiện được vai trò bảo vệ và phát tán hạt?

Lời giải:

- Quả được hình thành do bầu nhụy dày lên phát triển thành quả. Hạt xuất hiện làm tăng lượng hormone (auxin, cytokine, gibberellin) khuếch tán vào bầu nhụy, thúc đẩy các tế bào tại đây phân chia và gia tăng kích thước dẫn đến hình thành quả.

- Đặc điểm của quả giúp thực hiện vai trò bảo vệ và phát tán hạt: Quả chứa hạt, giúp bảo vệ hạt. Khi chín, các quá trình chuyển hóa hóa sinh, sinh lí làm thay đổi màu sắc, độ ngọt, vị và xuất hiện hương thơm, giúp hấp dẫn động vật, thuận lợi cho sự phát tán của hạt.

Giải Sinh học 11 trang 166

Luyện tập và vận dụng (trang 166)

Câu hỏi 1 trang 166 Sinh học 11: So sánh hình thức sinh sản vô tính với hình thức sinh sản hữu tính ở thực vật.

Lời giải:

- Giống nhau: Đều tạo ra những cá thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

- Khác nhau:

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Không có sự kết hợp giữa giao tử đực với giao tử cái.

Có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử.

Dựa trên cơ sở quá trình nguyên phân.

Dựa trên cơ sở quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

Kém đa dạng di truyền, con sinh ra có đặc điểm giống nhau và giống với cây mẹ.

Đa dạng di truyền do tạo ra biến dị tổ hợp, đời con có nhiều kiểu hình khác nhau và khác với bố mẹ.

Tạo ra các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định.

Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với các điều kiện sống thay đổi.

Câu hỏi 2 trang 166 Sinh học 11: Bằng kiến thức đã học và quan sát thực tế, em hãy kẻ và hoàn thành bảng vào vở theo mẫu dưới đây và rút ra nhận xét chung về điều kiện sinh thái (môi trường) đảm bảo cho quá trình sinh sản vô tính ở thực vật diễn ra thuận lợi trong tự nhiên.

Bằng kiến thức đã học và quan sát thực tế, em hãy kẻ và hoàn thành bảng vào vở theo mẫu dưới đây

Lời giải:

Thực vật

Cây chuối

Cây riềng

Cỏ gấu

Sen đá

Trầu không

quan, bộ phận tạo cây con

Thân củ

Thân rễ

Thân rễ

Thân

- Nhận xét chung về điều kiện sinh thái (môi trường) đảm bảo cho quá trình sinh sản vô tính ở thực vật diễn ra thuận lợi trong tự nhiên: Trong tự nhiên, điều kiện môi trường cung cấp đủ độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng và dinh dưỡng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh sản sinh dưỡng.

Câu hỏi 3 trang 166 Sinh học 11: Vườn nhà bác Minh có một cây bưởi cho quả rất ngon, bác muốn nhân giống để trồng thêm vài cây nữa ở góc vườn, em hãy gợi ý cho bác Minh phương pháp nhân giống phù hợp và thuyết phục bác thực hiện theo lời khuyên của em.

Lời giải:

- Phương pháp nhân giống phù hợp cho cây bưởi trong vườn nhà bác Minh là phương pháp chiết cành. Vì phương pháp này phù hợp cho cây ăn quả thân gỗ, cho cây con có tỉ lệ sống cao (có thể lên tới 100%), giữ nguyên được đặc tính của cây; cây con có tán lá gọn, sinh trưởng nhanh và khỏe, giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng và thời gian thu hoạch.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 25: Sinh sản ở thực vật

1. Sinh sản vô tính là gì?

  • Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà cây con được tạo ra từ các bộ phận sinh dưỡng khác nhau của cây mẹ như củ, thân, rễ, lá,...

 (ảnh 1)

  • Tạo ra cây con có bộ gene giống cây mẹ, đảm bảo cho thực vật duy trì được kiểu gene thích nghi với môi trường sống → phù hợp với môi trường ổn định và ít biến đổi
  • Sinh sản bằng bào tử là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được phát triển từ bào tử (n).

 (ảnh 2)

2. Các phương pháp nhân giống vô tính và ứng dụng trong thực tiễn là gì?

Giâm cành:

  • Là kỹ thuật nhân giống sử dụng các đoạn cành bánh tẻ và các kỹ thuật nông học khác để tạo cây hoàn chỉnh
  • Được ứng dụng để nhân giống nhiều loại cây trồng khác nhau: hoa hồng, mía, sắn,...
  • Tạo số lượng lớn cây con có chất lượng đồng đều trong thời gian ngắn.

 (ảnh 3)

Chiết cành:

  • Là kĩ thuật nhân giống mà cây con tạo được bằng cách thúc đẩy hình thành rễ từ vết khoanh vỏ một cành bánh tẻ trên cây mẹ.
  • Chiết cành áp dụng phổ biến cho nhóm cây ăn quả thân gỗ như nhãn, vải, ổi, bưởi, cam,...

 (ảnh 4)

Ghép:

  • Là phương pháp nhân giống sử dụng đoạn thân, cành (cành ghép) hoặc chồi (mắt ghép) của cây này ghép lên thân hay gốc của cây khác (gốc ghép) cùng loài hoặc có quan hệ gần gũi, giúp tổ hợp các đặc tính tốt của cảnh ghép, mắt ghép và gốc ghép vào cùng 1 cây
  • Gốc ghép ít ảnh hưởng đến đặc điểm của cành/mắt ghép.

 (ảnh 5)

Nhân giống in vitro:

  • Là phương pháp được thực hiện dựa trên công nghệ nuôi cấy mô, tế bào thực vật.
  • Được ứng dụng rộng rãi ở nhiều loại cây khác nhau do hệ số nhân giống cao, có thể tiến hành quanh năm, cây giống tạo ra sạch bệnh và có thể bảo quản trong thời gian dài.
  • Quy trình nhân giống:

 (ảnh 6)

3. Cấu tạo chung của hoa là gì?

Hoa là chồi sinh sản, cấu tạo gồm bộ phận bất thụ và hữu thụ, hoa đính vào thân cây qua cấu trúc đế hoa:

 (ảnh 7)

Bộ phận sinh sản bao gồm nhị hoa và lá noãn hay còn gọi là nhụy. Trong đó:

  • Nhị hoa gồm chỉ nhị mang bao phấn ở đầu tận cùng, bao phấn chứa các túi tiểu bào tử là cấu trúc sinh ra hạt phấn.
  • Nhụy cấu trúc gồm 3 phần: núm nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy.

Hoa có thể là hoa đơn tính hoặc lưỡng tính

 (ảnh 8)

4. Quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật là gì?

Hình thành hạt phấn và túi phôi:

  • Hình thành hạt phấn: bao phấn chứa các tế bào mẹ tiểu bào tử (2n), mỗi tế bào này tiến hành giảm phân hình thành 4 tế bào đơn bội (n), mỗi tế bào đơn bội sau đó nguyên phân hình thành nên một hạt phấn
  • Hình thành túi phôi: túi phôi được hình thành từ sự biến đổi của tế bào trong cấu trúc noãn

 (ảnh 9)

Thụ phấn và thụ tinh:

  • Quá trình thụ phấn: thụ phấn là quá trình hạt phấn phát tán và rơi trên núm nhụy phù hợp.
  • Căn cứ trên nguồn gốc của hạt phấn và núm nhụy, người ta phân biệt 2 hình thức thụ phấn: tự thụ phấn (xảy ra trong 1 hoa hay giữa các hoa trên cùng 1 cây) và thụ phấn chéo (xảy ra giữa các hoa trên 2 cây khác nhau).
  • Quá trình thụ tinh: thụ tinh là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái hình thành nên hợp tử.

 (ảnh 10)

Quá trình hình thành hạt và quả:

  • Quá trình hình thành hạt: sau thụ tinh, noãn chứa hợp tử (2n) và nhân tam bội (3n) sẽ phát triển thành hạt. Hợp tử phân chia liên tiếp nhiều lần để tạo ra các tế bào con, sau đó phân hóa hình thành nên cấu trúc của phôi, nhân tam bội cũng phân chia tạo nên khối tế bào giàu dinh dưỡng gọi là nội nhũ.

 (ảnh 11)

  • Quá trình hình thành quả: bầu nhụy sẽ phát triển thành quả, quả có vai trò bảo vệ và phát tán hạt.

Sơ đồ tư duy Bài 25: Sinh sản ở thực vật

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 25 (Kết nối tri thức): Sinh sản ở thực vật (ảnh 1)

Xem thêm Lời giải bài tập Sinh học 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 24: Khái quát về sinh sản ở sinh vật

Bài 26: Thực hành: Nhân giống vô tính và thụ phấn cho cây

Bài 27: Sinh sản ở động vật

Bài 28: Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật

Bài 29: Một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể

1 749 18/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: