Giải Sinh học 11 Bài 27 (Kết nối tri thức): Sinh sản ở động vật

Với giải bài tập Sinh học 11 Bài 27: Sinh sản ở động vật sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 11.

1 551 18/09/2024


Giải bài tập Sinh học 11 Bài 27: Sinh sản ở động vật

Giải Sinh học 11 trang 170

Mở đầu trang 170 Sinh học 11: Sinh sản ở động vật khác với sinh sản ở thực vật như thế nào?

Lời giải:

Sự khác nhau giữa sinh sản ở động vật và sinh sản ở thực vật:

- Sinh sản vô tính ở thực vật bao gồm hình thức sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bằng bào tử. Sinh sản vô tính ở động vật bao gồm phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh.

Sinh sản hữu tính ở thực vật

Sinh sản hữu tính ở động vật

Tạo giao tử

Bao phấn tạo giao tử đực.

Bầu nhụy tạo giao tử cái.

Cơ quan sinh dục đực tạo giao tử đực.

Cơ quan sinh dục cái tạo giao tử cái.

Thụ tinh

Thụ tinh kép (xảy ra ở thực vật hạt kín).

Thụ tinh ngoài hoặc thụ tinh trong.

Phát triển thành hợp tử

Hợp tử trong bầu nhụy, vách bầu hình thành vỏ quả để bảo vệ phôi.

Hợp tử phát triển trong trứng hoặc trong tử cung của con cái hoặc trong t úi của con đực.

Giải Sinh học 11 trang 171

Dừng lại và suy ngẫm (trang 171)

Câu hỏi 1 trang 171 Sinh học 11: Phân biệt hình thức sinh sản phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh.

Lời giải:

Phân đôi

Nảy chồi

Phân mảnh

Trinh sinh

Là hình thức sinh sản mà một cá thể mẹ phân đôi thành hai cá thể có kích thước gần bằng nhau.

Là hình thức sinh sản mà chồi mọc ra từ cơ thể mẹ, lớn dần lên, sau đó tách ra thành cơ thể mới.

Là hình thức sinh sản mà cơ thể mới phát triển từ mảnh tách ra từ cơ thể mẹ.

Là hình thức sinh sản trong đó cơ thể mới phát triển từ trứng không được thụ tinh.

Câu hỏi 2 trang 171 Sinh học 11: Tại sao trong sinh sản vô tính ở động vật, các cá thể con giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền?

Lời giải:

Trong sinh sản vô tính ở động vật, các cá thể con giống nhau và giống cá thể mẹ về đặc điểm di truyền vì vật chất di truyền của cơ thể mẹ được truyền đạt nguyên vẹn cho cơ thể con qua cơ chế nguyên phân.

Giải Sinh học 11 trang 175

Dừng lại và suy ngẫm (trang 175)

Câu hỏi 1 trang 175 Sinh học 11: Trình bày quá trình sinh tinh và sinh trứng.

Lời giải:

- Quá trình sinh tinh: Tinh trùng hình thành trong ống sinh tinh của hai tinh hoàn, bắt đầu từ tinh nguyên bào. Tinh nguyên bào nguyên phân tạo thành tinh bào bậc 1, tinh bào bậc 1 (từ tuổi dậy thì) bắt đầu giảm phân I tạo thành tinh bào bậc 2; tinh bào bậc 2 tiếp tục giảm phân II tạo thành tinh tử. Tinh tử trải qua quá trình biệt hóa tạo thành tinh trùng.

- Quá trình sinh trứng: Quá trình hình thành trứng bắt đầu trong giai đoạn phôi bằng việc sản xuất noãn nguyên bảo từ các tế bào mầm sinh dục. Noãn nguyên bào nguyên phân nhiều lần và các tế bào này bắt đầu giảm phân, nhưng ngừng lại ở kì đầu giảm phân I. Các tế bào này nằm trong nang trứng gọi là noãn bào bậc 1 và ngừng phát triển cho đến trước khi sinh. Khi dậy thì, một số noãn bào bậc 1 phát triển và hoàn thành giảm phân I tạo thành noãn bào bậc 2, sau đó tiếp tục giảm phân II và ngừng lại ở kì giữa cho đến khi trứng rụng. Chỉ khi có tinh trùng đi vào, noãn bào mới tiếp tục giảm phân II.

Câu hỏi 2 trang 175 Sinh học 11: Quá trình thụ tinh diễn ra như thế nào?

Lời giải:

- Quá trình thụ tinh diễn ra theo trình tự như sau:

(1) Tinh trùng đi qua lớp tế bào hạt.

(2) Đầu tinh trùng giải phóng enzyme giúp tinh trùng đi qua màng sáng.

(3) Tinh trùng gắn vào thụ thể trên màng sinh chất của tế bào trứng, gây ra phản ứng vỏ, ngăn không cho các tinh trùng khác xâm nhập vào tế bào trứng; màng tinh trùng hòa nhập với màng trứng.

(4) Nhân tinh trùng xâm nhập vào tế bào trứng và kết hợp với nhân của tế bào trứng tạo thành hợp tử.

Câu hỏi 3 trang 175 Sinh học 11: Cho biết ưu điểm và nhược điểm của mang thai và sinh con ở Thú so với đẻ trứng ở các loài động vật khác.

Lời giải:

Ưu điểm và nhược điểm của mang thai và sinh con ở Thú so với đẻ trứng ở các loài động vật khác:

Ưu điểm

Nhược điểm

- Hiệu suất thụ tinh cao hơn.

- Con non được cung cấp chất dinh dưỡng liên tục, điều kiện nhiệt độ thích hợp, được bảo vệ khỏi kẻ thù và các mối nguy hiểm khác → Tỉ lệ sống sót cao.

- Cần tốn nhiều năng lượng và dinh dưỡng cho việc nuôi dưỡng thai nhi. Nếu không cung cấp đủ dinh dưỡng, con non sẽ yếu, dễ phát sinh bệnh tật.

- Gặp khó khăn khi di chuyển hoặc săn mồi trong thời gian mang thai.

- Kéo dài thời gian của các chu kì sinh sản.

Giải Sinh học 11 trang 177

Dừng lại và suy ngẫm (trang 177)

Câu hỏi 1 trang 177 Sinh học 11: So sánh vai trò của các hormone trong điều hòa quá trình sinh tinh và sinh trứng.

Lời giải:

- Giống nhau:

+ Hormone GnRH đều kích thích tuyến yên tiết FSH và LH. Hai hormone này đều kích thích lên tuyến sinh dục.

+ Đều tác động theo hay chiều, kích thích và ức chế ngược.

- Khác nhau:

Hormone

Vai trò

Điều hòa quá trình sinh tinh

GnRH

Kích thích tuyến yên tiết FSH và LH

FSH

Kích thích ống sinh tinh sản xuất tinh trùng

LH

Kích thích tế bào kẽ tiết ra hormone testosterone

Testosterone

Kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng

Điều hòa quá trình sinh trứng

GnRH

Kích thích tuyến yên tiết FSH và LH

FSH

Kích thích nang trứng phát triển và tiết ra estrogen

LH

Làm nang trứng chín và rụng, hình thành thể vàng và tiết ra progesterone và estrogen

Estrogen và progesterone

Kích thích niêm mạc tử cung phát triển dày lên

Câu hỏi 2 trang 177 Sinh học 11: Liên hệ ngược có vai trò như thế nào trong điều hòa sinh tinh và sinh trứng?

Lời giải:

Vai trò của liên hệ ngược trong điều hòa sinh tinh và sinh trứng: Khi nồng độ testosterone hoặc progesterone và estrogen trong máu tăng lên sẽ ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên, làm giảm tiết GnRH, FSH và LH → Ức chế quá trình sinh tinh trùng hoặc làm cho trứng không chín và rụng.

Giải Sinh học 11 trang 179

Dừng lại và suy ngẫm (trang 179)

Câu hỏi 1 trang 179 Sinh học 11: Những biện pháp nào có thể điều khiển số con, điều khiển giới tính ở động vật? Thay đổi số con và thay đổi giới tính có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi?

Lời giải:

- Một số biện pháp điều khiển số con ở động vật: Thụ tinh nhân tạo, thay đổi yếu tố môi trường, nuôi cấy phôi, kích thích trứng chín và rụng.

- Một số biện pháp điều khiển giới tính ở động vật:

+ Sử dụng các kĩ thuật như lọc, li tâm, điện di để tách tinh trùng thành hai loại (X và Y). Tùy theo mục đích và nhu cầu cần con đực hay con cái để chọn ra tinh trùng cho thụ tinh với trứng.

+ Sử dụng hormone nhân tạo để điều khiển giới tính.

- Ý nghĩa của việc thay đổi số con và giới tính trong chăn nuôi:

+ Điều khiển số con sinh ra ở động vật nhằm tăng hiệu quả thụ tinh, điều khiển số con sinh ra trong một lứa.

+ Điều khiển giới tính trong chăn nuôi phù hợp với mục đích sản xuất. Muốn nhân giống nhanh, thu hoạch nhiều trứng, sữa, cần tăng số lượng con cái. Muốn thu nhiều thịt, lông, tơ tằm,… cần tăng số lượng con đực.

Câu hỏi 2 trang 179 Sinh học 11: Thụ tinh trong ống nghiệm giải quyết vấn đề gì trong sinh sản ở người và động vật?

Lời giải:

Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản, góp phần giải quyết vấn đề vô sinh hoặc hiếm muộn ở người. Thụ tinh trong ống nghiệm giúp tạo điều kiện cho quá trình thụ tinh hiệu quả ở người và động vật.

Giải Sinh học 11 trang 180

Dừng lại và suy ngẫm (trang 180)

Câu hỏi 1 trang 180 Sinh học 11: Vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch?

Lời giải:

Cần phải sinh đẻ có kế hoạch vì các lý do sau đây:

- Chủ động kiểm soát số con, thời điểm sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh. Giúp cha mẹ chuẩn bị tốt hơn về điều kiện tài chính, thời gian và các nguồn lực khác, nhằm tăng khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, nâng cao chất lượng dân số và tránh bùng nổ dân số.

- Đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé, giúp người mẹ hồi phục sức khỏe nhanh hơn, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, các biến chứng sau sinh hoặc giảm nguy cơ tử vong.

- Giảm thiểu áp lực đối với kinh tế xã hội, tài nguyên môi trường, đảm bảo chất lượng cuộc sống và ổn định nền kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia.

Câu hỏi 2 trang 180 Sinh học 11: Tìm hiểu qua tài liệu, internet, hỏi bác sĩ, cán bộ y tế,… về tên và cơ chế tác dụng của các biện pháp tránh thai, sau đó kẻ bảng vào vở và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây:

Tìm hiểu qua tài liệu, internet hỏi bác sĩ cán bộ y tế về tên và cơ chế tác dụng của các biện pháp tránh thai

Lời giải:

Tên biện pháp tránh thai

Cơ chế tác dụng

1. Tính vòng kinh

Tránh giao hợp vào ngày có khả năng thụ tinh.

2. Thuốc tránh thai hằng ngày

Chứa hormone estrogen, progesterone hoặc chất tương đương, có tác dụng ức chế trứng chín và rụng.

3. Thuốc tránh thai khẩn cấp

Chứa hormone liều cao, ức chế ngay lập tức không cho trứng rụng. Làm biến đổi niêm mạc tử cung, ngăn cản sự làm tổ của phôi thai ở tử cung.

4. Dùng bao cao su

Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng.

5. Xuất tinh ngoài

Trứng và tinh trùng không gặp nhau.

6. Dụng cụ tử cung loại chữ T

Ngăn không cho tinh trùng đi vào vòi trứng và ngăn sự làm tổ của phôi thai trong tử cung.

7. Triệt sản nữ

Cắt và thắt ống dẫn trứng, làm ngăn cách trứng và tinh trùng.

8. Triệt sản nam

Cắt và thắt ống dẫn tinh, do đó tinh trùng không đi vào được túi tinh. Do đó, khi xuất tinh chỉ có tinh dịch mà không có tinh trùng.

9. Không quan hệ tình dục

Ngăn không cho tinh trùng và trứng gặp nhau.

Câu hỏi 3 trang 180 Sinh học 11: Những biện pháp tránh thai nào vừa tránh được mang thai và sinh con ngoài ý muốn, vừa tránh được các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục?

Lời giải:

Các biện pháp tránh thai vừa tránh được mang thai và sinh con ngoài ý muốn, vừa tránh được các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục là không quan hệ tình dục hoặc sử dụng bao cao su dành cho nam/nữ. Các biện pháp này dựa trên cơ sở ngăn không cho tinh trùng gặp trứng giúp tránh mang thai.

Giải Sinh học 11 trang 181

Luyện tập và vận dụng (trang 181)

Câu hỏi 1 trang 181 Sinh học 11: Cho biết sự khác nhau giữa hai hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Lời giải:

Sự khác nhau giữa hai hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính:

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Không có sự kết hợp giữa giao tử đực với giao tử cái.

Có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử.

Dựa trên cơ sở quá trình nguyên phân.

Dựa trên cơ sở quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

Kém đa dạng di truyền, con sinh ra có đặc điểm giống nhau và giống với mẹ.

Đa dạng di truyền do tạo ra biến dị tổ hợp, đời con có nhiều kiểu hình khác nhau và khác với bố mẹ.

Tạo ra các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định.

Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với các điều kiện sống thay đổi

Câu hỏi 2 trang 181 Sinh học 11: Vai trò của việc hình thành thể cực trong quá trình sinh trứng là gì?

Lời giải:

Vai trò của việc hình thành thể cực trong quá trình sinh trứng là: Sự hình thành thể cực giúp sự phân chia vật chất di truyền đồng đều cho tế bào trứng và thể cực, nếu thể cực dị bội thì cũng khiến tế bào trứng dị bội → Giúp hình thành tế bào trứng bình thường. Ngoài ra, do sự phân chia tế bào chất không đồng đều, nên thể cực có kích thước nhỏ, noãn bào có kích thước lớn → toàn bộ các chất dự trữ được dồn hết cho noãn bào.

Câu hỏi 3 trang 181 Sinh học 11: Tuyến yên giảm sản xuất hormone FSH, LH sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình sinh tinh và sinh trứng?

Lời giải:

Nếu tuyến yên giảm sản xuất hormone FSH, LH sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng, cụ thể:

+ Ở nam giới, giảm sản xuất hormone FSH, LH sẽ làm giảm sự sản xuất tinh trùng, giảm tiết hormone testosterone và có thể dẫn đến giảm khả năng sinh sản.

+ Ở nữ giới, giảm sản xuất hormone FSH, LH sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của nang trứng, quá trình tiết hormone progesterone và estrogen, chức năng buồng trứng suy giảm, có thể vô kinh hoặc kinh nguyệt không đều.

Câu hỏi 4 trang 181 Sinh học 11: Tại sao những người tiêm testosterone tổng hợp với mục đích phát triển cơ bắp lại có nguy cơ bị vô sinh?

Lời giải:

Những người tiêm testosterone tổng hợp với mục đích phát triển cơ bắp lại có nguy cơ bị vô sinh vì: Tiêm testosterone làm nồng độ hormone testosterone cao dẫn đến gây ức chế tiết hormone GnRH, FSH và LH ở vùng dưới đồi và tuyến yên. Hormone FSH kích thích ống sinh tinh sản xuất tinh trùng nên khi ức chế tiết hormone FSH sẽ làm ức chế quá trình sản xuất tinh trùng. Vì vậy, những người tiêm testosterone tổng hợp với mục đích phát triển cơ bắp có nguy cơ bị vô sinh.

Câu hỏi 5 trang 181 Sinh học 11: Tại sao cần phải có hiểu biết về biện pháp tránh thai?

Lời giải:

Cần phải có hiểu biết về biện pháp tránh thai vì mỗi biện pháp tránh thai đều có hiệu quả và ưu, nhược điểm khác nhau. Việc hiểu biết về các biện pháp tránh thai giúp chủ động sử dụng đúng mục đích, phù hợp với lứa tuổi, giới tính, trạng thái sinh lí của mỗi người, hạn chế những vấn đề sức khỏe, mang thai ngoài ý muốn hoặc nạo phá thai. Để sử dụng các biện pháp tránh thai phù hợp, cần tìm hiểu kĩ mỗi biện pháp, không nên sử dụng khi chưa hiểu rõ về biện pháp đó.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 27: Sinh sản ở động vật

1. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật là gì?

Phân đôi:

  • Là hình thức sinh sản mà một cá thể mẹ phân đôi thành 2 cá thể có kích thước gần bằng nhau.
  • Sinh sản bằng hình thức phân đôi gặp nhiều ở loài động vật thuộc ngành ruột khoang: hải quỳ, san hô,...

Nảy chồi:

  • Là mình thức sinh sản mà chồi mọc ra từ cơ thể mẹ, lớn dần lên, sau đó tách ra thành cơ thể mới.
  • Có ở bọt biển, ruột khoang.

 (ảnh 1)

Phân mảnh:

  • Là hình thức sinh sản mà cơ thể mới phát triển từ mảnh tách ra từ cơ thể mẹ
  • Gặp ở Giun dẹp, Bọt biển, sao biển.

 (ảnh 2)

Trinh sinh:

  • Là hình thức sinh sản, trong đó cơ thể mới phát triển từ trứng không được thụ tinh.
  • Gặp ở các loài chân đốt như ong, kiến, rệp.

Các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật là gì?

Đẻ trứng:

  • Trứng được con cái đẻ vào môi trường nước, con được xuất tinh dịch lên trứng để thụ tinh
  • Trứng thụ tinh với tinh trùng bên trong cơ thể con cái, sau đó đẻ trứng đã thụ tinh vào môi trường.

Đẻ trứng thai (noãn thai sinh):

  • Trứng thụ tinh với tinh trùng tạo thành hợp tử trong cơ thể con cái. Hợp tử được giữ lại và phát triển trong ống dẫn trứng của con cái nhờ chất dinh dưỡng của noãn hoàng
  • Gặp ờ một số lời cá, bò sát và một số lời chân khớp.

Đẻ con:

  • Trứng thụ tinh với tinh trùng tạo thành hợp tử trong cơ thể con cái. Hợp tử phát triển trong tử cung nhờ lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai
  • Có ở Thú (trừ thú mỏ vịt) và người.

2. Quá trình sinh sản hữu tính ở người gồm những giai đoạn nào?

Hình thành tinh trùng và trứng:

  • Quá trình sinh tinh: tinh trùng hình thành trong ống sinh tinh của 2 tinh hoàn, bắt đầu từ tinh nguyên bào, trải qua quá trình nguyên phân và giảm phân.

 (ảnh 3)

  • Quá trình sinh trứng: diễn ra trong 2 buồng trứng của nữ giới

 (ảnh 4)

Thụ tinh:

  • Là sự kết hợp giữa tinh trùng đơn bội (n) và tế bào trứng đơn bội (n) tạo thành hợp tử lưỡng bội (2n)
  • Thụ tinh diễn ra trong ống dẫn trứng, tại ⅓ ống dẫn trứng tính từ loa vòi trứng.

 (ảnh 5)

Phát triển phôi thai:

  • Hợp tử phân bào liên tiếp trên đường di chuyển về phía tử cung làm tổ.
  • Trong 8 tuần đầu, các tế bào hợp tử phân chia và phân hóa tạo thành mô và cơ quan (giai đoạn phôi). Sau giai đoạn phôi là hoàn thiện các cơ quan nên gọi là giai đoạn thai.

 (ảnh 6)

Đẻ con:

  • Sau 9 tháng 10 ngày phát triển trong tử cung người mẹ, con sẽ được sinh ra.
  • Oxytocin kích thích tử cung co bóp, kích thích nhau thai tiết ra prostagladin làm tử cung co bóp mạnh hơn → đẩy thai nhi ra ngoài.

 (ảnh 7)

3. Cơ chế điều hòa sinh sản là gì?

Cơ chế điều hòa sinh tinh:

Cơ chế điều hòa sinh tinh được kiểm soát nhờ liên hệ ngược. Nồng độ testosterone trong máu tăng lên sẽ gây ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên, giảm tiết GnRH, FSH và LH.

 (ảnh 8)

Cơ chế điều hòa sinh trứng:

Cơ chế điều hòa sinh trứng được kiểm soát nhờ liên hệ ngược. Nồng độ progesterone và estrogen trong máu tăng gây ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên, làm giảm tiết GnRH, FSH và LH.

 (ảnh 9)

4. Ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh trứng như thế nào?

  • Căng thẳng kéo dài gây rối loạn sản xuất hormone, làm giảm sản sinh tinh trùng và rối loạn chu kỳ trứng chín và rụng
  • Thiếu ăn, suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống không hợp lí, béo phì gây rối loạn chuyển hóa làm giảm sản sinh tinh trùng và rối loạn chu kỳ trứng chín và rụng
  • Lối sống ít vận động, thường xuyên mặc quần lót chật làm giảm khả năng sản sinh tinh trùng
  • Nghiện thuốc lá, rượu, ma túy gây rối loạn chuyển hóa làm giảm sản sinh tinh trùng, chu kỳ kinh nguyệt không đều.

5. Một số biện pháp điều khiển số con ở động vật là gì?

  • Thụ tinh nhân tạo
  • Thay đổi yếu tố môi trường
  • Nuôi cấy phôi

6. Một số biện pháp điều khiển giới tính ở động vật là gì?

  • Sử dụng các kĩ thuật như lọc, li tâm, điện di để tách tinh trùng thành hai loại (X và Ý)
  • Nuôi cá rô phi bằng 17-methyltestosterone phối hợp với vitamin C.
  • Chiếu tia tử ngoại lên tằm.

7. Một số thành tựu trong thụ tinh ống nghiệm là gì?

  • Năm 1998, ba em bé thụ tinh trong ống nghiệm đã được chào đời.
  • Là phương pháp cho trứng và tinh trùng thụ tinh trong ống nghiệm để tạo ra phôi, sau đó phôi được chuyển vào tử cung của phụ nữ để làm tổ và phát triển thành thai nhi.

8. Sinh đẻ có kế hoạch là gì?

  • Là điều chỉnh số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
  • Hiện nay, mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con.
  • Phụ nữ không nên đẻ sớm
  • Phụ nữ không nên đẻ muộn.
  • Phụ nữ không nên đẻ dày.

9. Các biện pháp tránh thai là gì?

 (ảnh 10)

Sơ đồ tư duy Bài 27: Sinh sản ở động vật

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 27 (Kết nối tri thức): Sinh sản ở động vật (ảnh 1)

Xem thêm Lời giải bài tập Sinh học 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 24: Khái quát về sinh sản ở sinh vật

Bài 25: Sinh sản ở thực vật

Bài 26: Thực hành: Nhân giống vô tính và thụ phấn cho cây

Bài 28: Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật

Bài 29: Một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể

1 551 18/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: