Giải Sinh học 11 Bài 17 (Kết nối tri thức): Cảm ứng ở động vật
Với giải bài tập Sinh học 11 Bài 17: Cảm ứng ở động vật sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 11.
Giải bài tập Sinh học 11 Bài 17: Cảm ứng ở động vật
Trả lời:
Cơ thể chúng ta có thể phản ứng kịp thời trước rất nhiều kích thích khác nhau đến từ môi trường nhờ có những cơ chế thích ứng được điều khiển bởi hệ thần kinh trung ương phản ứng lại với các kích thích khác nhau của môi trường
Dừng lại và suy ngẫm (trang 101)
Vận dụng kiến thức về cấu tạo hệ thần kinh dạng lưới của thủy tức.
Trả lời:
Kích thích nhẹ lên thủy tức thì cả cơ thể nó co lại bởi vì có thủy tức có hệ thần kinh lưới, các tế bào thần kinh phân bố rải rác khắp cơ thể và liên kết với nhau tạo thành mạng lưới thần kinh, vì vậy, khi bị kích thích, toàn bộ cơ thể của thủy tức sẽ phản ứng.
Còn kích thích nhẹ vào một chân côn trùng thì chỉ chân đó co lại mà không có phản ứng ở các bộ phận khác. Bởi vì hệ thần kinh của côn trùng là hệ thần kinh ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ. Các thụ thể cảm giác tiếp nhận kích thích từ môi trường và gửi thông tin theo các dây thần kinh cảm giác về tủy sống và não bộ, từ đây xung thần kinh theo dây thần kinh vận động đến cơ quan đáp ứng và gây ra đáp ứng.
Dừng lại và suy ngẫm (trang 103)
Dựa vào hình 17,4 để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Cấu tạo của neuron gồm 3 phần:
- Thân
- Sợi nhánh: Mỗi neuron có từ một đến hàng nghìn sợi nhánh tiếp nhận thông tin và đưa về thân
- Sợi trục: đầu tận cùng phân thành nhiều nhánh và đầu mỗi nhánh phình lên tạo thành chùy synapse. Nhiều sợi trục có thêm bao myelin
Ưu thế của neuron có nhiều hơn một sợi nhánh so với chỉ có một sợi nhánh là truyền đạt thông tin nhanh hơn. Bởi vì chức năng của sợi nhánh là tiếp nhận thông tin và đưa thông tin về thân, nên khi có nhiều sợi nhánh, các kích thích sẽ được neuron nhận biết nhanh nhạy hơn.
Câu hỏi 2 trang 103 Sinh học 11: Hình dạng của neuron như thế nào cho phép nó truyền tin đi xa?
Dựa vào hình 17,4 để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Hình dạng của neron dài có cấu trúc 3 phần: thân, sợi nhánh, sợi trục:
- Mỗi neuron có từ một đến hàng nghìn sợi nhánh tiếp nhận thông tin và đưa về thân.
- Sợi trục có chức năng truyền xung thần kinh đến các tế bào khác. Đầu tận cùng sợi trục phân thành nhiều nhánh và đầu mỗi nhánh phình lên tạo thành chùy synapse. Nhiều sợi trục có thêm bao myelin có tính chất cách điện.Các đoạn nhỏ trên sợi trục không được bao myelin bao bọc gọi là các eo Ranvier.
Nhờ hình dạng như thế cho phép neuron truyền tin đi xa.
Câu hỏi 3 trang 103 Sinh học 11: Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động được hình thành như thế nào?
Vận dụng kiến thức về điện thế nghỉ và điện thế hoạt động.
Lời giải chi tiết:
Khi neuron không bị kích thích thì có điện thế nghỉ, là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thich, bên trong màng tích điện âm so với bên ngoài màng tích điện dương.
Khi neuron bị kích thích thì điện thế nghỉ biến đổi thành điện thế hoạt động.
Vận dụng kiến thức về cấu tạo của sợi thần kinh có bao mielin và sợi thần kinh không có bao mielin.
Trả lời:
Bởi vì trên sợi thần kinh không có bao myelin, điện thế hoạt động lan truyền là do khử cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ vùng này sang vùng khác kế tiếp, còn trên sợi thần kinh có bao myelin, điện thế hoạt động lan truyền là do sự khử cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvier này sang eo Ranvier kế tiếp, nghĩa là lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvier này sang eo Ranvier kế tiếp. Nên vì vậy, tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao myelin nhanh hơn trên sợi thần kinh không có bao myelin.
Dừng lại và suy ngẫm (trang 105)
Dựa vào hình 17.9 và hình 17.10 để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Thông tin dưới dạng xung thần kinh khi đến synapse được truyền qua synapse nhờ chất chuyển giao thần kinh. Sau khi điện thế hoạt động xuất hiện ở mang sau và lan truyền đi tiếp, enzyem acetylcholinesterase có ở màng sau sẽ phân hủy acetylcholine thành acetate và choline. Cholune quay trở lại màng trước, đi vào chùy synapse và tham gia vào quá trình tổng hợp acetylcholine chứa trong các túi.
Dựa vào cấu tạo và sự phân bố thụ thể ở chùy synapse để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Tin được truyền qua xináp chỉ theo một chiều, từ màng trước qua màng sau mà không thể theo chiều ngược lại vì phía màng sau không có chất trung gian hóa học để đi về phía màng trước và ở màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.
Dừng lại và suy ngẫm (trang 106)
Trả lời:
Cung phản xạ gồm 5 bộ phận:
- Bộ phận tiếp nhận kích thích: là thụ thể cảm giác.
- Đường dẫn truyền hướng tâm: là dây thần kinh cảm giác do các neuron cảm giác tạo thành.
- Bộ phận trung ương: là tủy sống và não bộ do các neuron trung gian (còn gọi là neuron liên lạc) tạo thành.
- Đường dẫn truyền li tâm: là dây thần kinh vận động do các neuron vận động tạo thành.
- Bộ phận đáp ứng: là cơ hay tuyến.
Bất kì một bộ phận nào của cung phản xạ bị tổn thương, phản xạ sẽ không thực hiện được bởi vì các bộ phận đều liên quan mật thiết với nhau và phải có sự hoạt động của bộ phận này thì bộ phận khác mới có thể tiếp nhận thông tin và xử lí.
Vận dụng kiến thức về vai trò của từng thành phần trong cung phản xạ.
Trả lời:
Trong cung phản xạ, cơ xương đóng vai trò là bộ phận đáp ứng, giúp cơ thể trả lời, phản ứng lại các kích thích từ môi trường. Nên có thể nói đây là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong cung phản xạ.
Dừng lại và suy ngẫm (trang 110)
Trả lời:
Thụ thể cảm giác là neuron hoặc tế bào biểu mô chuyên hóa, cũng có thể là các đầu mút của neuron đáp ứng với kích thích đặc hiệu.
Các loại thụ thể cảm giác và vai trò của chúng:
Để có cảm giác cần các bộ phận như: tai, mắt, lưỡi, da, ...
Câu hỏi 2 trang 110 Sinh học 11: Tại sao chúng ta nhìn thấy hình ảnh của vật và nghe được âm thanh?
Trả lời:
Chúng ta nhìn thấy hình ảnh của vật và nghe được âm thanh là nhờ tai và mắt.
- Quá trình cảm nhận ánh sáng: Ánh sáng khúc xạ từ vật vào mắt, đi qua hệ thống khúc xạ ánh sáng, tế bào hạch, tế bào lưỡng cực, cuối cùng đến tế bào que và nón. Tế bào que và nón phản ứng với ánh sáng và gây khởi phát xung thần kinh ở tế bào lưỡng cực. Xung thần kinh từ tế bào lưỡng cực chuyển sang tế bào hạch và đi theo dây thần kinh thị giác về vùng thị giác (thùy chẩm) trên vỏ não cho cảm giác về hình ảnh và màu sắc của vật.
- Quá trình cảm nhận âm thanh: Sóng âm từ nguồn âm phát ra truyền theo ống tai vào màng nhĩ, rồi truyền qua chuỗi xương tai giữa làm rung màng cửa sổ bầu dục tạo ra sóng áp lực truyền trong ốc tai. Sóng áp lực làm cho các tế bào có lông bị kích thích dẫn đến xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền theo dây thần kinh thính giác về thùy thái dương của vỏ não cho cảm giác về âm thanh.
Trả lời:
Tùy theo tư thế và hoạt động của cơ thể, dịch lỏng chuyển dịch trong các bộ phận của cơ quan tiền đình theo một hướng xác định. Chuyển động của dịch lỏng làm tế bào có lông hưng phấn, xuất hiện xung thần kinh truyền về hành não và tiểu não. Từ đây, xung thần kinh sẽ được truyền đi theo hai hướng: đến các nhóm cơ của cơ thể điều chỉnh sự co, dãn của chúng, giúp cơ thể giữ được thăng bằng và đến vỏ não cho cảm nhận về vị trí, chuyển động của cơ thể. Bởi vậy, chúng ta có thể cảm nhận được vị trí và chuyển động của cơ thể dù đang nhắm mắt.
Dừng lại và suy ngẫm (trang 112)
a) Dừng xe trước vạch kẻ khi thấy đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu đỏ.
b) Người run lập cập khi mặc không đủ ấm trong thời tiết lạnh giá.
c) Thở nhanh khi không khí trong phòng không đủ O2.
Trả lời:
a) Dừng xe trước vạch kẻ khi thấy đền tín hiệu giao thông chuyển sang màu đỏ.
Đây là phản xạ có điều kiện, hành động dừng xe trước vạch kẻ khi thấy đền tín hiệu giao thông chuyển sang màu đỏ là hành động được hình thành trong đời sống, qua quá trình học tập và rèn luyện.
b) Người run lập cập khi mặc không đủ ấm trong thời tiết lạnh giá.
Đây là phản xạ không điều kiện, khi tác nhân kích thích là nhiệt độ môi trường tác động thì thụ thể cảm giác phát hiện được sự thay đổi của nhiệt độ và sẽ có những phản ứng biểu hiện đáp trả lời kích thích này.
c) Thở nhanh khi không khí trong phòng không đủ O2.
Thở nhanh khi không khí trong phòng không đủ O2 là phả xạ không điều kiện. Khi cơ thể thiếu O2 cung cấp cho hoạt động sống thì cơ thể sẽ có phản ứng trả lời đó là tăng quá trình hô hấp để lấy nhiều khí O2 hơn.
Câu hỏi 2 trang 112 Sinh học 11: Phản xạ có điều kiện được hình thành như thế nào?
Vận dụng kiến thức đã học về phản xạ ở người.
Trả lời:
Phản xạ có điều kiện được hình thành: khi những thay đổi về liên hệ giữa các neuron khi chúng tăng cường hoạt động do bị kích thích nhiều lần như hình thành thêm chùy synapse, kéo dài chùy synapse, tăng số lượng nhánh nhỏ của sợi nhanh hoặc thay đổi cấu tạo và chức năng của các thụ thể ở mang sau synapse, nhờ vậy thông tin đi qua synapse dễ dàng hơn.
Dừng lại và suy ngẫm (trang 113)
Trả lời:
Lạm dụng chất kích thích là tình trạng mà một người sử dụng chất gây nghiện mặc dù biết nó có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm. Các chất như heroin, cocaine, ... là những chất kích thích rất mạnh lên hệ thần kinh. Các chất này lúc mới sử dụng cho cảm giác dễ chịu, sảng khoái, giảm mệt mỏi, giảm đau. Tuy nhien, sau một số lần sử dụng sẽ gây nghiện và lệ thuộc vào chúng. Nếu không tiếp tục sử dụng, cơ thể sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, đau đớn, bực bội, âu dầu, giảm trí nhớ, rối loạn cảm giác, khủng hoảng tinh thần và không làm chủ được bản thân, có thể dẫn đến những hành động nguy hiểm cho bản thân, gia đình và xã hội.
Trả lời:
Để cai nghiện chất kích thích và phòng tránh tình trạng nghiện chất kích thích, chúng ta cần:
- Nói không với chất gây nghiện
- Dành thời gian cho bản thân để cân bằng sức khỏe, tinh thần
- Có một cuộc sống lành mạnh, cân bằng
- Tìm hiểu các biện pháp đối mặt
- Dành thời gian với bạn bè, gia đình
- Giáo dục
- Chỉ sử dụng thuốc được bác sĩ kê
Luyện tập và vận dụng (trang 114)
Vận dụng kích thức đã học về sự hình thành điện thế hoạt động.
Trả lời:
Cơ chế gây độc của Tetrodotoxin trong cơ thể là ức chế hoạt động bơm kênh Na-K và kênh Natrium thấm vận động qua màng tế bào, do đó ngăn chặn quá trình khử cực, đảo cực và tái phân cực trên các sợi thần kinh cảm giác làm cho xung thần kinh mang thông tin đâu không thể lan truyền về đồi thị và vỏ não gây ra liệt cơ, liệt hô hấp, đồng thời Tetrodotoxin còn phát động vùng cảm nhận hóa học gây nôn, nôn liên tục.
Vận dụng kiến thức đã học về sự lan truyền xung thần kinh qua synapse.
Trả lời:
Vi khuẩn C.botulinum có đặc điểm kỵ khí, không phát triển được ở môi trường chua (pH <4.6), mặn (nồng độ muối ăn >5%). Trong thức ăn để lâu ngoài không khí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, tiết ra độc tố botulinum
Độc tố botulinum trong thức ăn, sau vào đường tiêu hóa sẽ không bị phá hủy bởi acid dịch vị và các men tiêu hóa mà sẽ được hấp thu ở tá tràng và hỗng tràng vào máu, sau đó xâm nhập các tế bào thần kinh, ngăn chặn sự giải phóng chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine tại các đầu mút thần kinh tiền sinap. Các xung động thần kinh bị ngưng trệ gây các triệu chứng liệt vận động. Các triệu chứng sau thường khởi phát sau 12 - 36 giờ sau ăn (có thể tới 1 tuần sau ăn):
- Tiêu hóa: Nếu nhiễm độc tố botulinum do ngộ độc thực phẩm người bệnh sẽ xuất hiện sớm các triệu chứng buồn nôn, nôn, chướng bụng, đau bụng, sau đó liệt ruột cơ năng, táo bón.
- Thần kinh: Người bệnh bị liệt đối xứng hai bên, xuất phát từ vùng đầu mặt, cổ lan xuống chân với các triệu chứng là sụp mi, nhìn đôi, nhìn mờ, đau họng, khó nuốt, khó nói, khàn tiếng, khô miệng. Sau đó liệt tay, liệt các cơ vùng ngực, bụng và liệt hai chân.
- Phản xạ gân xương thường giảm hoặc mất, không có rối loạn cảm giác.
Nếu nhiễm độc mức độ nhẹ, người bệnh có thể chỉ mệt mỏi, mỏi cơ tương tự như suy nhược cơ thể, không làm được các động tác gắng sức bình thường,... Nhưng nếu nhiễm độc mức độ nặng, bệnh tiến triển nhanh, người bệnh có thể liệt tất cả các cơ dẫn đến ứ đọng đờm dãi, suy hô hấp, gây ngừng thở dẫn đến tử vong.
Trả lời:
Nếu nhìn gần trong thời gian dài (ví dụ: đọc sách dưới ánh sáng yếu, bàn ghế không phù hợp với kích thước cơ thể) làm thủy tinh thể phồng lên và giữ nguyên ở trạng thái phồng. Trạng thái phồng của thủy tinh thể ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh, làm suy giảm thị lực, tầm nhìn mờ và thậm chí có thể gây mù lòa.
Lý thuyết Sinh học 11 Bài 17: Cảm ứng ở động vật
I. Các hình thức cảm ứng ở động vật
1. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh lưới
- Gặp ở động vật có cơ thể đối xứng toả tròn như động vật ngành Ruột khoang
- Các tế bào thần kinh phân bố rải rác và liên kết với nhau tạo thành mạng lưới thần kinh
- Khi bị kích thích, toàn bộ cơ thể động vật phản ứng, ví dụ: Ở thuỷ tức.
2. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh chuỗi hạch
- Gặp ở ngành Giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp...
- Hạch thần kinh liên kết tạo thành chuỗi hạch thần kinh, mỗi hạch là trung tâm điều khiển hoạt động của một vùng trên cơ thể, ví dụ: Chân khớp.
- Điều khiển các hoạt động phức tạp của cơ thể.
3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh ống
- Gặp ở động vật thuộc các lớp Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim và Thú.
- Hệ thần kinh ống tập trung thành một ống nằm ở phần lưng cơ thể và phân chia thành thần kinh trung ương và ngoại biên.
- Hoạt động theo nguyên tắc phản xạ, các thụ thể cảm giác gửi thông tin đến não bộ và tuỷ sống, từ đó xung thần kinh vận động đến các cơ quan đáp ứng.
II. Tế bào thần kinh
- Cấu tạo của neuron: Thân, sợi nhánh, sợi trục (có bao myelin, các eo Ranvier)
- Chức năng: Tiếp nhận, tạo ra và truyền xung thần kinh
- Lan truyền điện thể hoạt động trên sợi thần kinh có bao myelin và không có bao myelin khác nhau. Trên sợi thần kinh không có bao myelin, điện thế hoạt động lan truyền do khử cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ vùng này sang vùng khác kế tiếp. Trên sợi thần kinh có bao myelin, điện thế hoạt động lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvier này sang eo Ranvier khác. Tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi vận động (có bao myelin) là khoảng 120 m/s, còn trên sợi giao cảm (không có bao myelin) là khoảng 3 – 5 m/s ở người.
III. SYNAPSE
- Synapse là diện tiếp xúc giữa các tế bào thần kinh hoặc giữa tế bào thần kinh với tế bào khác, nơi xung thần kinh được truyền qua (H 17.8).
- Mỗi neuron có thể có hàng trăm đến hàng nghìn synapse.
1. Cấu tạo và loại của synapse
- Synapse có hai loại: synapse hoá học và synapse điện.
- Synapse hoá học chứa chất chuyển giao thần kinh (chất trung gian hoá học) như acetylcholine, noradrenaline, dopamine, serotonin...
2. Truyền tin qua synapse
- Thông tin dưới dạng xung thần kinh được truyền qua synapse nhờ chất chuyển giao thần kinh (H 17,10).
- Enzyme acetylcholinesterase phân huỷ acetylcholine thành acetate và choline, choline được tái sử dụng trong quá trình tổng hợp acetylcholine mới.
IV. Phản xạ
1. Phản xạ và cung phản xạ
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể với kích thích từ môi trường thông qua hệ thần kinh. Phản xạ thực hiện qua cung phản xạ gồm 5 bộ phận: thụ thể cảm giác, dây thần kinh cảm giác, tuỷ sống và não bộ, dây thần kinh vận động, và cơ hoặc tuyến đáp ứng.
- Tổn thương bộ phận: Nếu bất kỳ bộ phận nào của cung phản xạ bị tổn thương, phản xạ sẽ không thực hiện được.
2. Các thụ thể cảm giác
- neuron hoặc tế bào biểu mô chuyên hoá đáp ứng với kích thích đặc hiệu từ môi trường.
- Chúng tiếp nhận và chuyển đổi năng lượng thành điện thể, lan truyền tới trung ương thần kinh.
- Các thụ thể cảm giác có thể chia thành nhiều dạng.
3. Vai trò của cảm giác vị giác, khứu giác, xúc giác
- Cảm giác vị giác: Giúp động vật chọn lựa thức ăn và kích thích hoạt động tiêu hoá.
- Cảm giác khứu giác: Có nhiều vai trò khác nhau như tìm kiếm thức ăn, định hướng đường đi, phân biệt con mới sinh. Hỗ trợ cảm giác vị giác.
- Cảm giác xúc giác: Giúp động vật giữ vật chính xác, tránh trượt ngã và lựa chọn thức ăn.
4. Thị giác
- Mắt tiếp nhận ánh sáng và chuyển tín hiệu đến vùng thị giác ở vỏ não thông qua hệ thống khúc xạ ánh sáng và tế bào thị giác.
5. Thính giác và giữ thăng bằng
- Tai có hai chức năng là tiếp nhận âm thanh và giữ thăng bằng cơ thể. Bộ phận tiếp nhận âm thanh gồm tai ngoài, tai giữa và ốc tai. Sóng âm từ nguồn âm phát ra truyền qua tai và kích thích các tế bào có lông để tạo cảm giác về âm thanh trong vỏ não.
V. Phản xạ không điều kiện và có điều kiện
- Phản xạ của động vật không xương sống hầu hết là phản xạ không điều kiện, còn các loài thú có hệ thần kinh phát triển có thể học tập và rút kinh nghiệm để thành lập phản xạ có điều kiện.
- Phản xạ không điều kiện có thể được phân loại theo chức năng phản xạ sinh dưỡng, phản xạ tự vệ, phản xạ sinh dục, phản xạ vận động, phản xạ định hướng.
- Để hình thành phản xạ có điều kiện, cần dựa trên phản xạ không điều kiện hoặc phản xạ có điều kiện đã được hình thành vững chắc.
VI. Một số bệnh do tổn thương hệ thần kinh và cơ chế giảm đau
1. Tổn thương thần kinh
- Ngoại biên: Mất cảm giác hoặc vận động ở các vùng khác nhau của cơ thể.
- Trung ương: Liên quan đến việc bị liệt hoặc mất khả năng vận động, phụ thuộc vào mức độ và vùng não bị tổn thương.
2. Cơ chế giảm đau của thuốc giảm đau
- Tác động lên thần kinh trung ương: Morphin và codein tạo cảm giác khoan khoái, dễ chịu nhưng lại ức chế giải phóng chất chuyển giao thần kinh ở não, giảm cảm giác đau. Tuy nhiên, hai chất này gây nghiện và lệ thuộc khi dùng kéo dài.
- Tác động lên thần kinh ngoại biên: Thuốc gây tê như procaine và novocaine làm giảm tính thấm của màng tế bào thần kinh đối với Na+, làm giảm cảm giác đau.
VII. Bảo vệ hệ thần kinh đối với chất kích thích
- Bảo vệ hệ thần kinh: Ngủ đủ, tránh căng thẳng thần kinh, ăn uống khoa học, không lạm dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu bia và ma tuý.
- Chất kích thích mạnh lên hệ thần kinh: Heroin, cocaine,... tạo cảm giác sảng khoái, giảm đau nhưng gây nghiện và lệ thuộc. Ngừng sử dụng có thể dẫn đến mệt mỏi, đau đớn, khủng hoảng tinh thần và hành động nguy hiểm.
Sơ đồ tư duy Bài 17: Cảm ứng ở động vật
Xem thêm Lời giải bài tập Sinh học 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi
Bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 11 Kết nối tri thức - hay nhất
- Văn mẫu lớp 11 - Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức
- Giải SBT Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 11 – Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 11 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 11 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – Global success
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - Global Success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 11 Global success
- Giải sgk Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Vật lí 11 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 11 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa lí 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng an ninh 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Kết nối tri thức