Giải Lịch sử 8 trang 27 Chân trời sáng tạo

Với Giải Lịch sử 8 trang 27 Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 8.

1 200 24/04/2023


Giải Lịch sử 8 trang 27 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi trang 27 Lịch Sử 8Dựa vào thông tin trong bài, em hãy giải thích nguyên nhân làm bùng nổ xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn.

Trả lời:

- Nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam - Bắc triều:

+ Nhà Mạc được thành lập nhưng một bộ phận quan lại trung thành với triều Lê ra sức chống lại nhằm khôi phục lại vương triều này.

+ Năm 1533, ở vùng Thanh Hóa, nhiều cựu thần của nhà Lê (đứng đầu là Nguyễn Kim) đã đưa Lê Duy Ninh lên làm vua, đối đầu với nhà Mạc (sử gọi là Nam triều).

=> Năm 1533 xung đột Nam - Bắc triều xảy ra, kéo dài đến năm 1592 mới chấm dứt, chiến trường chính là vùng Thanh Hóa - Nghệ An.

- Nguyên nhân bùng nổ xung đột Trịnh - Nguyễn:

+ Năm 1545, Nguyễn Kim qua đời, vua Lê trao toàn bộ binh quyền cho Trịnh Kiểm.

+ Năm 1558, Nguyễn Hoàng, được cử vào trấn thủ Thuận Hóa. Họ Nguyễn từng bước xây dựng thế lực và mở rộng dần đất đai về phương Nam.

+ Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất, con là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, đã tỏ rõ thái độ đối lập và chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh.

=> Xung đột Trịnh - Nguyễn bùng nổ vào năm 1627, kéo dài đến năm 1672 mới chấm dứt.

3. Hệ quả xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn

Câu hỏi trang 27 Lịch Sử 8Em hãy cho biết xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn đã gây nên hệ quả gì?

Trả lời:

- Hệ quả về chính trị:

+ Sự thống nhất của đất nước bị xâm phạm. Từ năm 1672, sông Gianh trở thành ranh giới chia cắt Đại Việt thành hai đàng: Đàng Ngoài (từ Sông Gianh trở ra bắc) do con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản; Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào nam) do con cháu họ Nguyễn truyền nối nhau cầm quyền.

+ Hình thành cục diện “một cung vua - hai phủ chúa” (cả hai chính quyền Trịnh, Nguyễn đều dùng niên hiệu vua Lê, đều thừa nhận quốc hiệu Đại Việt).

- Hệ quả về kinh tế - xã hội:

+ Trong thời gian diễn ra chiến sự, hoạt động kinh tế của đất nước bị tàn phá.

+ Đời sống nhân dân khốn khổ (đặc biệt ở vùng xảy ra chiến sự).

- Hệ quả về lãnh thổ, lãnh hải:

+ Lãnh thổ Đàng Trong dần được được mở rộng về phía Nam

+ Chính quyền chúa Nguyễn triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải Lịch sử 8 trang 26 Chân trời sáng tạo

Giải Lịch sử 8 trang 28 Chân trời sáng tạo

1 200 24/04/2023


Xem thêm các chương trình khác: