Giải Lịch sử 8 Bài 23 (Chân trời sáng tạo): Việt Nam đầu thế kỉ XX

Với giải bài tập Lịch sử 8 Bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ XX sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 8 Bài 23.

1 1,078 07/10/2024


Giải Lịch sử 8 Bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ XX

Giải Lịch sử 8 trang 90

Mở đầu trang 90 Bài 23 Lịch Sử 8: Vậy, xã hội Việt Nam đã chuyển biến ra sao? Những hoạt động yêu nước trong giai đoạn này diễn ra như thế nào?

Trả lời:

- Chuyển biến xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX:

+ Các giai cấp, tầng lớp cũ trong xã hội bị phân hóa.

+ Xuất hiện một số lực lượng xã hội mới: tư sản, tiểu tư sản, công nhân

- Đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam diễn ra phong trào yêu nước sôi nổi theo khuynh hướng dân chủ tư sản, với hai xu hướng: bạo động (đại diện tiêu biểu là Phan Bội Châu) và cải cách (đại diện tiêu biểu là Phan Châu Trinh).

1. Tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam

Câu hỏi trang 90 Lịch Sử 8: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã dẫn đến những thay đổi gì trong xã hội Việt Nam?

Trả lời:

Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã dẫn đến nhiều thay đổi trong xã hội Việt Nam. Cụ thể là:

- Các giai cấp cũ trong xã hội có sự phân hóa:

+ Giai cấp địa chủ tuy mất vai trò giai cấp thống trị, nhưng số lượng ngày càng đông thêm. Một bộ phận địa chủ trở thành tay sai cho thực dân Pháp.

+ Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, lâm vào cảnh nghèo khó, không lối thoát.

- Xuất hiện các lực lượng xã hội mới, như: tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, trí thức thành thị, giai cấp công nhân,…

Câu hỏi trang 90 Lịch Sử 8: Tư liệu 23.2 phản ánh mâu thuẫn cơ bản nào trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX?

Tư liệu 23.2 phản ánh mâu thuẫn cơ bản nào trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX

Trả lời:

- Tư liệu 23.2 phản ánh mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX, là: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.

2. Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

Giải Lịch sử 8 trang 92

Câu hỏi trang 92 Lịch Sử 8: Tư tưởng "khai dân trí, chấn dân khí" được thể hiện như thế nào qua những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh?

Trả lời:

- Tư tưởng "khai dân trí, chấn dân khí" qua những hoạt động của Phan Bội Châu:

+ Tháng 5/1904, Phan Bội Châu lập ra Duy tân hội, với mục đích đấu tranh để lập ra một nước Việt Nam độc lập.

+ Năm 1905 - 1908, Hội Duy Tân tổ chức phong trào Đông Du, đưa các thanh niên yêu nước sang Nhật Bản học tập, chờ đợi thời cơ chống Pháp.

+ Năm 1912, tại Quảng Đông (Trung Quốc), Phan Bội Châu cải tổ Duy tân hội thành Việt Nam Quang phục hội với mục đích: Đánh đuổi giặc Pháp, thành lập nước Cộng hoà Dân quốc Việt Nam.

- Tư tưởng "khai dân trí, chấn dân khí" qua những hoạt động của Phan Châu Trinh:

+ Năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kỳ.

+ Suốt những năm sống ở Pa-ri, Phan Châu Trinh tiếp tục có nhiều hoạt động yêu nước, tiến hành lập các tổ chức yêu nước, kiến nghị Chính phủ Pháp tiến hành cải cách chính trị ở Việt Nam và diễn thuyết tuyên truyền tư tưởng dân chủ.

Câu hỏi trang 92 Lịch Sử 8: Đọc tư liệu, em có đồng ý với quan điểm "chi bằng học" như là con đường ưu tiên để giành lấy độc lập tự do của dân tộc vào đầu thế kỉ XX không? Vì sao?

Trả lời:

(*) Tham khảo: Em có đồng ý với quan điểm "chi bằng học" như là con đường ưu tiên để giành lấy độc lập tự do của dân tộc vào đầu thế kỉ XX. Vì:

+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX: đất nước Việt Nam đã mất độc lập, trở thành thuộc địa của thực dân Pháp - một kẻ thù văn minh hơn, hùng mạnh hơn (lúc này, Pháp đứng thứ 4 thế giới về sản xuất công nghiệp); Mặt khác, kinh tế Việt Nam còn non yếu, phát triển thiếu cân đối; trong xã hội đầy rẫy những hủ tục, tệ nạn; đại bộ phận dân cư có trình độ dân trí thấp,… Trong bối cảnh đó, việc nêu cao tinh thần học hỏi có ý nghĩa rất quan trọng.

+ Việc học hỏi, tiếp thu những tiến bộ, văn minh của nhân loại sẽ giúp cho: người dân được giác ngộ, thức tỉnh tinh thần dân tộc; mở mang trình độ hiểu biết; có ý thức phát huy tinh thần tự lực, tự cường,… đây chính là một con đường hiệu quả để tiến lên giành lại độc lập cho nước nhà.

3. Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành

Câu hỏi trang 93 Lịch Sử 8: Em hãy nêu những sự kiện chính trong quá trình hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1908 đến năm 1917.

Trả lời:

* Một số hoạt động yêu nước tiêu biểu của Nguyễn Tất Thành từ năm 1908 - 1917:

- Năm 1908: Nguyễn Tất Thành đã tham gia cuộc biểu tình chống sưu cao, thuế nặng của nhân dân Thừa Thiên Huế ngày 11/4/1908.

- Ngày 5/6/1911, trên con tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin, Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước.

- Năm 1911 - 1917: cuộc hành trình của Nguyễn Tất Thành qua nhiều nước ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Âu. Nhờ đó, Nguyễn Tất Thành hiểu rằng ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác, ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.

- Năm 1917:

+ Nguyễn Tất Thành trở lại nước Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người yêu nước An Nam, viết báo, truyền đơn, tranh thủ các diễn đàn, buổi mit tinh để tố cáo thực dân và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam.

+ Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Nguyễn Tất Thành có chuyển biến mạnh mẽ.

Luyện tập - Vận dụng

Giải Lịch sử 8 trang 94

Luyện tập 1 trang 94 Lịch Sử 8: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có những giai cấp, tầng lớp cơ bản nào? Những giai cấp, tầng lớp này có địa vị khác nhau, nhưng theo em, họ có điểm gì chung?

Trả lời:

- Những giai cấp, tầng lớp cơ bản trong xã hội Việt Nam:

+ Giai cấp: địa chủ phong kiến; nông dân; công nhân.

+ Tầng lớp: tư sản; tiểu tư sản, trí thức thành thị.

- Điểm chung:

+ Một bộ phận địa chủ phong kiến và tư sản mại bản có quyền lợi gắn với thực dân Pháp, nên đã cấu kết với Pháp để bóc lột nông dân, công nhân.

+ Nông dân, công nhân, tiểu tư sản cùng một bộ phận trung, tiểu địa chủ, tư sản dân tộc bị thực dân Pháp bóc lột, chèn ép, cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

Luyện tập 2 trang 94 Lịch Sử 8: Em hãy hoàn thành niên biểu về hành trình tìm đường của nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917 theo mẫu dưới đây:

Thời gian

Địa điểm tới

Hình ảnh

Trả lời:

Thời gian

Địa điểm tới

Hình ảnh

1911 - 1917

Nguyễn Tất Thành đi qua nhiều nước ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Âu.

Em hãy hoàn thành niên biểu về hành trình tìm đường của nước của Nguyễn Tất Thành

1917

Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp.

Em hãy hoàn thành niên biểu về hành trình tìm đường của nước của Nguyễn Tất Thành

Vận dụng 3 trang 94 Lịch Sử 8: Thông qua việc tìm hiểu về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Trả lời:

(*) Tham khảo: Bài học rút ra cho bản thân:

- Lòng yêu nước.

- Tinh thần ham học hỏi, siêng năng, kiên trì.

- Ý chí quyết tâm và nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách.

- …

Lý thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XX

1. Tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam

- Thực dân Pháp đã xâm chiếm Việt Nam và củng cố bộ máy thống trị, bắt tay vào cuộc khai thác thuộc địa.

- Việt Nam bị chia làm ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ.

- Tên nước Việt Nam bị xoá trên bản đồ chính trị thế giới.

- Chính sách khai thác thuộc địa lần đầu của Pháp từ 1897 đến 1914 chủ yếu về kinh tế và văn hoá.

- Chính sách này đã tác động và làm thay đổi xã hội Việt Nam.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 23 (Chân trời sáng tạo): Việt Nam đầu thế kỉ XX (ảnh 1)2. Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

- Đầu thế kỉ XX, tư tưởng dân chủ tư sản được truyền bá vào Việt Nam

- Một bộ phận sĩ phu yêu nước đón nhận tư tưởng này

- Phong trào yêu nước mới xuất hiện. Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là tiêu biểu cho khuynh hướng mới này.

a) Hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu

- Phan Bội Châu chủ trương cứu nước bằng biện pháp bạo động.

- Tháng 5-1904, Phan Bội Châu cùng với đồng chí thành lập Duy tân hội với mục đích lập ra một nước Việt Nam độc lập.

- Tháng 2-1905, Phan Bội Châu sang Nhật Bản cầu viện, sau đó tổ chức phong trào Đông du.

- Tháng 5-1912, Phan Bội Châu cải tổ Duy tân hội thành Việt Nam Quang phục hội với mục đích đánh đuổi giặc Pháp, thành lập nước Cộng hoà Dân quốc Việt Nam.

- Việt Nam Quang phục hội tổ chức một số cuộc bạo động lẻ tẻ nhằm thức tỉnh đồng bào.

- Ngày 24-12-1913, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở nhà tù Quảng Đông, hoạt động của Việt Nam Quang phục hội dần tan rã.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 23 (Chân trời sáng tạo): Việt Nam đầu thế kỉ XX (ảnh 1)

b) Hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh

- Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng cải cách dân chủ.

- Từ năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kỳ.

- Phong trào hoạt động công khai với nhiều hình thức như: lập trường học mới, lập hội buôn hàng nội hoá và xưởng sản xuất, tổ chức diễn thuyết, tuyên truyền đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu,...

- Đến năm 1908, một phong trào chống đi phu, chống sưu thuế diễn ra rầm rộ ở Quảng Nam, sau đó lan rộng ra một số tỉnh ở Trung Kỳ. Thực dân Pháp đã thẳng tay đàn áp.

- Phan Châu Trinh và nhiều đồng chí của ông bị bắt đày ra Côn Đảo.

- Năm 1911, Phan Châu Trinh sang Pháp.

- Suốt những năm sống ở Pa-ri, ông tiếp tục có nhiều hoạt động yêu nước, tiến hành thành lập các tổ chức yêu nước, kiến nghị Chính phủ Pháp tiến hành cải cách chính trị ở Việt Nam và diễn thuyết tuyên truyền tư tưởng dân chủ.

3. Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành

- Nguyễn Tất Thành là tên thuở nhỏ của Nguyễn Sinh Cung, sinh năm 1890 tại Nghệ An.

- Nguyễn Tất Thành đã có chí chỉ "đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào" từ rất sớm.

- Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành lên con tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin (Latouche Tréville) để đi sang phương Tây tìm đường cứu nước và học hỏi.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 20: Cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam 1858-1884

Bài 21: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Chủ đề chung 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

Chủ đề chung 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

1 1,078 07/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: