Giải Lịch sử 8 Bài 22 (Chân trời sáng tạo): Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
Với giải bài tập Lịch sử 8 Bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 8 Bài 22.
Giải Lịch sử 8 Bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
Trả lời:
- Nguyên nhân dẫn đến trào lưu cải cách:
+ Ở nửa sau thế kỉ XIX, triều Nguyễn lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đất nước suy yếu, lại phải lo đối phó với cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
+ Một số quan lại, sĩ phu thức thời đã nhận thức rõ sự bảo thủ của triều đình nên đã mạnh dạn đem kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân xây dựng các bản điều trần gửi lên triều đình Huế đề nghị thực hiện cải cách.
- Nội dung các đề nghị cải cách:
+ Nguyễn Trường Tộ đề nghị: chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương, tài chính, chỉnh đốn võ bị, ngoại giao, cải tổ giáo dục.
+ Trần Đình Túc, Phạm Huy Tế, Đinh Văn Điền, đề nghị: mở cửa biển Trà Lý (Nam Định), đẩy mạnh khai hoang, khai mỏ, mở mang thương nghiệp, củng cố quốc phòng.
+ Viện Thương Bạc đề nghị: mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để phát triển ngoại thương.
+ Nguyễn Lộ Trạch đề nghị: chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
1. Nguyên nhân các quan lại, sĩ phu yêu nước đưa ra đề nghị cải cách
Câu hỏi trang 88 Lịch Sử 8: Vì sao các quan lại, sĩ phu yêu nước đưa ra những đề nghị cải cách?
Trả lời:
- Ở nửa sau thế kỉ XIX, triều Nguyễn lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đất nước suy yếu, lại phải lo đối phó với cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
- Đứng trước bối cảnh đó, một số quan lại, sĩ phu thức thời đã nhận thức rõ sự bảo thủ của triều đình nên đã mạnh dạn đem kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân xây dựng các bản điều trần gửi lên triều đình Huế đề nghị thực hiện cải cách.
2. Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa sau thế kỉ XIX
Trả lời:
- Các nhà cải cách đã đưa ra nhiều đề nghị canh tân đất nước trên nhiều lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị, quân sự, giáo dục… trong đó những hững vấn đề mà các nhà cải cách quan tâm nhiều nhất là:
+ Chấn chỉnh tình hình quốc phòng.
+ Mở rộng ngoại giao.
+ Đẩy mạnh giao thương, phát triển kinh tế.
- Tham khảo ý kiến: Em đồng ý với những đề xuất đó, vì: vào cuối thế kỉ XIX, Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt, Việt Nam đang phải đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. Tình hình này đòi hỏi chính quyền phong kiến nhà Nguyễn cần thực hiện những chính sách cải cách mang tính toàn diện, khôn khéo để khôi phục và phát huy sức nước, sức dân,chống lại thực dân Pháp, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
Luyện tập - Vận dụng
Họ tên |
Thành phần xã hội |
Nội dung đề nghị cải cách |
|
|
|
|
|
|
Trả lời:
Họ tên |
Thành phần xã hội |
Nội dung đề nghị cải cách |
Nguyễn Trường Tộ |
Sĩ phu yêu nước, tiến bộ (ông là người theo Công giáo) |
Chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển nông nghiệp, công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục. |
Trần Đình Túc; Nguyễn Huy Tế; Đinh Văn Điền |
Quan lại, sĩ phu yêu nước, tiến bộ. |
Mộ dân khai khẩn đất hoang; Mở các cơ sở buôn bán ở cửa biển Trà Lí (Nam Định); Khai mỏ, đóng tàu, chấn chỉnh quốc phòng. |
Phạm Phú Thứ |
Quan lại trong triều đình nhà Nguyễn |
Chấn chỉnh võ bị, hậu dưỡng quan binh; Mở cửa thông thương và đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài. |
Nguyễn Lộ Trạch |
Sĩ phu yêu nước, tiến bộ |
Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. |
Trả lời:
(*) Tham khảo: Một số bài học rút ra từ trào lưu cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX:
+ Muốn tồn tại và phát triển phải luôn có sự thay đổi để thích ứng với những chuyển biến mới của tình hình.
+ Cải cách muốn thành công phải xây dựng được một nền tảng kinh tế, chính trị, xã hội vững chắc.
+ Tiến hành cải cách toàn diện, có hệ thống với thái độ quyết tâm.
+ Tiếp thu có chọn lọc và cải biến những giá trị văn hóa, văn minh tiến bộ của thế giới cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
+ …
Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
1. Nguyên nhân các quan lại, sĩ phu yêu nước đưa ra đề nghị cải cách
- Ở nửa sau thế kỉ XIX, triều Nguyễn lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đất nước suy yếu, lại phải lo đối phó với cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
- Một số quan lại, sĩ phu thức thời đã nhận thức rõ sự bảo thủ của triều đình nên đã mạnh dạn đem kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân xây dựng các bản điều trần gửi lên triều đình Huế đề nghị thực hiện cải cách.
2. Những đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX
- Năm 1863 - 1871, Nguyễn Trường Tộ: gửi gần 60 văn bản điều trần đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển nông nghiệp, công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.
Nguyễn Trường Tộ viết các bản điều trần gửi tới triều đình (tranh minh họa)
- Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Điền đề nghị triều đình mộ dân khai khẩn đất hoang; mở các cơ sở buôn bán ở cửa biển Trà Lí (Nam Định), khai mỏ, đóng tàu, chấn chỉnh quốc phòng.
- Năm 1872, Viện Thương Bạc xin triều đình mở cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để đẩy mạnh giao thương với bên ngoài.
- Năm 1873, Phạm Phú Thứ, đề nghị chấn chỉnh võ bị, hậu dưỡng quan binh, mở cửa thông thương và đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài.
- Năm 1877 - 1882, Nguyễn Lộ Trạch viết các bản Thời vụ sách lên vua Tự Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
3. Kết cục, ý nghĩa
a. Kết cục:
- Phần lớn các đề nghị cải cách không được triều đình thực hiện hoặc thực hiện một cách thiếu hệ thống, nửa vời.
- Đến cuối thế kỉ XIX, tất cả những đề nghị cải cách đều thất bại.
b. Ý nghĩa:
- Phản ánh trình độ nhận thức của một bộ phận người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
- Tạo nên những tiền đề thiết yếu cho sự chuyển biến trong đời sống tư tưởng, văn hoá, xã hội Việt Nam và làm dấy lên một phong trào Duy tân sôi nổi ở nước ta vào đầu thế kỉ XX.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
Bài 20: Cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam 1858-1884
Bài 21: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Văn mẫu lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 – Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 8 – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Ngữ văn 8 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 8 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – Friends Plus
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - Friends plus
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 Friends plus đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 8 Friends plus đầy đủ nhất
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa lí 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công nghệ 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Công nghệ 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Tin học 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 – Chân trời sáng tạo