Giải Lịch sử 8 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Cách mạng công nghiệp

Với giải bài tập Lịch sử 8 Bài 2: Cách mạng công nghiệp sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 8 Bài 2.

1 3,770 07/10/2024


Giải Lịch sử 8 Bài 2: Cách mạng công nghiệp

Giải Lịch sử 8 trang 16

Mở đầu trang 16 Bài 2 Lịch Sử 8: Nhìn vào bức ảnh “Thời gian đi lại từ Gla-xgâu tới Luân Đôn”, các em sẽ thấy sự thay đổi nhanh chóng của phương tiện giao thông từ khi con người sử dụng máy móc. Đó là một minh chứng cho sự tiến bộ của nhân loại nhờ vào những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX mang lại. Vậy cuộc cách mạng đó đạt được những thành tựu tiêu biểu nào? Đời sống sản xuất và xã hội đã thay đổi ra sao dưới tác động của nó?

Nhìn vào bức ảnh Thời gian đi lại từ Gla-xgâu tới Luân Đôn các em sẽ thấy sự thay đổi

Trả lời:

* Thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp:

- Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni.

- Năm 1769, Giêm Oát chế tạo ra động cơ hơi nước.

- Năm 1785, Ét-mơn các-rai chế tạo ra máy dệt.

- Trong lĩnh vực luyện kim cũng có nhiều phát minh quan trọng, như:

+ Kĩ thuật dùng than cốc để luyện gang thành sắt của Hen-ri Cót (năm 1784)

+ Phương pháp luyện sắt thành thép của Han-man (năm 1790)

- Nhiều máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã ra đời, như: máy tỉa hạt bông máy gặt cơ khí, tự động cắt và bó ngũ cốc,…

* Tác động của cách mạng công nghiệp:

- Tác động đến đời sống kinh tế:

+ Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế.

+Làm thay đổi cơ bản quá trình sản xuất; năng suất lao động được nâng cao, tạo ra nguồn của cải dồi dào cho xã hội.

+ Làm thay đổi bộ mặt của nhiều nước tư bản.

- Tác động đến đời sống xã hội:

+ Hình thành 2 giai cấp cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa là giai cấp vô sản và giai cấp tư sản

+Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng sâu sắc.

1. Những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp

Câu hỏi trang 16 Lịch Sử 8: Nêu những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp

Trả lời:

- Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni.

- Năm 1769, Giêm Oát chế tạo ra động cơ hơi nước. Tới năm 1784, động cơ hơi nước được hoàn thiện và được đưa vào sử dụng trong các công xưởng.

- Năm 1785, Ét-mơn các-rai chế tạo ra máy dệt.

- Trong lĩnh vực luyện kim cũng có nhiều phát minh quan trọng, như:

+ Kĩ thuật dùng than cốc để luyện gang thành sắt của Hen-ri Cót (năm 1784)

+ Phương pháp luyện sắt thành thép của Han-man (năm 1790)

- Nhiều máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã ra đời, như: máy tỉa hạt bông máy gặt cơ khí, tự động cắt và bó ngũ cốc,…

- Năm 1838, hệ thống điện tín sử dụng mã Moóc-xơ ra đời, làm thay đổi cách thức giao tiếp của nhân loại

Câu hỏi trang 16 Lịch Sử 8: Từ việc quan sát hình 2.1 và hình 2.2, em hãy thảo luận cùng các bạn: máy kéo sợi Gien-ni (Jenny) đã có cải tiến quan trọng gì?

Từ việc quan sát hình 2.1 và hình 2.2 em hãy thảo luận cùng các bạn máy kéo sợi Gien ni

Trả lời:

Cải tiến của máy kéo sợi Gien-ni

- Máy kéo sợi Gien-ni có cấu tạo như xe quay sợi bình thường nhưng lại chứa tới 16 đến 18 cọc suốt và chỉ cần một công nhân vận hành máy. Vì lượng cọc suốt nhiều hơn, máy có thể tạo ra nhiều sợi vải hơn khi vận hành, năng suất làm việc của công nhân cũng tăng lên gấp nhiều lần.

2. Những tác động của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống

Câu hỏi trang 18 Lịch Sử 8: Cách mạng công nghiệp đã tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất và đời sống xã hội?

Trả lời:

- Tác động của cách mạng công nghiệp đến đời sống sản xuất:

+ Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là giao thông vận tải, khai mỏ và sản xuất nông nghiệp.

+ Làm thay đổi cơ bản quá trình sản xuất; năng suất lao động được nâng cao, tạo ra nguồn của cải dồi dào cho xã hội.

+ Làm thay đổi bộ mặt của nhiều nước tư bản: xuất hiện nhiều khu công nghiệp lớn, thành phố lớn, đưa tới sự chuyển dịch trong cơ cấu lao động và dân cư,..

- Tác động của cách mạng công nghiệp đến đời sống xã hội:

+ Thay đổi đời sống của người dân và cấu trúc xã hội: nhờ công nghiệp hóa, giới chủ xưởng giàu lên nhanh chóng, trở thành giai cấp tư sản thống trị xã hội; những người thợ làm thuê bị bóc lột, trở thành giai cấp vô sản.

+ Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng sâu sắc.

Luyện tập - Vận dụng

Giải Lịch sử 8 trang 19

Luyện tập 1 trang 19 Lịch Sử 8: Lập bảng thống kê các thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp. Nếu chọn một thành tựu làm biểu tượng của cách mạng công nghiệp, em sẽ chọn thành tựu nào? Tại sao?

Trả lời:

(*) Bảng thống kê các thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp

Quốc gia

Thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp

Năm

Nhà phát minh

Tên phát minh

Anh

1764

Giêm Ha-gri-vơ

Máy kéo sợi Gien-ni

1769

R. Ác-rai

Máy kéo sợi chạy bằng sức nước

1784

Giêm Oát

Máy hơi nước

1784

Hen-ri Cót

Kĩ thuật dùng than cốc luyện gang thành sắt

1785

E. Các-rai

Máy dệt

1814

Xti-phen-xơn

Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước

1793

E. Whitney

Máy tỉa hạt bông

1807

Phơn-tơn

Tàu thủy chạy bằng hơi nước

1831

C.M. Cô-míc

Máy gặt cơ khí

1838

S. Moóc-xơ

Hệ thống điện tín sử dụng mã Moóc-xơ

(*) Thành tựu tiêu biểu nhất của cách mạng công nghiệp

- Lựa chọn: Động cơ hơi nước.

- Giải thích:

+ Trước khi động cơ hơi nước ra đời: con người chủ yếu lao động dựa vào sức mạnh của cơ bắp (lao động thủ công); hoặc sử dụng một số loại máy móc chạy bằng năng lượng gió (cối xay gió…) và nước. Tuy vậy, do còn nhiều hạn chế, nên năng suất lao động của con người chưa cao; khối lượng sản phẩm sản xuất ra chưa nhiều và các loại năng lượng gió, nước ở thời điểm này vẫn chưa thể tạo ra sự chuyển biến căn bản trong đời sống sản xuất.

+ Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi địa điểm… sau đó, máy hơi nước nhanh chóng được ứng dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, như: sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải… Lúc này, các loại máy móc đã thay thế sức lao động chân tay của con người, giúp nền sản xuất có sự chuyển biến mạnh mẽ từ: sản xuất thủ công sang cơ khí hóa

Vận dụng 2 trang 19 Lịch Sử 8: Dưới tác động của cách mạng công nghiệp, lao động trẻ em trở nên phổ biến trong các đô thị ở châu Âu và Bắc Mỹ từ cuối thế kỉ XVII. Quan sát lịch làm việc của bé trai 10 tuổi vào năm 1832 ở nước Anh, em hãy:

- Tính thời gian trẻ em phải làm việc trong một ngày

- Lập thời gian biểu của em tương đương với thời gian trong ngày của bé trai trong câu chuyện để thấy rõ hơn tác động của cách mạng công nghiệp lên xã hội đương thời.

Dưới tác động của cách mạng công nghiệp lao động trẻ em trở nên phổ biến

Trả lời:

Tính thời gian làm việc của hai em bé trong câu chuyện

- Hai em bé trong câu chuyện phải làm việc khoảng 15 giờ/ ngày

+ Buổi sáng: làm việc từ 5 giờ sáng đến 12 giờ trưa (7 tiếng)

+ Buổi chiều: làm việc từ 12 giờ 40 phút đến 18 giờ chiều (khoảng 5 tiếng).

+ Buổi tối: làm việc từ 18 giờ đến 21 giờ (3 tiếng).

Lập thời gian biểu của em tương đương với thời gian trong ngày của 2 bạn trong câu chuyện

Thời gian

Hoạt động

Buổi sáng

6h

Thức dậy

6h00 - 6h30

Vệ sinh cá nhân, ăn sáng

6h30 - 7h00

Di chuyển đến trường bằng xe bus

7h00 - 11h30

Học tập tại trường

11h30 - 12h

Di chuyển từ trường về nhà

Buổi chiều

12h - 14h

Ăn trưa và nghỉ ngơi

14h - 17h

Tự học tại nhà hoặc đi học thêm một số môn năng khiếu

Buổi tối

17h - 20h

Nấu cơm, ăn tối, vệ sinh cá nhân (tắm, giặt đồ,…)

20h - 22h

Ôn tập lại kiến thức cũ; chuẩn bị bài học mới.

22h

Đi ngủ

Lý thuyết Cách mạng công nghiệp

1. Những thành tựu tiêu biểu trong Cách mạng công nghiệp

- Nước Anh có lịch sử lâu đời về sản xuất len, lanh và bông. Việc quay sợi và dệt tay rất mất sức lao động.

- Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ (James Hargreaves) chế tạo máy kéo sợi Gien-ni, tăng năng suất 18 lần so với cách truyền thống.

- Năm 1785, Ét-mơn Các-rai (Edmund Cartwright) chế tạo máy dệt đầu tiên, năng suất tăng 39 lần so với dệt tay.

- Năm 1769, Giêm Oát (James Watt) chế tạo động cơ hơi nước giảm sức lao động cơ bắp của con người.

- Nhiều phát minh quan trọng trong ngành luyện kim như luyện sắt thành thép của Han-man (Hansman) (1790).

- Cách mạng công nghiệp lan ra nhiều nước khác như Đức, Pháp, Mỹ.

- Các phát minh khác như máy tỉa hạt bông, máy gặt cơ khí, hệ thống điện tín sử dụng mã Moóc-xơ (Morse) cũng được phát minh ra vào năm 1838 làm thay đổi cách thức giao tiếp của nhân loại.

 Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Cách mạng công nghiệp (ảnh 1)2. Những tác động của Cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống

- Cách mạng công nghiệp thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác nhau, bao gồm giao thông, khai mỏ và nông nghiệp, nhờ sử dụng động cơ hơi nước.

- Sự thay đổi sản xuất và nâng cao năng suất lao động tạo ra nguồn của cải dồi dào cho xã hội.

- Cấu trúc xã hội cũng thay đổi, với giới chủ xưởng giàu lên nhanh chóng, trở thành giai cấp tư sản thống trị xã hội và người thợ làm thuê trở thành giai cấp vô sản.

- Phụ nữ và trẻ em phải đi tìm việc làm với mức lương thấp hơn so với nam giới trong điều kiện làm việc tương đương.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn

Bài 5: Quá trình khai phá vùng đất phía Nam của người Việt từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

Bài 6: Kinh tế, văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

1 3,770 07/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: