Giải Lịch sử 8 Bài 7 (Chân trời sáng tạo): Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
Với giải bài tập Lịch sử 8 Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 8 Bài 7.
Giải Lịch sử 8 Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
Trả lời:
- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài rơi vào khủng hoảng trầm trọng; đời sống nhân dân cơ cực nên họ đã vùng lên đấu tranh chống lại chính quyền.
- Các cuộc khởi nghĩa của nông dân Đàng Ngoài diễn ra sôi nổi, tiêu biểu là: khởi nghĩa của Hoàng Công Chất, khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu và khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương,… tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, nên các cuộc khởi nghĩa này cuối cùng đều thất bại.
- Tác động:
+ Buộc chính quyền Đàng Ngoài phải thực hiện một số chính sách như khuyến khích khai hoang, cho nông dân lưu tán trở về quê,…
+ Làm lung lay chính quyền “vua Lê - chúa Trịnh”
1. Một số nét chính của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
Trả lời:
Bối cảnh bùng nổ phong trào nông dân
- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài rơi vào khủng hoảng trầm trọng:
+ Vua Lê bạc nhược, chúa Trịnh chỉ lo hưởng thụ, tận thu thuế, bóc lột nhân dân.
+ Sản xuất nông nghiệp đình đốn, thủ công nghiệp ngày càng sa sút, các đô thị suy tàn.
+ Đời sống nhân dân cơ cực.
=> Nông dân Đàng Ngoài vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền.
Trả lời:
* Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
- Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769):
+ Địa bàn hoạt động: vùng Điện Biên, Tây Bắc
+ Kết quả: thất bại, nghĩa quân bị quân triều đình đàn áp.
- Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751):
+ Địa bàn hoạt động: Sơn Tây, Việt Trì, Thái Nguyên, Tuyên Quang.
+ Kết quả: Năm 1751, Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại.
- Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751):
+ Địa bàn hoạt động: Đồ Sơn, Kinh Bắc, Thăng Long, Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An.
+ Kết quả: Năm 1751, quân Trịnh tấn công dồn dập, khởi nghĩa thất bại.
* Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa:
- Tương quan lực lượng giữa các cuộc khởi nghĩa với chính quyền phong kiến Lê - Trịnh có sự chênh lệch.
- Các cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, mang tính tự phát, thiếu sự liên kết với nhau để tạo thành một phong trào đấu tranh chung, rộng lớn và thống nhất ở cả Đàng Ngoài.
2. Tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII
Trả lời:
- Tác động của phong trào nông dân Đàng Ngoài:
+ Buộc chính quyền Đàng Ngoài phải thực hiện một số chính sách như khuyến khích khai hoang, cho nông dân lưu tán trở về quê,…
+ Làm lung lay chính quyền “vua Lê - chúa Trịnh”, chuẩn bị “mảnh đất” thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII.
Luyện tập - Vận dụng
Trả lời:
- Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh Đàng Ngoài đã khiến cho: đời sống của các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân lâm vào khổ cực, bần cùng; thúc đẩy nhân dân nổi dậy đấu tranh chống lại chính quyền phong kiến.
Trả lời:
- Nét chính về các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài:
+ Nguyên nhân bùng nổ: mâu thuẫn sâu sắc giữa các tầng lớp nhân dân (nhất là nông dân) với chính quyền phong kiến Lê - Trịnh.
+ Phạm vi, quy mô: hàng chục cuộc khởi nghĩa của nông dân đã diễn ra trên phạm vi cả Đàng Ngoài.
+ Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769); Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751); khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751),…
+ Kết quả: thất bại.
+ Tác động: buộc chính quyền Đàng Ngoài phải thực hiện một số chính sách nhượng bộ; làm lung lay chính quyền “vua Lê - chúa Trịnh”.
Trả lời:
(*) Tham khảo: Giới thiệu về cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769)
Năm 1739, Hoàng Công Chất phất cờ khởi nghĩa tại vùng Sơn Nam (Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên). Nghĩa quân ngày một lớn mạnh đã liên kết với một số cuộc khởi nghĩa khác của Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, Nguyễn Hữu Cầu… gây không ít khó khăn cho triều đình Lê - Trịnh. Năm 1748, khi quân Trịnh tấn công, do tương quan lực lượng quá chênh lệch, Hoàng Công Chất lui tạm vào vùng thượng du Thanh Hoá, rồi tiến sang vùng thượng Lào hoạt động.
Cùng thời điểm đó, ở Mường Thanh có hai người Thái là Lò Văn Ngải, Lò Văn Khanh đứng lên tập hợp, lãnh đạo nhân dân các dân tộc chống lại giặc Phẻ (một tộc người trong nhóm Tày - Thái ở Thượng Lào và Vân Nam, Trung Quốc). Vì lực yếu, nghĩa quân của hai ông đã liên kết với nghĩa quân của Hoàng Công Chất. Cuối năm 1751, nghĩa quân của Hoàng Công Chất tiến vào Tây Bắc. Đến năm 1754, ông cùng các tướng người Thái lãnh đạo nhân dân đánh tan giặc Phẻ, đem lại cuộc sống ấm no cho dân Mường Thanh.
Sau chiến thắng giặc Phẻ, Hoàng Công Chất chiêu dụ dân chúng ổn định sản xuất, củng cố lực lượng, xây dựng thành Bản Phủ vào năm 1758. Nghĩa quân đẩy mạnh hoạt động ra khắp 10 châu của phủ An Tây và giành quyền kiểm soát toàn bộ đất đai vùng Tây Bắc. Mường Thanh trở thành trung tâm văn hóa, chính trị của đất Tây Bắc. Hoàng Công Chất là người có công trong việc truyền bá những kiến thức, kỹ thuật trồng trọt của người miền xuôi cho đồng bào các dân tộc nơi đây, là nhân tố chính đoàn kết cộng đồng các dân tộc, trở thành đức Thánh của lòng dân.
Ngày 25/2/1767, Hoàng Công Chất qua đời, con trai ông tiếp tục chỉ huy, cuộc khởi nghĩa kéo dài đến năm 1769 thì bị chính quyền Lê - Trịnh dập tắt.
Lý thuyết Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ VIII
1. Một số nét chính của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ VIII
- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài khủng hoảng trầm trọng:
+ Vua Lê bạc nhược, chúa Trịnh chỉ biết thu thuế và bóc lột nhân dân.
+ Sản xuất nông nghiệp đình đốn, thủ công nghiệp ngày càng sa sút, các đô thị suy tàn.
- Cuộc sống cùng cực, nông dân Đàng Ngoài vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền.
2. Tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII
- Phong trào nông dân Đàng Ngoài kéo dài hàng chục năm, bắt chính quyền thực hiện các chính sách khuyến khích khai hoang và cho nông dân lưu tán trở về quê.
- Mặc dù các cuộc khởi nghĩa đều thất bại nhưng ý chí đấu tranh của nghĩa quân đã làm lung lay chính quyền “vua Lê - chúa Trịnh".
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 9: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc
Bài 10: Công xã Pa-ri năm 1871
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Văn mẫu lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 – Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 8 – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Ngữ văn 8 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 8 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – Friends Plus
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - Friends plus
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 Friends plus đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 8 Friends plus đầy đủ nhất
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa lí 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công nghệ 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Công nghệ 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Tin học 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 – Chân trời sáng tạo