Giải KTPL 11 trang 52 Cánh diều

Với giải bài tập KTPL lớp 11 trang 52 trong Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Kinh tế pháp luật 11 trang 52.

1 935 07/05/2023


Giải KTPL 11 trang 52 Cánh diều

Câu hỏi trang 52 KTPL 11:

a) Em hãy cho biết các các chủ thể trong mỗi trường hợp trên có những năng lực kinh doanh nào?

b) Theo em, ngoài các năng lực trên, người kinh doanh cần có những năng lực nào nữa? Hãy nêu hiểu biết của em về những năng lực đó.

Em hãy cho biết các các chủ thể trong mỗi trường hợp trên có những năng lực kinh doanh

Lời giải:

♦ Yêu cầu a)

- Trường hợp 1: Những năng lực kinh doanh của chị Hạnh là:

+ Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ (được tích lũy và rèn luyện qua quá trình rất dài chị H học hỏi kiến thức và kinh nghiệm làm bánh).

+ Năng lực lãnh đạo, tổ chức (thể hiện ở việc: chị Hạnh luôn tự tin trong việc lãnh đạo, quản lí doanh nghiệp; thường xuyên giám sát và động viên cấp dưới kịp thời).

+ Khả năng phân tích, sáng tạo và tầm nhìn chiến lược trong kinh doanh (thể hiện ở việc: chị Hạnh luôn có kế hoạch kinh doanh phù hợp ở từng thời điểm, giúp cho doanh nghiệp duy trì được lợi thế cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường).

- Trường hợp 2: Những năng lực kinh doanh của anh Bắc là:

+ Năng lực thiết lập quan hệ (thể hiện qua chi tiết: anh Bắc luôn khéo léo trong giao tiếp và thuyết phục khách hàng; thực hiện hợp tác với các thương hiệu mĩ phẩm nổi tiếng).

+ Năng lực nắm bắt cơ hội kinh doanh (thể hiện ở chi tiết: nhận thấy sự phát triển của thương mại điện tử, anh Bắc đã quyết định kết hợp kinh doanh trực tiếp và trực tuyến).

♦ Yêu cầu b) Ngoài những năng lực trên, người kinh doanh còn cần một số năng lực khác, như:

+ Năng lực dự báo và kiểm saots rủi ro.

+ Năng lực huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh doanh.

+ Luôn kiên trì với mục tiêu, nỗ lực hết mình với công việc kinh doanh và thực hiện trách nhiệm với xã hội.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 52 KTPL 11: Em hãy lấy ví dụ về một ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh trong một số lĩnh vực của nền kinh tế hiện nay.

Lời giải:

- Ví dụ về ý tưởng kinh doanh: Kinh doanh mặt hàng ống hút được làm từ các nguyên liệu như: giấy, thân cây sậy, tre, bột gạo,…

- Ví dụ về cơ hội kinh doanh:

+ Nhu cầu sử dụng ống hút trên thị trường rất lớn.

+ Xu hướng “tiêu dùng xanh” và ý thức bảo vệ môi trường của người dân Việt Nam được nâng cao.

+ Nguồn cung ứng nguyên liệu dồi dào, đa dạng.

Luyện tập 2 trang 52 KTPL 11Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Một ý tưởng kinh doanh mới có tính khả thi thể hiện ở việc phân biệt sản phẩm; dịch vụ mới với các sản phẩm/ dịch vụ hiện có.

B. Một ý tưởng kinh doanh tốt phải là một ý tưởng tạo ra sự khác biệt, chẳng hạn như sự tiện lợi, giá trị, tốc độ so với các dịch vụ hiện có.

C. Ý tưởng kinh doanh muốn thành công phải là ý tưởng mới hoàn toàn, chưa có người kinh doanh nào nghĩ ra ý tưởng đó.

D. Ý tưởng kinh doanh là xương sống của kế hoạch kinh doanh.

E. Ý tưởng kinh doanh chỉ là yếu tố phụ, vốn để kinh doanh mới là yếu tố trọng nhất quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.

G. Không cần thiết phải có ý tưởng kinh doanh, chỉ cần sao chép ý tưởng của một sản phẩm, dịch vụ khác cũng có thể thành công.

Lời giải:

- Ý kiến A, không đồng tình. Vì: tính khả thi của ý tưởng kinh doanh thể hiện ở việc: sản phẩm/ dịch vụ của bạn có thể thực hiện chứ không phải là nghĩ hay vẽ ra những ý tưởng kinh doanh bất khả thi.

- Ý kiến B, đồng tình. Vì: Việc tạo ra sự khác biệt (ví dụ: sự tiện lợi, giá trị, tốc độ… so với các sản phẩm/ dịch vụ hiện có) là biểu hiện của tính mới mẻ, sáng tạo, độc đáo trong ý tưởng kinh doanh.

- Ý kiến C, không đồng tình. Vì:

+ Ý tưởng kinh doanh là những suy nghĩ, hành động sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh.

+ Trong kinh doanh, ý tưởng kinh doanh không nhất thiết phải là ý tưởng mới hoàn toàn; mà chúng ta có thể cải tiến trên cơ sở ý tưởng kinh doanh đã có trước đó.

- Ý kiến D, đồng tình. Vì: ý tưởng kinh doanh là điểm xuất phát của quá trình sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở xây dựng được ý tưởng kinh doanh độc đáo, sáng tạo, các chủ thể kinh tế mới có thể đưa ra những quyết định phù hợp nhất cho việc sản xuất, kinh doanh của mình, để có thể thu được lợi nhuận, duy trì được lợi thế cạnh tranh và mở rộng sự phát triển trong tương lai.

- Ý kiến E, không đồng tình. Vì:

+ Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, có những yếu tố rất quan trọng như: ý tưởng và cơ hội kinh doanh; năng lực kinh doanh của chủ thể kinh tế,…

+ Nếu có nguồn vốn tốt, nhưng chủ thể kinh tế không có ý tưởng kinh doanh độc đáo, mới mẻ; không tận dụng, nắm bắt được các cơ hội kinh doanh; không có chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn,… thì hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn hoặc có thể dẫn đến thất bại.

Luyện tập 3 trang 52 KTPL 11Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về các năng lực cần thiết của người kinh doanh và cho biết tầm quan trọng của mỗi năng lực đó.

Lời giải:

(*) Sơ đồ:

Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về các năng lực cần thiết của người kinh doanh

(*) Tầm quan trọng: Năng lực kinh doanh của chủ thể kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Luyện tập 4 trang 52 KTPL 11: Em hãy cho biết những biểu hiện dưới đây là sự thể hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?

A. Sự khéo léo, chủ động trong giao tiếp, đàm phán; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc; giải quyết hài hoà các mối quan hệ bên trong và bên ngoài liên quan đến công việc kinh doanh.

B. Biết lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc, giám sát cấp dưới, chuyển giao và chia sẻ quyền lực cho cấp dưới để đội ngũ nhân lực phát huy hết hiệu quả, tính sáng tạo trong kinh doanh.

C. Có ý chí bền bị cả về thể chất và tinh thần, duy trì thái độ lạc quan và dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh; biết tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, vai trò, giá trị, khả năng, điều kiện và các quan hệ xã hội của bản thân. D. Biết tạo ra sự khác biệt trong ý tưởng kinh doanh, phân tích được cơ hội và thách thức trong công việc kinh doanh của bản thân.

E. Thực hiện trách nhiệm của người kinh doanh với tổ chức, cộng đồng và xã hội.

G. Có kiến thức, kĩ năng về ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh.

H. Có chiến lược kinh doanh rõ ràng, biết xác định mục tiêu ngắn hạn, dài hạn.

I. Biết đánh giá cơ hội kinh doanh, lựa chọn và chớp cơ hội kinh doanh.

Lời giải:

- Biểu hiện A. Thể hiện năng lực: thiết lập quan hệ.

- Biểu hiện B. Thể hiện năng lực: tổ chức, lãnh đạo.

- Biểu hiện C. Thể hiện năng lực: kiên trì với mục tiêu, nỗ lực hết mình với công việc.

- Biểu hiện D. Thể hiện năng lực: phân tích và sáng tạo

- Biểu hiện E. Thể hiện năng lực: thực hiện trách nhiệm với xã hội.

- Biểu hiện G. Thể hiện năng lực: chuyên môn, nghiệp vụ.

- Biểu hiện H. Thể hiện năng lực: có tầm nhìn chiến lược.

- Biểu hiện I. Thể hiện năng lực: nắm bắt cơ hội kinh doanh.

Vận dụng

Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 11 Cánh diều với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Giải KTPL 11 trang 46

Giải KTPL 11 trang 48

Giải KTPL 11 trang 49

Giải KTPL 11 trang 51

Giải KTPL 11 trang 53

1 935 07/05/2023


Xem thêm các chương trình khác: