Giải Kinh tế pháp luật 11 Bài 5 (Cánh diều): Thất nghiệp | KTPL 11

Với giải bài tập Kinh tế pháp luật 11 Bài 5: Thất nghiệp sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 11 Bài 5.

1 2,783 19/09/2024


Giải KTPL 11 Bài 5: Thất nghiệp

Mở đầu trang 31 KTPL 11: Hãy nêu ví dụ về một trường hợp thất nghiệp mà em biết và chia sẻ với các bạn về hậu quả của thất nghiệp đối với trường hợp đó.

Lời giải:

- Ví dụ: Kinh tế suy thoái, doanh nghiệp X phải thu hẹp quy mô sản xuất khiến ông A và nhiều lao động khác bị mất việc làm, không có thu nhập. Đã gần hai tháng, ông A tìm việc ở nhiều nơi nhưng vẫn chưa được.

- Hậu quả:

+ Người lao động giảm thu nhập, cuộc sống khó khăn, đời sống vật chất và tinh thần bị ảnh hưởng.

+ Nhà nước phải tăng chi ngân sách để hỗ trợ giải quyết trợ cấp thất nghiệp.

+ Do thu nhập của người lao động bị sụt giảm, nên họ cũng tiết chế, cân nhắc hơn trong chi tiêu, từ đó dẫn đến sụt giảm cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ => nhiều doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất.

1. Khái niệm thất nghiệp

Giải KTPL 11 trang 32

Câu hỏi trang 32 KTPL 11: Từ hai thông tin trên, em hãy cho biết tình trạng một bộ phận lao động trong lực lượng lao động không có việc làm được gọi là gì?

Từ hai thông tin trên, em hãy cho biết tình trạng một bộ phận lao động

Lời giải:

- Qua hai thông tin trên, có thể thấy: tình trạng một bộ phận lao động trong lực lượng lao động không có việc làm được gọi là thất nghiệp.

2. Các loại hình thất nghiệp và nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp

Câu hỏi trang 32 KTPL 11: a) Em hãy cho biết nguồn gốc dẫn đến thất nghiệp trong từng trường hợp trên là gì?

Em hãy cho biết nguồn gốc dẫn đến thất nghiệp trong từng trường hợp trên

Lời giải:

- Trường hợp 1: Nguồn gốc dẫn đến thất nghiệp là: người lao động thay đổi công việc

- Trường hợp 2: Nguồn gốc dẫn đến thất nghiệp là: sự đổi mới công nghệ sản xuất, ứng dụng tin học trong quản lí, đưa máy móc tự động hóa vào sản xuất.

- Trường hợp 3: Nguồn gốc dẫn đến thất nghiệp là: nền kinh tế đang bị suy thoái khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, tạm ngừng sản xuất kinh doanh.

Câu hỏi trang 32 KTPL 11: b) Theo em, có những loại hình thất nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường?

Theo em, có những loại hình thất nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường

Lời giải:

- Căn cứ vào nguồn gốc thất nghiệp, thất nghiệp được chia thành các loại sau:

+ Thất nghiệp tạm thời: là tình trạng thất nghiệp xuất hiện khi người lao động thay đổi công việc hoặc chỗ ở,... chưa xin được việc làm mới nên tạm thời thất nghiệp.

+ Thất nghiệp cơ cấu: Là tình trạng thất nghiệp xuất hiện do có sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động, sự dịch chuyển cơ cấu giữa các ngành trong nền kinh tế hoặc sự thay đổi phương thức sản xuất trong một ngành.

+ Thất nghiệp chu kì: Là tình trạng thất nghiệp xuất hiện do tính chu kì của nền kinh tế khi nền kinh tế bị suy thoái hoặc khủng hoảng dẫn đến mức cầu chung về lao động giảm.

- Căn cứ vào đặc trưng của người thất nghiệp, còn có các loại hình: thất nghiệp theo giới tính; thất nghiệp theo lứa tuổi; thất nghiệp theo vùng, lãnh thổ và thất nghiệp theo ngành nghề….;

- Căn cứ vào tính chất thất nghiệp, còn có các loại hình như: thất nghiệp tự nguyện; thất nghiệp không tự nguyện; thất nghiệp thời vụ và thất nghiệp trá hình...

3. Hậu quả của thất nghiệp

Giải KTPL 11 trang 34

Câu hỏi trang 34 KTPL 11: a) Từ thông tin trên, em hãy cho biết thất nghiệp đã ảnh hưởng thế nào đến hoạt động của nền kinh tế.

Từ thông tin trên, em hãy cho biết thất nghiệp đã ảnh hưởng thế nào

Lời giải:

Đối với hoạt động của nền kinh tế:

+ Tình trạng thất nghiệp tăng cao đã làm cho sản lượng của nền kinh tế ở dưới mức tiềm năng, sức mua của nền kinh tế giảm sút, các doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận.

+ Tình trạng thất nghiệp cũng gây lãng phí lao động xã hội, làm giảm sản lượng của nền kinh tế, dẫn đến suy thoái kinh tế.

Câu hỏi trang 34 KTPL 11: b) Từ trường hợp trên, theo em thất nghiệp gây ảnh hưởng gì về mặt xã hội?

Từ trường hợp trên, theo em thất nghiệp gây ảnh hưởng gì về mặt xã hội

Lời giải:

Đối với xã hội:

+ Thất nghiệp làm người lao động không có thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động và gia đình họ gặp khó khăn.

+ Thất nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm xuất hiện các tệ nạn xã hội.

4. Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp

Giải KTPL 11 trang 35

Câu hỏi trang 35 KTPL 11: a) Nhà nước có vai trò gì trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?

Nhà nước có vai trò gì trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp

Lời giải:

Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, thông qua việc:

- Ban hành các chính sách thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo việc làm…;

- Phát triển hệ thống dạy nghề, dịch vụ việc làm,…

- Bảo hiểm thất nghiệp, xuất khẩu lao động,…

Câu hỏi trang 35 KTPL 11: b) Học sinh có trách nhiệm gì trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc tạo việc làm, kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.

Học sinh có trách nhiệm gì trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước

Lời giải:

Trách nhiệm của học sinh:

- Học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, việc làm;

+ Thực hiện đúng và tuyên truyền, vận động những người xung quanh ủng hộ, chấp hành những chủ trương, chính sách của nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.

+ Phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.

Luyện tập

Giải KTPL 11 trang 36

Luyện tập 1 trang 36 KTPL 11: Em hãy cho biết những nhận định dưới đây là đúng hay sai. Vì sao?

A. Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một bộ phận dân số ngoài độ tuổi lao động muốn làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.

B. Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một bộ phận dân số ngoài lực lượng lao động không có việc làm.

C. Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một bộ phận lực lượng lao động muốn làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.

D. Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động không có việc làm vì đang đi học.

Lời giải:

- Nhận định C đúng; nhận định A, B, D sai.

- Giải thích: Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một bộ phận lực lượng lao động muốn làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.

Luyện tập 2 trang 36 KTPL 11: Em hãy cho biết các tình trạng chưa có việc làm dưới đây thuộc loại hình thất nghiệp nào? Vì sao?

A. Chưa có việc làm do thay đổi công việc, chỗ ở,...

B. Chưa có việc làm do sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động, sự dịch chuyển cơ cấu giữa các ngành trong nền kinh tế, sự thay đổi phương thức sản xuất trong một ngành,...

C. Chưa có việc làm do tính chu kì của nền kinh tế nền kinh tế bị suy thoái hoặc khủng hoảng dẫn đến mức cầu chung về lao động giảm.

Lời giải:

- Trường hợp A.

+ Loại hình: thất nghiệp tạm thời.

+ Vì: nguồn gốc dẫn đến thất nghiệp là do người lao động thay đổi việc làm, chỗ ở,… chưa xin được việc làm mới nên tạm thời thất nghiệp.

- Trường hợp B.

+ Loại hình: thất nghiệp cơ cấu

+ Vì: nguồn gốc dẫn đến thất nghiệp là do: sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động, sự dịch chuyển cơ cấu giữa các ngành trong nền kinh tế hoặc sự thay đổi phương thức sản xuất trong một ngành.

- Trường hợp C.

+ Loại hình: thất nghiệp chu kì.

+ Vì: nguồn gốc dẫn đến thất nghiệp là do nền kinh tế đang ở thời kì suy thoái, khủng hoảng.

Luyện tập 3 trang 36 KTPL 11: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Thông tin. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019, tỉ lệ thất nghiệp của dân số từ 15 tuổi trở lên là 2,05%. Tỉ lệ lao động thất nghiệp theo giới tính, nhóm tuổi cụ thể như sau:

Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi

a) Tỉ lệ thất nghiệp cao tập trung ở nhóm tuổi nào?

b) Việc tỉ lệ thanh niên thất nghiệp cao sẽ gây ra những hậu quả gì?

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Tỉ lệ thất nghiệp cao tập trung ở 2 nhóm tuổi là: từ 15 - 24 tuổi và từ 25 - 54 tuổi.

♦ Yêu cầu b) Tỉ lệ thanh niên thất nghiệp cao sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và xã hội. Cụ thể:

- Đối với nền kinh tế:

+ Làm cho sản lượng của nền kinh tế ở dưới mức tiềm năng, sức mua của nền kinh tế giảm sút, các doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận.

+ Gây lãng phí lao động xã hội, làm giảm sản lượng của nền kinh tế, dẫn đến suy thoái kinh tế.

- Đối với xã hội:

+ Khiến người lao động không có thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động và gia đình họ gặp khó khăn.

+ Là một trong những nguyên nhân cơ bản làm xuất hiện các tệ nạn xã hội.

Giải KTPL 11 trang 37

Luyện tập 4 trang 37 KTPL 11: Em hãy đọc thông tin trong các trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

Trường hợp 1. Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 2030 tầm nhìn đến năm 2045 nhằm đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển hàng đầu về giáo dục nghề nghiệp trong khu vực ASEAN, bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới.

Trường hợp 2. Chính phủ xây dựng hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm để tư vấn, giới thiệu việc làm, tổ chức các phiên giao dịch việc làm, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Trường hợp 3. Chính phủ thúc đẩy kí kết các thỏa thuận về hợp tác lao động đối với các nước để xuất khẩu lao động, mở rộng thị trường lao động ngoài nước nhằm tạo thêm việc làm cho người lao động.

Lời giải:

- Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, thông qua việc:

- Ban hành các chính sách thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo việc làm…;

- Phát triển hệ thống dạy nghề, dịch vụ việc làm,…

- Bảo hiểm thất nghiệp, xuất khẩu lao động,…

Vận dụng

Vận dụng trang 37 KTPL 11: Hãy xây dựng một video clip/ bài thuyết trình giới thiệu về tấm gương thanh niên lập nghiệp điển hình mà em biết và rút ra bài học đối với bản thân.

Lời giải:

(*) Bài thuyết trình tham khảo: Tấm gương khởi nghiệp của anh Lương Văn Trường - Chủ tịch HĐQT - Giám đốc HTX Thanh niên Nam Đại Dương (xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định)

Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ sau thu hoạch của trường Đại học Đà Lạt năm 2011, với mong muốn ứng dụng kiến thức của bản thân giúp đỡ bà con nông dân, anh Lương Văn Trường đã tham gia Dự án quốc gia 600 Phó Chủ tịch xã trẻ giai đoạn từ năm 2012 - 2016; được nhận nhiệm vụ phụ trách nông lâm nghiệp tại xã Lử Thẩn, huyện Si Ma Cai (tỉnh Lào Cai).

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, năm 2017, anh Trường quyết định trở về quê hương tại xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Đinh để lập nghiệp. Nhận thấy ở Nam Định có lợi thế rất nhiều trong thâm canh cây lúa nhưng lại không có sản phẩm, thương hiệu nào thực sự nổi bật; trong khi diện tích đất trồng nông nghiệp bị bỏ hoang nhiều do người dân bỏ đồng ruộng vào nhà máy làm việc để có thu nhập cao hơn,… anh Trường quyết định tập trung sản xuất để đưa ra sản phẩm, nâng cao giá trị thương hiệu gạo Nam Định.

Được sự tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền xã Tân Thịnh (huyện Nam Trực), anh Trường đã thuê lại 7 ha đất nông nghiệp thành lập “Nông trại Cờ Đỏ” để sản xuất cánh đồng mẫu lớn. Trong quá trình sản xuất quy mô lớn, ban đầu anh đã gặp rất nhiều khó khăn. Có thời điểm toàn bộ diện tích lúa bị mất trắng do mưa nhiều, không kịp tiêu thoát nước, gieo giống xong lại mưa, nên giống chết; ngâm hạt giống để gieo tiếp thì nước chưa rút, giống lại thối. Anh Trường mất trắng 4-5 tấn thóc giống, thiệt hại hơn 1 tỷ đồng. Nhưng cũng từ thất bại đó, anh đã tìm cách xử lý kéo dài thời gian bảo quản hạt giống và cho ra đời quy trình sản xuất hạt giống lúa đã nảy mầm sẵn. Quy trình do anh Trường sáng tạo ra đã được Chứng nhận quyền tác giả số 10205/2020/QTG; được chấp nhận đơn đăng ký sáng chế vào tháng 2/2021.

Sản phẩm hạt giống nảy mầm sẵn của anh Trường được các tập đoàn sản xuất lúa giống hàng đầu tại Việt Nam liên hệ hợp tác. Từ công nghệ sản xuất này, anh đã nảy ra ý tưởng sản xuất gạo mầm tươi với giá trị dinh dưỡng cao. Với những lợi ích vượt trội đối với sức khỏe người tiêu dùng, sản phẩm gạo mầm tươi của Nông trại Cờ Đỏ khi đưa ra thị trường đã được đông đảo người tiêu dùng tiếp nhận.

Từ một nông trại đơn lẻ, đến giữa năm 2021, anh Trường đã liên kết, tập hợp những người cùng chí hướng, cùng đam mê thành lập Hợp tác xã (HTX) Thanh niên Nam Đại Dương với 7 thành viên, đồng thời mở rộng quy mô sản xuất với diện tích lên đến 40 ha tại các huyện Nam Trực, Trực Ninh, Nghĩa Hưng, Mỹ Lộc và Vụ Bản. Năm 2021, doanh thu của HTX Thanh niên Nam Đại Dương lên tới 3 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 50 - 70 lao động tại địa phương.

Chia sẻ về chặng đường lập nghiệp của bản thân, anh Trường cho biết: “HTX Thanh niên Nam Đại Dương được thành lập từ đầu năm 2021, giữa lúc đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó khăn trăm bề. Với tinh thần “Thanh niên Nam Định vươn ra biển lớn” như ý nghĩa trong cái tên HTX, chúng tôi đã cùng nhau vượt qua thách thức, đón các cơ hội từ khó khăn và sẽ đưa công nghệ ra thế giới”.

Những nỗ lực vượt khó khởi nghiệp thành công của anh Trường đã được ghi nhận, năm 2020, anh Trường được Trung ương Đoàn trao tặng Bằng khen “Đoàn viên thanh niên có công trình, giải pháp, sản phẩm sáng tạo tiêu biểu toàn quốc”; năm 2021 được lọt vào top 21 đội thi xuất sắc nhất của cuộc thi “Thanh niên sáng tạo vì biến đổi khí hậu 2021” do Trung ương Đoàn chứng nhận; đạt giải Ba Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Nam Định do Hội liên hiệp Khoa học Kỹ thuật tỉnh Nam Định tổ chức. Sản phẩm của anh trong năm 2021 tiếp tục lọt top 10 cuộc thi khởi nghiệp quốc gia 2021, trở thành Đại sứ chương trình: Dự án phát triển xã hội bền vững SEF 2021, đạt giải Nhất cuộc thi Khởi nghiệp thanh niên nông thôn với dự án “Nông trại Cờ Đỏ” do Trung ương Đoàn tổ chức và vinh dự đạt giải thưởng Lương Định Của dành cho nhà nông trẻ xuất sắc 2021.

Trong thời gian tới, anh Lương Văn Trường cùng HTX Thanh niên Nam Đại Dương sẽ tiếp tục nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật cải tiến, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, chống thoái hoá đất sản xuất và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, HTX sẽ tiếp tục nghiên cứu, mở rộng sản xuất, phấn đấu xuất khẩu gạo mầm tươi và công nghệ hạt giống nảy mầm sẵn ra thị trường nước ngoài, góp phần khẳng định giá trị nông sản và công nghệ nông nghiệp của Việt Nam trên thế giới.

Lý thuyết Thất nghiệp

1. Khái niệm thất nghiệp

- Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một bộ phận lực lượng lao động muốn làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 5: Thất nghiệp

Thất nghiệp có thể xảy ra với bất cứ ai

2. Các loại hình thất nghiệp và nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp

- Có nhiều tiêu chí phân loại thất nghiệp. Căn cứ vào nguồn gốc thất nghiệp, thất nghiệp được chia thành các loại sau:

+ Thất nghiệp tạm thời: là tình trạng thất nghiệp xuất hiện khi người lao động thay đổi công việc hoặc chỗ ở,... chưa xin được việc làm mới nên tạm thời thất nghiệp.

+ Thất nghiệp cơ cấu: là tình trạng thất nghiệp xuất hiện do có sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động, sự dịch chuyển cơ cấu giữa các ngành trong nền kinh tế hoặc sự thay đổi phương thức sản xuất trong một ngành.

+ Thất nghiệp chu kì: là tình trạng thất nghiệp xuất hiện do tính chu kì của nền kinh tế khi nền kinh tế bị suy thoái hoặc khủng hoảng dẫn đến mức cầu chung về lao động giảm.

- Theo đặc trưng của người thất nghiệp, còn có: thất nghiệp theo giới tính, thất nghiệp theo lứa tuổi; thất nghiệp theo vùng, lãnh thổ; thất nghiệp theo ngành nghề,…

- Theo tính chất thất nghiệp còn có: thất nghiệp tự nguyện; thất nghiệp không tự nguyện; thất nghiệp thời vụ; thất nghiệp trá hình.....

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 5: Thất nghiệp

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ thất nghiệp theo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2019

3. Hậu quả của thất nghiệp

- Trong nền kinh tế thị trường, thất nghiệp gây ra những hậu quả nghiêm trọng cả về mặt kinh tế, xã hội:

+ Thất nghiệp làm người lao động không có thu nhập, đời sống của người lao động và gia đình gặp khó khăn.

+ Thất nghiệp cao làm cho sản lượng của nền kinh tế ở dưới mức tiềm năng, sức mua của nền kinh tế giảm sút, các doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận.

+ Thất nghiệp gây lãng phí lao động xã hội, làm giảm sản lượng của nền kinh tế, dẫn đến suy thoái kinh tế.

+ Thất nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm xuất hiện các tệ nạn xã hội.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 5: Thất nghiệp

Người thất nghiệp xếp hàng để nhận trợ cấp từ chính phủ

4. Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp

- Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp thông qua việc:

+ Ban hành các chính sách thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo việc làm…

+ Phát triển hệ thống dạy nghề, dịch vụ việc làm,…

+ Bảo hiểm thất nghiệp, xuất khẩu lao động.

- Trách nhiệm của học sinh:

+ Học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, việc làm;

+ Thực hiện đúng và tuyên truyền, vận động những người xung quanh ủng hộ, chấp hành những chủ trương, chính sách của nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.

+ Phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 5: Thất nghiệp

Người lao động nhận bảo hiểm thất nghiệp từ bảo hiểm xã hội

Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 6: Lạm phát

Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

Bài 8: Đạo đức kinh doanh

Bài 9: Văn hóa tiêu dùng

Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

1 2,783 19/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: