Giải Kinh tế pháp luật 11 Bài 20 (Cánh diều): Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin | KTPL 11
Với giải bài tập Kinh tế pháp luật 11 Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 11 Bài 20.
Giải KTPL 11 Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Lời giải:
- Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước.
- Quyền tự do ngôn luận của công dân được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các phạm vi khác nhau:
+ Công dân có thể sử dụng quyền này tại các cuộc họp ở cơ quan, trường học, tổ dân phố … trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.
+ Công dân có thể viết bài gửi đăng báo, bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trường, chính sách và pháp luật của nhà nước…
+ Công dân có quyền đóng góp ý kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở hoặc viết thư cho Đại biểu Quốc hội trình bày, đề đạt nguyện vọng về những vấn đề mà mình quan tâm.
Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 136
1. Pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Lời giải:
Trong trường hợp, đại diện nhân dân xã V đã góp ý kiến với Hội đồng nhân dân xã về tình hình giáo dục ở xã mình. Nhân dân đã thực hiện đúng quyền công dân về tự do ngôn luận theo quy định của Luật Báo chí.
Lời giải:
Trong tình huống, hành vi của Q là vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, vì đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xâm phạm uy tín, danh dự của H, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của H.
Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 138
Câu hỏi trang 138 KTPL 11: Em hãy cho biết:
Hành vi của một số người dân cung cấp thông tin cho báo chí là đúng hay sai? Vì sao?
Lời giải:
Hành vi của một số người dân xã M cung cấp thông tin cho báo chí về tình hình hoạt động của chính quyền xã trong việc xây dựng nông thôn mới là đúng, vì đã thực hiện đúng quyền tự do báo chí theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Báo chí năm 2016.
Lời giải:
Trong trường hợp này báo chí có quyền đăng tin do nhân dân cung cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Báo chí.
Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 140
Lời giải:
Ở trường hợp 1, anh Huy và mọi người dân nói chung có thể tìm hiểu thông tin về vấn đề mình quan tâm bằng cách tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai như: tìm hiểu qua kênh truyền hình và qua báo chí trung ương; tìm hiểu thông tin ở địa phương qua các hệ thống truyền thông của tỉnh như đài phát thanh truyền hình, hệ thống đài phát thanh của địa phương, Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước trong tỉnh.
Lời giải:
Ở trường hợp 2 chị Lan đã thực hiện quyền của mình bằng cách yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016.
Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 141
2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của công dân
Em hãy cho biết, trong tình huống trên, hành vi của Nguyễn Thị B đã dẫn đến hậu quả gì cho bản thân.
Lời giải:
Nguyễn Thị B đã có hành vi trái phép như lợi dụng quyền tự do ngôn luận, thông qua một số tài khoản trên mạng xã hội để viết bài, phát ngôn trực tiếp, đưa ra những thông tin sai sự thật, thiếu kiểm chứng về hoạt động của chính quyền địa phương.
Câu hỏi trang 141 KTPL 11: Nguyễn Thị B đã có những hành vi nào trái pháp luật?
Lời giải:
Hành vi của Nguyễn Thị B đã dẫn đến hậu quả là B đã bị Toà án nhân dân huyện X xét xử, xử phạt tù 5 năm về tội lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, theo khoản 1 Điều 331 Bộ luật Hình sự.
3. Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Lời giải:
- Trách nhiệm của các bạn HS ở trường trung học phổ thông X được thể hiện theo hai hướng:
+ Hướng tích cực: Đa số các bạn tích cực phát biểu ý kiến đóng góp vào việc thực hiện đổi mới giáo dục. Các bạn này đã thực hiện tốt quyền tự do ngôn luận của công dân.
+ Hướng khác: Một số bạn còn rụt rè, e ngại khi cho rằng quyền tự do ngôn luận là quyền của các thầy cô giáo, không phải quyền của HS. Suy nghĩ của các bạn như vậy là sai.
Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 143
Luyện tập
A. Ông A tố cáo hành vi của ông H bao che cho việc làm sai trái của cán bộ cấp dưới.
B. Giáo viên phát biểu phản ánh với Uỷ ban nhân dân huyện về tình trạng cơ sở vật chất của một số trường xuống cấp, cần được đầu tư xây dựng.
C. Trong đợt đại biểu Quốc hội tiếp xúc với cử tri huyện X, nhân dân đã đóng góp nhiều ý kiến, kiến nghị về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện mình.
D. Anh I viết bài đăng báo phản đối hành vi hách dịch, cửa quyền của một số cán bộ trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân.
Lời giải:
- Phương án đúng: A.
- Vì: Hành vi của ông A là thực hiện quyền tố cáo, không phải quyền tự do ngôn luận.
Lời giải:
- Hành vi của ông B là thực hiện quyền tự do báo chí, vì ông B đã cung cấp thông tin cho báo chí về việc làm thiếu trách nhiệm của sở giao thông vận tải tỉnh C.
Theo em, người cán bộ Uỷ ban nhân dân huyện có thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ công dân về tiếp cận thông tin hay không? Vì sao?
Lời giải:
- Người cán bộ Uỷ ban nhân dân huyện không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ công dân về tiếp cận thông tin vì không những không cung cấp ngay thông tin cho chị B, mà còn cung cấp thông tin sai lệch.
Em đồng ý với ý kiến nào trên đây? Vì sao?
Lời giải:
Em đồng tình với ý kiến: K vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân. Vì: quyền tự do ngôn luận phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, theo quy định của pháp luật.
Em nhận xét thế nào về hành vi của K?
Lời giải:
Hành vi của K vi phạm quyền tự do ngôn luận vì đã viết bài trên Facebook xuyên tạc thông tin về hoạt động của chính quyền địa phương.
Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 144
Em có đồng ý với ý kiến của bạn P hay không ?Vì sao?
Lời giải:
- Không đồng tình với ý kiến của bạn P, vì quyền tự do ngôn luận phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, theo quy định của pháp luật.
Vận dụng
+ Mục đích, đối tượng tuyên truyền;
+ Hình thức, nội dung tuyên truyền;
+ Thời gian, địa điểm thực hiện.
- Trình bày kế hoạch trước lớp.
Lời giải:
(*) Sản phẩm tham khảo: Tờ gấp tuyên truyền về: “Một số quy định pháp luật về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin”
- Trang số 1:
- Trang số 2:
Lý thuyết Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
1. Pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
a. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận
- Khái niệm: Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước dưới hình thức bằng lời nói, văn bản bản điện tử (Facebook, Zalo,...), hoặc dưới hình thức khác.
- Công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận để:
+ Đóng góp ý kiến với cơ quan, trường học, khu dân cư, nơi sinh sống, học tập và công tác,...;
+ Viết bài đăng báo phát biểu ý kiến của mình về tình hình đất nước và thế giới;
+ Tham gia ý kiến về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
+ Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí với cơ quan, tổ chức và cá nhân, cán bộ công chức nhà nước;
+ Góp ý kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong những lần đại biểu tiếp xúc với cử tri.
- Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện quyền tự do ngôn luận:
+ Tuân thủ pháp luật, thực hiện trong khuôn khổ quy định của pháp luật.
+ Không ai được lạm dụng quyền tự do ngôn luận để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.
- Nhà nước, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm tôn trọng quyền tự do ngôn luận của công dân.
b. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do báo chí
- Quyền tự do báo chí là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí.
- Tự do báo chí là một trong các quyền cơ bản của công dân, được pháp luật bảo vệ, thông qua phương tiện thông tin đại chúng, thể hiện ý kiến, quan điểm, tình cảm của mình trước các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước.
Quyền tự do báo chí (minh họa)
- Đồng thời với việc thực hiện quyền, công dân có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật nhằm bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ Nhà nước. Chỉ thực hiện quyền tự do báo chí trong khuôn khổ pháp luật, không được lợi dụng quyền để xuyên tạc sự thật, chống phá Nhà nước, xâm phạm quyền và lợi ích của Nhà nước và công dân.
- Nhà nước, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để công dân thực hiện quyền của mình.
c. Quyền và nghĩa vụ công dân về tiếp cận thông tin
- Quyền tiếp cận thông tin là quyền của công dân tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ.
- Quyền của công dân trong tiếp cận thông tin, bao gồm:
+ Được tiếp cận mọi thông tin của cơ quan nhà nước (trừ thông tin không được tiếp cận và thông tin được tiếp cận có điều kiện). Việc thực hiện quyền này phải theo Luật Tiếp cận thông tin.
+ Được tiếp cận thông tin bằng cách tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.
+ Được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời;
+ Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin.
- Khi thực hiện quyền tiếp cận thông tin, công dân có nghĩa vụ:
+ Tuân thủ quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin;
+ Không làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp;
+ Không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác khi thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của công dân
- Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tiếp cận thông tin là quyền tự do cơ bản của công dân, được Nhà nước, các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh trong cuộc sống. Bên cạnh đó, vẫn có những tổ chức, cá nhân luôn tìm mọi cách lợi dụng các quyền này trên báo chí và không gian mạng để tuyên truyền thông tin xấu, xuyên tạc sự thật của Nhà nước và công dân.
- Các hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin xâm phạm lợi ích quốc gia, gây hậu quả nghiêm trọng:
+ Làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
+ Gây phương hại đến uy tín, danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Nhà nước.
- Các hành vi vi phạm, tuỳ theo mức độ, có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính hoặc bị xử lí hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin là trách nhiệm của mọi công dân, trong đó có học sinh.
- Là công dân - học sinh, mỗi chúng ta cần:
+ Học tập, tìm hiểu các nội dung cơ bản về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
+ Tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình; không được xâm phạm quyền của người khác, nhắc nhở bạn bè và những người xung quanh cùng thực hiện.
+ Biết bảo vệ quyền của mình; tố cáo, phê phán, đấu tranh với các hành vi trái pháp luật, xâm phạm quyền của mình và của người khác.
+ Nhắc nhở bạn bè xung quanh cùng thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
Tuân thủ pháp luật, ứng xử có văn hóa trên không gian mạng
Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc
Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 11 Cánh diều (hay nhất)
- Văn mẫu lớp 11 - Cánh diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 - Cánh diều
- Giải SBT Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 11 – Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Toán 11 - Cánh diều
- Giải sbt Toán 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – ilearn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sgk Vật lí 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải sbt Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Hóa 11 - Cánh diều
- Giải sbt Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải sbt Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Lịch sử 11 - Cánh diều
- Giải sbt Lịch sử 11 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Địa lí 11 - Cánh diều
- Giải sbt Địa lí 11 – Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sbt Công nghệ 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sbt Tin học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng an ninh 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 11 – Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Cánh diều