Giải Kinh tế pháp luật 11 Bài 14 (Cánh diều): Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử | KTPL 11

Với giải bài tập Kinh tế pháp luật 11 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 11 Bài 14.

1 842 19/09/2024


Giải KTPL 11 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử

Mở đầu trang 97 KTPL 11: Em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử.

Lời giải:

♦ Quyền của công dân về bầu cử: Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có các quyền:

+ Bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; bình đẳng về bầu cử, tiếp cận các thông tin về bầu cử theo quy định của pháp luật;

+ Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử;

+ Khiếu nại, khởi kiện những hành vi sai sót về bầu cử gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân;...

♦ Quyền của công dân về ứng cử: Công dân Việt Nam từ đủ 21 tuổi trở lên đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật có quyền:

+ Ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân;

+ Bình đẳng giới về ứng cử;

+ Tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin về ứng cử theo quy định của pháp luật;

+ Tố cáo về người ứng cử;

+ Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về những sai sót trong việc lập danh sách những người ứng cử;

+ Giám sát việc thực hiện pháp luật về bầu cử;...

♦ Công dân có các nghĩa vụ về bầu cử, ứng cử:

+ Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bầu cử và ứng cử;

+ Tôn trọng quyền của người khác về bầu cử và ứng cử;

+ Không lợi dụng quyền bầu cử, ứng cử để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác....

Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 99

1. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

Câu hỏi trang 99 KTPL 11: Em hãy xác định nội dung quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử trong hai thông tin trên.

Lời giải:

Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử:

- Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân một cách bình đẳng, không bị phân biệt đối xử, trừ những trường hợp do pháp luật quy định.

- Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri, trừ những trường hợp do pháp luật quy định. Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú.

- Công dân thực hiện quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

- Công dân thực hiện quyền ứng cử bằng tự ứng cử hoặc giới thiệu người khác ứng cử, trừ các trường hợp do pháp luật quy định.

- Công dân phải tự mình đi bỏ phiếu bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ những trường hợp do pháp luật quy định.

Câu hỏi trang 99 KTPL 11: Căn cứ vào thông tin, em hãy nhận xét về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử trong các trường hợp trên.

Lời giải:

Nhận xét việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử trong các trường hợp:

- Trường hợp 1: Ông K đã thực hiện đúng vai trò là thành viên của Tổ bầu cử khi phát đúng thẻ cử tri cho công dân theo quy định của pháp luật và đã giải đáp được thắc mắc cho công dân. trị của mình theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp 2: Anh T đã thực hiện đúng nguyên tắc bầu cử với vai trò là cử tri của mình theo quy định của pháp luật

Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 100

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

Câu hỏi trang 100 KTPL 11: Căn cứ vào hai thông tin:

Em hãy xác định hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử trong các trường hợp trên.

Lời giải:

Nhận xét: Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cứ trong các trường hợp:

- Trường hợp 1: Hành vi đề nghị chị H bầu cho anh T là cháu trai của ông là cần trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của của công dân về bầu cử.

- Trường hợp 2: Hành vi tung tin nói xấu anh C với mọi người xung quanh của bà G sẽ cần trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ ứng cử của công dân.

- Trường hợp 3. Hành vi nhờ vợ bầu cử hộ của anh T là vi phạm quy định của pháp luật về nguyên tắc bầu cử của cử tri.

Câu hỏi trang 100 KTPL 11: Căn cứ vào hai thông tin:

Theo em, hậu quả của những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử trong các trường hợp đó là gì?

Lời giải:

♦ Yêu cầu Hậu quả: Hành vi của ông B, anh C và anh T có thể bị kỉ luật, phạt cảnh cáo, phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm được quy định trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 và Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 101

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 101 KTPL 11: Theo em, nội dung nào sau đây là quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử? Vì sao?

A. Công dân Việt Nam 18 tuổi là có quyền bầu cử.

B. Công dân thực hiện quyền bầu cử và ứng cử theo nguyên tắc bình đẳng.

C. Công dân thực hiện quyền ứng cử bằng hình thức duy nhất là tự ứng cử.

D. Công dân đang thi hành hình phạt tù theo bản án của Toà án không có quyền bầu cử.

E. Công dân là đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải có đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

Lời giải:

- Đáp án đúng là: D; E

- Vì:

+ Theo quy định tại điều 30 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thì người đang chấp hành hình phạt tù sẽ không được ghi tên vào danh sách cử tri. Trường hợp đã có tên trong danh sách cử tri nhưng thời điểm bỏ phiếu chấp hành hình phạt tù sẽ bị UBND cấp xã xóa tên khỏi danh sách cử tri.

+ Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải có đầy đủ các tiêu chuẩn như sau:

▪ Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp...

▪ Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.

▪ Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư...

▪ Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín.

▪ Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

Luyện tập 2 trang 101 KTPL 11: Em hãy cho biết hành vi của các chủ thể nào sau đây là thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử. Vì sao?

A. Anh T trực tiếp bỏ lá phiếu bầu cử của mình vào hòm phiếu.

B. Ông V tự mình ứng cử vào Hội đồng nhân dân xã dù đang bị áp dụng hình phạt tù hưởng án treo.

C. Bà P không cho con gái nghỉ làm để đi bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.

D. Ban G viết hộ phiếu bầu cho anh E tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu vì anh E bị khuyết tật.

Lời giải:

- Đáp án đúng là: A, D

- Vì: Theo quy định tại điều 69 uật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thì:

+ Cử tri phải tự mình, đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.

+ Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.

Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 102

Luyện tập 3 trang 102 KTPL 11: D rất vui mừng vì được tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. Khi chuẩn bị bỏ phiếu, anh A đã đề nghị D bỏ phiếu cho mình vì cùng ở một thôn và D đã đồng ý.

Theo em, hành vi của anh A và D có thể dẫn đến những hậu quả gì về thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử?

Lời giải:

Hành vi của anh A và D là không thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử. Do đó, D không thể hiện được ý chí của mình khi bỏ phiếu, không thực hiện đúng trách nhiệm của công dân.

Luyện tập 3 trang 102 KTPL 11: D rất vui mừng vì được tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. Khi chuẩn bị bỏ phiếu, anh A đã đề nghị D bỏ phiếu cho mình vì cùng ở một thôn và D đã đồng ý.

Nếu là D trong trường hợp trên, em có đồng ý với đề nghị của anh A không? Vì sao?

Lời giải:

Nếu là D trong trường hợp trên, em sẽ không đồng ý với đề nghị của anh A vì khi thực hiện quyền bầu cử phải đảm bảo các nguyên tắc bầu cử.

Luyện tập 4 trang 102 KTPL 11: Để chuẩn bị cho đợt bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã sắp tới, xã của N đang thực hiện tuyên truyền cho người dân các quy định của pháp luật về bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã. Bố của N rất quan tâm đến những thay đổi về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bầu cử và ứng cử. Nhưng mẹ của N thì cho rằng, không cần quan tâm đến những thông tin tuyên truyền, chỉ cần bầu cho người có trình độ cao là được.

Em hãy nhận xét hành vi của bố và mẹ N.

Lời giải:

Hành vi của bố N là thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử. Nhưng việc mẹ N không quan tâm quy định của pháp luật, chỉ bầu cho người có trình độ cao là thiếu tôn trọng quy định của pháp luật về bầu cử và ứng cử.

Luyện tập 4 trang 102 KTPL 11: Để chuẩn bị cho đợt bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã sắp tới, xã của N đang thực hiện tuyên truyền cho người dân các quy định của pháp luật về bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã. Bố của N rất quan tâm đến những thay đổi về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bầu cử và ứng cử. Nhưng mẹ của N thì cho rằng, không cần quan tâm đến những thông tin tuyên truyền, chỉ cần bầu cho người có trình độ cao là được.

Nếu là N, em sẽ cùng bố giải thích như thế nào để mẹ hiểu được quyền và nghĩa vụ của bản thân trong tham gia bầu cử

Lời giải:

Nếu là N, em sẽ cùng bố giải thích cho mẹ hiểu quyền bầu cử của công dân và những nghĩa vụ cơ bản của công dân khi tham gia bầu cử để mẹ hiểu và thực hiện đúng.

Luyện tập 5 trang 102 KTPL 11: Qua tìm hiểu và nghiên cứu, chị M đã quyết định lựa chọn anh Q là đại biểu để bầu vào Hội đồng nhân dân cấp xã. Khi chị M đang viết phiếu bầu cho anh Q thì anh T cùng đi tham gia bầu cử đã cố ý nhìn trộm nội dung phiếu bầu của chị M và kể lại cho mọi người xung quanh.

Em có đồng ý với hành vi của anh T không? Vì sao?

Lời giải:

Em không đồng tình với hành vi của anh T vì đã vi phạm vào việc thực hiện nguyên tắc bầu cử của công dân.

Luyện tập 5 trang 102 KTPL 11: Qua tìm hiểu và nghiên cứu, chị M đã quyết định lựa chọn anh Q là đại biểu để bầu vào Hội đồng nhân dân cấp xã. Khi chị M đang viết phiếu bầu cho anh Q thì anh T cùng đi tham gia bầu cử đã cố ý nhìn trộm nội dung phiếu bầu của chị M và kể lại cho mọi người xung quanh.

Nếu là chị M, em sẽ làm gì để bảo vệ quyền và nghĩa vụ của mình?

Lời giải:

Nếu là chị M, em sẽ báo cáo lên các cơ quan có thẩm quyền để xử lí hành vi của anh T.

Luyện tập 6 trang 102 KTPL 11: Sau khi được chính quyền địa phương tuyên truyền pháp luật về bầu cử, ứng cử, được sự động viên của gia đình, anh H quyết định tự ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Anh H đã chuẩn bị và nộp hồ sơ ứng cử cho Uỷ ban bầu cử cấp tỉnh nơi mình đang cư trú. Đồng thời, anh H còn tích cực tìm hiểu các quy định của pháp luật để có thể thực hiện đầy đủ các quyền của mình.

Em hãy nhận xét việc thực hiện quyền và nghĩa vụ ứng cử của anh H.

Lời giải:

- Anh H đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ ứng cử của công dân. Cụ thể, anh H đã tích cực nghiên cứu các quy định của pháp luật, thực hiện đúng quy trình tự ứng cử.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 102 KTPL 11: Em hãy cùng bạn sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có nội dung về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử để xây dựng thành một tập san trưng bày tại lớp.

Lời giải:

(*) Một số hình ảnh:

Em hãy cùng bạn sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có nội dung về quyền và nghĩa vụ của công dân

Vận dụng 2 trang 102 KTPL 11: Em hãy viết một bài luận nói về trách nhiệm của công dân trong thực hiện quyền và nghĩa vụ bầu cử, ứng cử.

Lời giải:

(*) Bài viết tham khảo: Bầu cử - quyền và nghĩa vụ của công dân!

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Lá phiếu của người cử tri tuy khuôn khổ nó bé nhỏ, nhưng giá trị của nó thì vô cùng to lớn. Nhân dân ta đã trải qua biết bao gian khổ, hy sinh, biết bao xương máu trong cuộc cách mạng đánh đổ thực dân và phong kiến mới giành được nó... Vì vậy, đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử vừa là quyền lợi quý báu, vừa là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người cử tri”. Người căn dặn: “…dân ta sẽ tự do lựa chọn và bầu ra những người xứng đáng thay mặt cho mình, và gánh vác việc nước”.

Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân,… Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân”. Bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân là dịp để người dân thể hiện quyền làm chủ của mình thông qua lá phiếu bầu, trực tiếp lựa chọn những người có đủ đức, đủ tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân bầu vào cơ quan quyền lực nhà nước các cấp, thiết thực góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Mỗi cử tri khi tham gia bầu cử không những là niềm vinh dự được thực hiện quyền dân chủ, mà còn là nghĩa vụ công dân, thể hiện trách nhiệm chính trị của mình đối với vận mệnh đất nước, với bao thế hệ đã hy sinh xương máu để giành lại quyền thiêng liêng cho dân tộc là độc lập, tự do, dân chủ.

Thực tế qua nhiều cuộc bầu cử, bên cạnh số đông cử tri tâm huyết với đất nước, nêu cao trách nhiệm công dân, cũng còn một bộ phận cử tri có biểu hiện bàng quan, lơ là với việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Biểu hiện phổ biến ở những cử tri này là thiếu quan tâm đến cuộc bầu cử, coi sự kiện chính trị quan trọng này không có liên quan đến bản thân mình nên thường nhờ người khác bầu hộ, thậm chí không tham gia bỏ phiếu. Một bộ phận không nhỏ cử tri không tìm hiểu kỹ về nhân thân các ứng cử viên, không căn cứ vào tiêu chuẩn đại biểu để so sánh, lựa chọn người thực sự tiêu biểu đại diện cho ý chí và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Có cử tri khi cầm lá phiếu trong tay vẫn chưa biết số lượng đại biểu được bầu, chưa hiểu biết về từng ứng cử viên, nên gạch tên đại biểu một cách vô thức, rồi bỏ vào hòm phiếu để được đóng dấu “Đã đi bầu”. Chính những biểu hiện này không những tự mình tước bỏ quyền lợi thiêng liêng của mình, mà còn là hành xử thiếu trách nhiệm đối với đất nước, với dân tộc.

Bên cạnh đó, các thế lực thù địch, các loại tội phạm chưa bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là khi cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 sắp diễn ra, chúng ra sức xuyên tạc, vu cáo Nhà nước ta vi phạm “dân chủ”, “nhân quyền”, đàn áp những người “bất đồng chính kiến”…; chúng ngông cuồng đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận những thành tựu mà Nhân dân ta đã đạt được; xuyên tạc bản chất, tình hình cuộc bầu cử với các luận điệu mị dân như như: “Bầu cử chỉ là “màn kịch dân chủ” do Đảng đạo diễn, chỉ là hội nghị Đảng Cộng sản mở rộng”, “Không thể có bầu cử dân chủ khi Đảng Cộng sản lãnh đạo cuộc bầu cử”, “Bầu cử chỉ là hình thức vì Đảng đã sắp xếp trước rồi”, “Cần xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cuộc bầu cử”… Qua đó, nhằm lái dư luận theo hướng tiêu cực, kích động tư tưởng hoài nghi về công tác bầu cử, gieo rắc nhận thức sai lầm liên quan đến hoạt động bầu cử. Mục đích lớn nhất của bọn chúng là xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử, yêu cầu Đảng Cộng sản không được tham gia vào công tác bầu cử, không được lãnh đạo công tác bầu cử. Càng gần tới kỳ bầu cử, bọn chúng càng đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, kêu gọi, xúi giục Nhân dân trong nước tẩy chay bầu cử, có những hành vi phá rối, gây mất an ninh trật tự ở các khu vực bỏ phiếu hoặc trong thời gian diễn ra các hoạt động bầu cử; tung tin bôi nhọ, vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở Trung ương và địa phương tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, nhằm gây ngộ nhận trong cử tri, từ đó tác động cử tri không bỏ phiếu bầu cho những đồng chí này vào Quốc hội…

Chính vì vậy, để cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 thành công, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới, đòi hỏi phải có sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, cả hệ thống chính trị, trong đó đặc biệt phải kể đến vai trò của công dân. Để đảm bảo thực hiện đúng và đủ quyền, nghĩa vụ của công dân trong công tác bầu cử thì mỗi công dân cần làm tốt một số nội dung sau:

Một là, mỗi công dân cần nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng, mục đích của Cuộc bầu cử, quyền lợi và trách nhiệm của cử tri, những quy định cụ thể về quy định và thể lệ bầu cử thông qua việc tự tìm hiểu trên các phương tiên thông tin đại chúng, tham gia đầy đủ các buổi tiếp xúc cử tri, trên cơ sở đó để lựa chọn những ứng cử viên đủ tiêu chuẩn, thật sự tiêu biểu của dân tại cơ quan dân cử.

Hai là, mỗi công dân cần tự mình tham gia bầu cử, nghiên cứu kỹ tiêu chuẩn đại biểu, cơ cấu cần thiết của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, số lượng ứng cử viên và số đại biểu được bầu tại đơn vị bầu cử. Ứng cử viên ghi trong phiếu bầu cử là những người đã được lựa chọn, đều đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên, khi cầm lá phiếu trên tay, mỗi công dân cần cân nhắc, lựa chọn những ứng cử viên thật sự tiêu biểu, có kiến thức, năng lực phản ánh được ý chí và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân với cơ quan dân cử.

Ba là, mỗi công dân phải là người có trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội, hết sức tỉnh táo trước những thông tin xấu độc trên mạng xã hội, đề cao cảnh giác trước các âm mưu và thủ đoạn thâm độc của kẻ xấu; không ủng hộ, không chia sẻ các thông tin xấu độc, có mục đích phá hoại bầu cử, chống phá Đảng và chế độ; mạnh dạn bày tỏ quan điểm và nêu ý kiến phản bác lại những quan điểm, luận điệu sai trái của bọn phản động và những phần tử xấu trên không gian mạng cũng như ngoài xã hội; không để các thế lực thù địch lợi dụng, kích động tham gia vào những hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước cũng như gây cản trở Cuộc bầu cử.

Mỗi cử tri cần phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, thực hiện trách nhiệm công dân, tích cực tham gia bỏ phiếu, cân nhắc, lựa chọn kỹ lưỡng, xứng đáng là những công dân có trách nhiệm đối với đất nước.

Lý thuyết Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử

1. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

- Quyền bầu cử là quyền của công dân thực hiện quyền lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước bao gồm việc đề cử, giới thiệu người khác ứng cử và bỏ phiếu đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử

Các cử chi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình

- Quyền ứng cử là việc công dân có đủ điều kiện thể hiện nguyện vọng của mình được ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

- Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân một cách bình đẳng, không bị phân biệt đối xử, trừ những trường hợp do pháp luật quy định.

- Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri, trừ những trường hợp do pháp luật quy định. Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú.

- Công dân thực hiện quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

- Công dân thực hiện quyền ứng cử bằng tự ứng cử hoặc giới thiệu người khác ứng cử, trừ các trường hợp do pháp luật quy định.

- Công dân phải tự mình đi bỏ phiếu bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ những trường hợp do pháp luật quy định.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử

Không phân biệt già trẻ, địa vị mọi công dân trong độ tuổi

đều đi bầu cử để thực hiện nghĩa vụ của mình

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân dân về bầu cử và ứng cử có thể dẫn tới một số hậu quả sau:

- Về phía cơ quan nhà nước:

+ Xâm phạm tới quyền bầu cử và ứng cử của công dân; làm sai lệch kết quả bầu cử;

+ Gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước, không chọn được đúng đại biểu có uy tín, năng lực, trách nhiệm vào các cơ quan nhà nước;

+ Gây mất ổn định tình hình xã hội.

- Về phía công dân:

+ Không thể hiện được ý chí và nguyện vọng của bản thân.

+ Không thực hiện đúng trách nhiệm của bản thân.

+ Không tham gia xây dựng được bộ máy nhà nước.

- Các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính, xử lí hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo

Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc

Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

1 842 19/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: