Giải Kinh tế pháp luật 11 Bài 10 (Cánh diều): Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật | KTPL 11
Với giải bài tập Kinh tế pháp luật 11 Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 11 Bài 10.
Giải KTPL 11 Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Lời giải:
- Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ:
+ Công dân bình đẳng về quyền. Bất kì công dân nào nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công dân.
+ Công dân bình đẳng về nghĩa vụ như: tuân theo Hiến pháp và pháp luật; nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; nghĩa vụ bảo vệ môi trường, nghĩa vụ nộp thuế,...
+ Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt, đối xử bởi lí do dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội. Pháp luật không thừa nhận đặc quyền, đặc lợi của bất kì đối tượng, tầng lớp nào.
- Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí:
+ Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật, không phân biệt đó là người có chức, có quyền, có địa vị xã hội hay là một công dân bình thường, không phân biệt giới tính, tôn giáo,...
+ Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì từ người lãnh đạo cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không phân biệt đối xử.
Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 68
1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
Lời giải:
Trong trường hợp 1, các bạn học sinh lớp 12 đã được hưởng quyền bình đẳng về học tập, nghĩa là bình đẳng về quyền, vì đều được đăng kí tham gia tuyển sinh vào đại học theo nguyện vọng cá nhân.
Câu hỏi trang 68 KTPL 11: Ở trường hợp 2, thể hiện bình đẳng về quyền nào của công dân?
Lời giải:
Ở trường hợp 2, việc anh Kiên và chị Hạnh cùng được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh là thể hiện bình đẳng trong việc hưởng quyền tự do kinh doanh của công dân.
Lời giải:
Trong tình huống 1, cơ quan thuế không chấp nhận đề nghị của bà V được chậm nộp thuế là để đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế của công dân theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi trang 68 KTPL 11: Em đồng ý với ý kiến của bạn Q hay bạn K trong tình huống 2? Vì sao?
Lời giải:
Đồng ý với ý kiến của bạn Q trong tình huống 2, vì mọi công dân trong độ tuổi đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự. Việc bố của K nộp thuế là thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của người kinh doanh, còn K cũng như Q và P đều phải thực hiện đăng kí nghĩa vụ quân sự, thực hiện đúng nghĩa vụ công dân, không phân biệt.
Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 70
2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
Lời giải:
- Bà X, bà Y ở thông tin 3, bị cáo C và D ở thông tin 4 đều bị xử lí do vi phạm pháp luật, vì bất kì người nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình, không phân biệt.
- Việc Đội quản lí thị trường huyện T ở thông tin 3 và Toà án nhân dân tỉnh V ở thông tin 4 xử phạt những người vi phạm pháp luật đã thể hiện công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
Lời giải:
Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí có nghĩa là bất kì người nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình theo quy định của pháp luật.
Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 71
3. Ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân đối với đời sống con người và xã hội
Lời giải:
Quy định ưu tiên tuyển sinh đại học cho học sinh người dân tộc thiểu số là thể hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, vì trong trường hợp này quyền bình đẳng thể hiện ở chỗ học sinh người dân tộc thiểu số được bình đẳng về cơ hội học tập để có cơ hội được học đại học như học sinh người dân tộc Kinh; nếu không được ưu tiên cộng điểm thì học sinh người dân tộc thiểu số sẽ khó có cơ hội được học đại học, sẽ bị thiệt thòi dẫn đến bất bình đẳng trong việc thực hiện quyền học tập.
Câu hỏi trang 71 KTPL 11: Quyền bình đẳng của công dân được thể hiện như thế nào trong trường hợp 2?
Lời giải:
Ở trường hợp 2, quyền bình đẳng của công dân thể hiện ở chỗ cả anh Thành và anh Tài đều được đối xử như nhau khi đăng kí thành lập doanh nghiệp, đều được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, không phụ thuộc vào vốn điều lệ và địa bàn hoạt động.
Lời giải:
Quyền bình đẳng có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người, vì nó tạo điều kiện cho con người được phát triển đầy đủ, toàn diện, có điều kiện và khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Luyện tập
A. Ông G và ông H có điều kiện, hoàn cảnh khác nhau cùng nộp đơn đăng kí kinh doanh, với hồ sơ và điều kiện như nhau, đều được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
B. S và P cùng 16 tuổi, cùng đi xe máy vào đường ngược chiều, nhưng Cảnh sát giao thông chỉ xử phạt S mà không xử phạt P.
C. Bà X và bà Y là hai hộ kinh doanh cùng kinh doanh một mặt hàng và cùng chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như nhau, nhưng cửa hàng của bà X bị xử phạt, còn cửa hàng của bà Y thì không bị xử phạt với lí do cửa hàng này bán hàng kém hơn.
D. Hai bạn B và C đều mới tốt nghiệp trung học phổ thông, đã khám sức khoẻ và đều thuộc diện nhập ngũ theo quy định, nhưng B có giấy gọi nhập ngũ, còn C thì được miễn với lí do chờ ôn thi đại học cho sang năm.
Lời giải:
- Đáp án đúng: A. Vì ông G và ông H tuy có điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, nhưng nộp hồ sơ kinh doanh đều được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Điều này thể hiện bình đẳng trong việc hưởng quyền tự do kinh doanh của công dân.
Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 72
Luyện tập 2 trang 72 KTPL 11: Em hãy xử lí tình huống sau:
Tình huống a. Lớp 12B có 35 bạn đăng kí thi vào các trường đại học khác nhau trên cơ sở kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Kết quả có 10 bạn trúng tuyển vào đại học, 15 bạn đủ điểm vào các trường cao đẳng, còn 10 bạn khác thì không trúng tuyển, đi vào cuộc sống lao động. Với kết quả này, một số bạn cho rằng các bạn của lớp 12B không có quyền bình đẳng với nhau trong học tập.
Em có đồng ý với ý kiến của các bạn trong tình huống này không? Vì sao?
Tình huống b. Trong đợt kiểm tra một số cửa hàng thuốc tân dược, Thanh tra Y tế tỉnh H phát hiện hai quầy thuốc của chị C và chị D có một số sai phạm. Cụ thể: Cửa hàng của chị C có một số thuốc trong đó cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc có bao bì không đúng hồ sơ đăng kí; còn cửa hàng của chị D thì thay đổi, sửa chữa hạn dùng ghi trên nhãn hiệu của một số thuốc tân dược. Theo vi phạm này, mức xử phạt vi phạm của mỗi cửa hàng sẽ là từ 10 triệu đến 30 triệu đồng. Nhưng Thanh tra chỉ ra quyết định xử phạt chị D, còn chị C được bỏ qua vì trước đó chị đã nhờ người quen giúp đỡ.
Em nhận xét thế nào về việc xử phạt của Thanh tra y tế trong tình huống trên?
Việc Thanh tra y tế không xử phạt chị C gây ra hậu quả gì cho công dân và xã hội?
Lời giải:
- Tình huống a.
+ Không đồng ý với ý kiến của một số bạn lớp 12A khi cho rằng các bạn HS lớp 12B không có quyền bình đẳng với nhau trong học tập.
+ Vì: quyền bình đẳng của HS đã được thể hiện ở quyền dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông và đăng kí dự tuyển vào đại học mà không bị phân biệt đối xử. Còn việc trúng tuyển hay không trúng tuyển lại tuỳ thuộc vào số điểm quy định, nghĩa là phụ thuộc vào khả năng thực hiện quyền của mỗi người.
Tình huống b.
+ Hành vi xử phạt của Thanh tra y tế là thể hiện không đúng về quyền bình đăng của công dân về trách nhiệm pháp lí.
+ Việc Thanh tra y tế không xử phạt chị C làm ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật, tạo tiền lệ xấu cho việc thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước và công dân.
Lời giải:
(*) Tham khảo: Bản thân em đã thực hiện một số hoạt động thể hiện quyền bình đẳng của công dân. Ví dụ như:
+ Trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10, em đã đăng kí dự thi vào ngôi trường mà bản thân em yêu thích.
+ Khi đăng kí tổ hợp môn học, em đăng kí lựa chọn các môn học phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân,…
Vận dụng
Lời giải:
(*) Gợi ý: Lập kế hoạch tuyên truyền.
+ Nêu rõ mục đích tuyên truyền; tuyên truyền cho những đối tượng nào.
+ Hình thức tuyên truyền: tranh ảnh; áp phích; bài viết; thuyết trình;...
+ Nội dung tuyên truyền: Về quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực cụ thể (HS chọn lĩnh vực tuyên truyền phù hợp với đối tượng tuyên truyền).
+ Xác định rõ thời gian, địa điểm
(*) Sản phẩm tham khảo: Tờ gấp tuyên truyền pháp luật về “Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị”
Lý thuyết Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
- Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ:
+ Mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội.
+ Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
- Công dân bình đẳng về quyền. Bất kì công dân nào nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công dân như: quyền bầu cử, ứng cử; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin; quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo; quyền sở hữu tài sản; quyền tự do kinh doanh, quyền học tập, quyền được đảm bảo an sinh xã hội,...
- Công dân bình đẳng về nghĩa vụ như: tuân theo Hiến pháp và pháp luật; nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; nghĩa vụ bảo vệ môi trường, nghĩa vụ nộp thuế,...
- Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt, đối xử bởi lí do dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội. Pháp luật không thừa nhận đặc quyền, đặc lợi của bất kì đối tượng, tầng lớp nào.
- Trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh như nhau, công dân được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu lại tuỳ thuộc vào điều kiện, khả năng và hoàn cảnh của mỗi người.
Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân
2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
- Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật, không phân biệt đó là người có chức, có quyền, có địa vị xã hội hay là một công dân bình thường, không phân biệt giới tính, tôn giáo,...
- Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì từ người lãnh đạo cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không phân biệt đối xử.
3. Ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân đối với đời sống con người và xã hội
- Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là một trong các quyền cơ bản của con người, của công dân được quy định trong Hiến pháp và luật, được thực hiện trong thực tế.
- Quyền bình đẳng trước pháp luật tạo điều kiện để công dân được sống một cuộc sống an toàn, lành mạnh, được phát triển đầy đủ và toàn diện, trên cơ sở đó có điều kiện và khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình, đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật.
- Quyền bình đẳng trước pháp luật tạo ra sự công bằng giữa mọi công dân, không bị phân biệt đối xử trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, là cơ sở đảm bảo cho xã hội an toàn, ổn định và phát triển.
Bình đẳng giúp cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn
Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội
Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 11 Cánh diều (hay nhất)
- Văn mẫu lớp 11 - Cánh diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 - Cánh diều
- Giải SBT Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 11 – Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Toán 11 - Cánh diều
- Giải sbt Toán 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – ilearn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sgk Vật lí 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải sbt Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Hóa 11 - Cánh diều
- Giải sbt Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải sbt Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Lịch sử 11 - Cánh diều
- Giải sbt Lịch sử 11 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Địa lí 11 - Cánh diều
- Giải sbt Địa lí 11 – Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sbt Công nghệ 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sbt Tin học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng an ninh 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 11 – Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Cánh diều