Giải Kinh tế pháp luật 11 Bài 18 (Cánh diều): Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở | KTPL 11

Với giải bài tập Kinh tế pháp luật 11 Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 11 Bài 18.

1 628 19/09/2024


Giải KTPL 11 Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Mở đầu trang 124 KTPL 11: Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Lời giải:

- Chỗ ở của công dân được nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

- Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép thì mới được khám xét chỗ ở của một người. Việc khám xét cũng không được tuỳ tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 125

1. Pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Câu hỏi trang 125 KTPL 11: Từ các thông tin trên, em hãy cho biết trong tình huống 1, ông T đã bảo vệ quyền của mình như thế nào.

Lời giải:

Trong tình huống 1, ông T đã thực hiện đúng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, không cho người khác vào nhà mình để tìm kiếm tên ăn trộm, vì không thuộc trường hợp được pháp luật cho phép.

Câu hỏi trang 125 KTPL 11: Trong tình huống 2, ông C có quyền vào nhà H không? Vì sao?

Lời giải:

Trong tình huống 2, ông C không có quyền vào nhà H để tìm kiếm, vì ông C không là người có thẩm quyền tìm kiếm, khám xét theo quy định tại khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

Câu hỏi trang 125 KTPL 11: Các thông tin nói đến quyền nào của công dân? Em hiểu nội dung quyền đó như thế nào?

Lời giải:

Các thông tin 1, 2, 3 nói đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Quyền này có nghĩa là: không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác, nếu không được người đó cho phép. Việc khám chỗ ở chỉ được tiến hành trong trường hợp được pháp luật cho phép.

Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 126

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu hỏi trang 126 KTPL 11: Ở tình huống trên, gia đình chị Q đã bị ảnh hưởng như thế nào từ hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của bố con ông N?

Lời giải:

Trong tình huống, từ hành vi xâm phạm của bố con ông N, gia đình chị Q đã bị ảnh hưởng. Cụ thể là:

+ Bị xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

+ Bị ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của gia đình.

Câu hỏi trang 126 KTPL 11: Từ thông tin trên, em hãy cho biết, ông N và hai con của ông có thể bị xử lí như thế nào từ hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của chị Q.

Lời giải:

Từ hành vi vi phạm của mình, ông N và hai con của ông có thể bị xử lí hình về tội xâm phạm chỗ ở của người khác, có thể bị phạt cải tạo không giam giữ sự từ 3 tháng đến 2 năm.

3. Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện các quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu hỏi trang 127 KTPL 11: Em đồng ý với ý kiến của bạn nào trong trường hợp trên? Vì sao?

Lời giải:

- Đồng ý với ý kiến của bạn Hiền, vì không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác, nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật quy định.

Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 128

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 128 KTPL 11: Hành vi nào sau đây là thực hiện đúng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? Vì sao?

A. Tự tiện vào nhà hàng xóm khi nghỉ ngờ người trong gia đình họ lấy trộm đồ vật của mình.

B. Khám nhà của một người theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

C. Vào nhà người khác khi nghi ngờ trong nhà có kẻ trộm đang lẩn trốn.

D. Vào nhà người khác khi nghi ngờ trong nhà có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án.

Lời giải:

- Phương án đúng: B.

- Vì: Đây là trường hợp khám nhà đúng theo quy định của pháp luật.

Luyện tập 2 trang 128 KTPL 11: Bà X dựng xe máy ở cổng nhà nhưng quên túi xách ở xe. Khi quay ra, thấy túi xách của mình không còn nữa, bà X hoảng hốt vì trong túi có tiền và giấy tờ cần thiết. Bà X nghỉ cho V (12 tuổi) đã lấy túi xách của mình, vì lúc ấy V đang chơi ở gần đó. Bà X đến nhà V đòi khám nhà nhưng chị em V không đồng ý. Bà X vẫn xông vào nhà lục soát, bất chấp sự phản đối của hai chị em V.

Hành vi của bà X đã xâm phạm đến quyền nào của chị em V? Vì sao?

Lời giải:

Hành vi của bà X đã xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của chị em V, vì đã tự ý vào nhà lục soát khi không được sự cho phép của chủ nhà.

Luyện tập 2 trang 128 KTPL 11: Bà X dựng xe máy ở cổng nhà nhưng quên túi xách ở xe. Khi quay ra, thấy túi xách của mình không còn nữa, bà X hoảng hốt vì trong túi có tiền và giấy tờ cần thiết. Bà X nghỉ cho V (12 tuổi) đã lấy túi xách của mình, vì lúc ấy V đang chơi ở gần đó. Bà X đến nhà V đòi khám nhà nhưng chị em V không đồng ý. Bà X vẫn xông vào nhà lục soát, bất chấp sự phản đối của hai chị em V.

Theo em, V và chị mình có thể làm gì để bảo vệ quyền của mình bị xâm phạm?

Lời giải:

Để bảo vệ quyền của mình bị xâm phạm, V và chị mình có thể tố cáo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm của bà X.

Luyện tập 3 trang 128 KTPL 11: Ông L và ông M tranh chấp về quyền sở hữu căn nhà và khởi kiện ra Toà án. Theo bản án của Toà án thì quyền sở hữu căn nhà trên thuộc về ông M. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, ông M không đề nghị thi hành bản án mà thuê một số thanh niên cầm gậy gộc cùng mình xông vào nhà đánh ông L và ép buộc gia đình ông phải chuyển đồ đạc ra khỏi nhà, để chiếm lại căn nhà.

Hành vi của ông M có phù hợp với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân không? Vì sao?

Lời giải:

- Hành vi của ông M không phù hợp với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, vì đã đuổi trái phép ông L ra khỏi chỗ ở của mình, vi phạm khoản 1 Điều 158 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Luyện tập 4 trang 128 KTPL 11: Tự liên hệ bản thân, em đã thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở như thế nào? Nêu ví dụ.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Bản thân em đã thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Điều này được thể hiện qua việc:

+ Học tập, tìm hiểu và nắm vững các nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân để thực hiện cho đúng; phân biệt hành vi đúng, sai để tự bảo vệ mình và bảo vệ những người xung quanh trước hành vi vi phạm.

+ Tự giác thực hiện quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

+ Tôn trọng chỗ ở của người khác. Không được xâm nhập trái phép chỗ ở của người khác; không được tự tiện vào chỗ ở, lục lọi chỗ ở của người khác trong mọi trường hợp khi chưa có sự cho phép của chủ nhà.

+ Mỗi chúng ta cần phải biết bảo vệ chỗ ở của mình; tố cáo, phê phán các hành vi xâm phạm chỗ ở của mình và của người khác.

+ Nhắc nhở bạn bè, vận động những người xung quanh cùng thực hiện.

- Ví dụ: không tự ý vào nhà người khác khi không được sự cho phép/ đồng ý của họ.

Vận dụng

Vận dụng trang 128 KTPL 11: Em hãy cùng các bạn trong nhóm sưu tầm thông tin và thiết kế sản phẩm tuyên truyền về quyền khả xâm phạm về chỗ ở của công dân trong khu dân cư (xã, phường; thôn, xóm); trình bày trước lớp sản phẩm của nhóm.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Tờ gấp tuyên truyền về: “Một số quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở”

- Trang số 1:

Em hãy cùng các bạn trong nhóm sưu tầm thông tin và thiết kế sản phẩm tuyên truyền

- Trang số 2:

Em hãy cùng các bạn trong nhóm sưu tầm thông tin và thiết kế sản phẩm tuyên truyền

Lý thuyết Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

1. Pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

- Xâm phạm chỗ ở của người khác là hành vi khám trái pháp luật chỗ ở, đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm chỗ ở của công dân.

- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

- Việc khám xét chỗ ở của một người chỉ được tiến hành trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đó là khi có căn cứ để nhận định chỗ ở đó đang có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án; khi cần bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã lần trốn ở đó. Việc khám xét cũng phải tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Lực lượng công an đọc lệnh khám xét trước khi khám xét nhà dân

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

- Xâm phạm chỗ ở của công dân là hành vi trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được pháp luật bảo hộ. Hành vi này làm ảnh hưởng đến sự bình yên của công dân, có thể làm cho công dân bị mất chỗ ở, bị ảnh hưởng đến cuộc sống, đến sinh hoạt bình thường của họ và các thành viên trong gia đình, gây thiệt hại về vật chất và tinh thần cho nạn nhân.

- Người nào xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc bị xử lí hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Xâm phạm chỗ ở của công dân làm ảnh hưởng đến sự bình yên của công dân

3. Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện các quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

- Tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là trách nhiệm của mọi công dân, trong đó có học sinh.

- Là công dân - học sinh, mỗi chúng ta cần:

+ Học tập, tìm hiểu và nắm vững các nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân để thực hiện cho đúng; phân biệt hành vi đúng, sai để tự bảo vệ mình và bảo vệ những người xung quanh trước hành vi vi phạm.

+ Tự giác thực hiện quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

+ Tôn trọng chỗ ở của người khác. Không được xâm nhập trái phép chỗ ở của người khác; không được tự tiện vào chỗ ở, lục lọi chỗ ở của người khác trong mọi trường hợp khi chưa có sự cho phép của chủ nhà.

+ Mỗi chúng ta cần phải biết bảo vệ chỗ ở của mình; tố cáo, phê phán các hành vi xâm phạm chỗ ở của mình và của người khác.

+ Nhắc nhở bạn bè, vận động những người xung quanh cùng thực hiện.

Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc

Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

1 628 19/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: