Giải Kinh tế pháp luật 11 Bài 17 (Cánh diều): Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm | KTPL 11

Với giải bài tập Kinh tế pháp luật 11 Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 11 Bài 17.

1 641 19/09/2024


Giải KTPL 11 Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Mở đầu trang 116 KTPL 11: Em hãy cùng các bạn tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”: Nêu những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Một số hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm:

- Đánh đập, hành hạ, gây thương tích đối với người khác.

- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

- Bịa đặt thông tin sai sự thật, vu cáo người khác.

- Bắt giữ, giam giữ người trái quy định của pháp luật

- ….

Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 117

1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể

Câu hỏi trang 117 KTPL 11: Từ thông tin về quy định của Hiến pháp, trong các tình huống trên, theo em quyền nào của công dân bị vi phạm. Vì sao?

Lời giải:

- Trong tình huống 1, không có quyền nào của công dân bị vi phạm.

- Trong tình huống 2, quyền bất khả xâm phạm về thân thể của anh K bị vi phạm.

Câu hỏi trang 117 KTPL 11: Em còn biết những hành vi đúng, sai nào khác trong việc bắt và giam giữ người? Vì sao?

Lời giải:

Ngoài các tình huống trên, còn có các hành vi đúng, sai khác trong việc bắt và giam giữ người:

+ Hành vi đúng: Bắt khi có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bắt người đang phạm tội quả tang;... Vì những hành vi bắt người này được pháp luật quy định cho những người có thẩm quyền và trong từng trường hợp cụ thể.

+ Hành vi sai: Bắt, giam giữ người do nghi ngờ người trộm cắp tài sản; bắt, giam giữ người vì không trả nợ;...

Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 119

2. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

Câu hỏi trang 119 KTPL 11: Từ thông tin 1 và 3, theo em trong tình huống 1, anh S đã xâm phạm quyền nào của anh Q?

Lời giải:

Trong tình huống 1, anh S đã xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của anh Q.

Câu hỏi trang 119 KTPL 11: Từ thông tin 2, em hãy cho biết trong tỉnh huống 2, chị M đã xâm phạm đến quyền nào của chị N? Chị N có thể làm gì để bảo vệ quyền của mình?

Lời giải:

Trong tình huống 2, chị M đã xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm cuat chị N.

Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 121

3. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân

Câu hỏi trang 121 KTPL 11: Trong thông tin trên, theo em, hành vi vi phạm có thể gây ra những hậu quả gì? Trách nhiệm pháp lí nào được áp dụng đối với hành vi vi phạm?

Lời giải:

Trong thông tin Bộ luật Hình sự năm 2015, hành vi vi phạm có thể dẫn đến hậu quả là: bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, bị phạt tù; ngoài ra, người vi phạm có thể còn bị phạt tiền.

Câu hỏi trang 121 KTPL 11: Từ trường hợp trên, em hãy cho biết hậu quả nào đã xảy ra đối với hành vi của D khi vu khống, xâm phạm đến nhân phẩm và danh dự của chị H.

Lời giải:

Hành vi của D vu khống, xâm phạm đến nhân phẩm và danh dự của chị H nên đã bị phạt tiền và buộc phải xin lỗi, công khai cải chính trên mạng xã hội.

Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 122

4. Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân

Câu hỏi trang 122 KTPL 11: Em nhận xét như thế nào về cách thể hiện trách nhiệm của các bạn trong trường hợp trên?

Lời giải:

- Trong trường hợp trên, trước hành vi sai phạm của bạn V, các bạn học sinh trong lớp đã có các cách xử sự khác nhau:

+ Một số bạn đã thể hiện trách nhiệm, coi hành vi của V là xâm phạm danh dự, uy tín của Q nên đã khuyên V dừng việc hành vi, việc làm của mình.

+ Một số bạn khác đã thể hiện thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 122 KTPL 11: Hành vi nào dưới đây xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác? Vì sao?

A. Chê bai người khác trước bạn bè.

B. Trách bạn không cho mình nhìn bài kiểm tra.

C. Nói xấu, xúc phạm người khác trước mặt nhiều người.

D. Phê phán người khác trong cuộc họp.

Lời giải:

- Phương án đúng: C.

- Vì: Nói xấu, xúc phạm người khác trước mặt nhiều người là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, trái quy định pháp luật.

Luyện tập 2 trang 122 KTPL 11: Công ty K kí hợp đồng thuê nhà của ông H làm văn phòng làm việc, trong đó thoả thuận tiền thuê mỗi quý được trả vào ngày mùng 5 tháng đầu tiên của quý. Đã quá hạn nhưng Công ty K vẫn không trả tiền cho ông H, với lí do công ty đang khó khăn về tài chính. Đòi tiền không được, ông H khoá cửa nhà lại, nhốt 5 người của công ty đang ở trong phòng làm việc. 3 giờ sau, mọi người trong nhà mới được giải thoát, nhờ sự can thiệp của Công an phường.

Theo em, ông H có vi phạm pháp luật không? Vi phạm như thế nào?

Lời giải:

- Ông H đã có hành vi vi phạm pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

- Hành vi vi phạm của ông H là: Tự ý giam giữ trái phép 5 người của ty K; thực hiện hành vi giam người trái pháp luật, xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 123

Luyện tập 3 trang 123 KTPL 11: Trong quá trình kinh doanh mĩ phẩm, Q có bất đồng với H và thường xuyên nói xấu H trên mạng xã hội. H rất buồn, vì những thông tin không đúng sự thật về mình cứ bị lan truyền, chia sẻ cho nhiều người biết.

Hành vi của Q đã xâm phạm đến quyền gì của H? Giải thích vì sao.

Lời giải:

- Hành vi của Q đã xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của H, vì đã thường xuyên nói xấu H trên mạng xã hội, mục đích là để hạ thấp uy tín, danh dự của H.

Luyện tập 4 trang 123 KTPL 11: Ông H và ông M có xích mích, nhiều lần lời qua tiếng lại. Từ chửi nhau dẫn đến xô xát, N là con trai ông H cầm khúc gỗ đánh P là con trai ông M khiến P bị gãy xương sườn. P phải điều trị tại bệnh viện, mất chi phí hơn 30 triệu đồng.

Hành vi của N đã vi phạm quyền nào của công dân? Hành vi đó sẽ phải chịu hậu quả gì?

Lời giải:

- Hành vi của N đã xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân. Hành vi đó tuỳ theo mức độ có thể bị xử lí hình sự như: phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù; ngoài ra, N còn phải chịu trách nhiệm dân sự, phải trả tiền bồi thường cho anh P do phải điều trị tại bệnh viện.

Luyện tập 5 trang 123 KTPL 11: Tự liên hệ bản thân, trong cuộc sống em đã thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân như thế nào.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Những việc làm của bản thân trong việc thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân:

+ Học tập, tìm hiểu các nội dung cơ bản của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân; phân biệt được hành vi đúng, sai để tự bảo vệ mình và bảo vệ những người xung quanh trước hành vi vi phạm.

+ Tôn trọng thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác và của chính bản thân mình. Mỗi người phải biết tự bảo vệ quyền của mình, tố cáo những việc làm sai trái với quy định của pháp luật.

+ Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân bằng những hành vi, việc làm cụ thể, phù hợp, nhắc nhở bạn bè và những người xung quanh cùng thực hiện.

Vận dụng

Vận dụng trang 123 KTPL 11: Em hãy cùng các bạn trong nhóm sưu tầm thông tin và thiết kế sản phẩm tuyên truyền về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân trong khu dân cư (xã, phường, thôn, xóm); trình bày kế hoạch trước lớp.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Tờ gấp tuyên truyền về: quyền bất khả xâm phạm về thân thể, sức khỏe của công dân

- Trang số 1:

Em hãy cùng các bạn trong nhóm sưu tầm thông tin và thiết kế sản phẩm tuyên truyền

- Trang số 2:

Em hãy cùng các bạn trong nhóm sưu tầm thông tin và thiết kế sản phẩm tuyên truyền

Lý thuyết Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể

- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định tại Điều 20 Hiến pháp năm 2013 và các luật có liên quan.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể:

+ Không một ai có quyền tự ý bắt, giam, giữ người nếu không thuộc trường hợp pháp luật cho phép như có quyết định của Toà án, Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp cá nhân đó vi phạm pháp luật bị bắt quả tang.

+ Tự tiện bắt người và giam giữ người không theo quy định của pháp luật là hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Hành vi đó tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lí hình sự, xử phạt vi phạm hành chính, xử lí kỉ luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

- Các trường hợp được phép bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ. Trong các trường hợp này việc bắt, giam giữ người phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

2. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quyền cơ bản của con người, của công dân được ghi nhận tại Điều 19, 20 Hiến pháp năm 2013 và các luật có liên quan.

- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm có nghĩa là tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người được pháp luật bảo hộ. Mọi người có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm. Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

- Xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác là hành vi cố ý hoặc vô ý làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác như hành vi đánh người gây thương tích, làm chết người, đe doạ giết người. Xâm phạm danh dự và nhân phẩm của người khác là hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và danh dự của người đó.

- Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật. Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi đánh người, tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình gây thương tích, xâm phạm tới tính mạng, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.

- Danh dự và nhân phẩm của cá nhân được tôn trọng và bảo vệ.

3. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân

- Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân là hành vi trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân được pháp luật bảo hộ; làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tác động xấu đến dư luận xã hội.

- Hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân vừa gây ra hậu quả cho người bị vi phạm, vừa gây ra hậu quả cho xã hội và người có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lí đối với hành vi của mình.

- Đối với người bị vi phạm: Có thể bị tước đoạt quyền sống, bị thiệt hại, ảnh hưởng về sức khỏe, thiệt hại đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của mình.

- Đối với người có hành vi vi phạm: Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm của mình. Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử phạt vi phạm hành chính, xử lí kỉ luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

4. Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân

- Thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là trách nhiệm của mọi công dân, trong đó có học sinh.

- Là công dân - học sinh, mỗi chúng ta cần:

+ Học tập, tìm hiểu các nội dung cơ bản của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân; phân biệt được hành vi đúng, sai để tự bảo vệ mình và bảo vệ những người xung quanh trước hành vi vi phạm.

+ Tôn trọng thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác và của chính bản thân mình. Mỗi người phải biết tự bảo vệ quyền của mình, tố cáo những việc làm sai trái với quy định của pháp luật.

+ Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân bằng những hành vi, việc làm cụ thể, phù hợp, nhắc nhở bạn bè và những người xung quanh cùng thực hiện.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc

Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

1 641 19/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: