Giải KHTN 8 Bài 22 (Kết nối tri thức): Mạch điện đơn giản

Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 22: Mạch điện đơn giản sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 8 Bài 22.

1 6,537 22/10/2024


Giải KHTN 8 Bài 22: Mạch điện đơn giản

Giải KHTN 8 trang 91

Mở đầu trang 91 Bài 22 KHTN 8: Có một pin, một bóng đèn pin, một công tắc, các đoạn dây nối (hình bên). Làm cách nào để bóng đèn pin phát sáng?

: Có một pin, một bóng đèn pin, một công tắc, các đoạn dây nối

Trả lời:

Để bóng đèn pin phát sáng, ta phải dùng các đoạn dây nối để nối các dụng cụ: pin, bóng đèn, công tắc với nhau thành một mạch kín.

Ví dụ:

: Có một pin, một bóng đèn pin, một công tắc, các đoạn dây nối

I. Mạch điện và các bộ phận của mạch điện

Hoạt động 1 trang 91 KHTN 8: Vẽ sơ đồ của mạch điện trong Hình 22.1.

Trả lời:

Các em vẽ lại sơ đồ mạch điện hình 22.1.

Vẽ sơ đồ của mạch điện trong Hình 22.1

Giải KHTN 8 trang 92

Hoạt động 2 trang 92 KHTN 8: Gọi tên các thiết bị được đánh số từ (1) đến (4) ở sơ đồ mạch điện Hình 22.2.

Gọi tên các thiết bị được đánh số từ (1) đến (4) ở sơ đồ mạch điện Hình 22.2

Trả lời:

Tên các thiết bị được đánh số từ (1) đến (4) ở sơ đồ mạch điện là

(1) – nguồn điện

(2) – công tắc mở

(3) – bóng đèn

(4) – điện trở

Hoạt động 3 trang 92 KHTN 8: Mắc mạch điện gồm pin, bóng đèn, công tắc, dây nối. Tiến hành kiểm tra và đóng công tắc để đảm bảo mạch điện kín và đèn sáng. Nếu đèn không sáng, tìm nguyên nhân.

Trả lời:

- Các bạn mắc mạch điện như sơ đồ sau, khi đóng công tắc để đảm bảo mạch điện kín và đèn sáng.

Mắc mạch điện gồm pin, bóng đèn, công tắc, dây nối

- Nếu đèn không sáng kiểm tra một vài yếu tố sau:

+ Kiểm tra xem pin còn điện hay hết Nếu hết thì thay pin mới.

+ Kiểm tra bóng đèn còn dây tóc hay đứt Nếu bóng hỏng thì thay bóng mới.

+ Kiểm tra các đoạn dây nối có chỗ nào bị hở không, các chốt cắm, mấu nối đã chặt chưa,…. Nếu chưa thì chỉnh lại cho mạch kín hoặc thay dây khác.

Giải KHTN 8 trang 93

Hoạt động 4 trang 93 KHTN 8: Dòng điện cung cấp bởi pin hoặc acquy có chiều không đổi gọi là dòng điện một chiều. Người ta quy ước chiều dòng điện trong mạch điện là chiều từ cực dương của nguồn điện qua dây nối và các dụng cụ tiêu thụ điện tới cực âm của nguồn điện. Vẽ mũi tên chỉ chiều dòng điện trong các sơ đồ mạch điện ở Hình 22.3.

Dòng điện cung cấp bởi pin hoặc acquy có chiều không đổi gọi là dòng điện một chiều

Trả lời:

Dòng điện cung cấp bởi pin hoặc acquy có chiều không đổi gọi là dòng điện một chiều

Câu hỏi 1 trang 93 KHTN 8: Trong mạng điện của gia đình có sử dụng cầu chì không? Nếu có thì cầu chì mắc ở vị trí nào? Có công dụng gì?

Trả lời:

Trong mạng điện của gia đình có sử dụng cầu chì. Được mắc nối tiếp với các thiết bị điện.

Thiết bị điện

Công dụng

Cầu chì

Bảo vệ các thiết bị điện khác trong mạch điện không bị hỏng khi vì một lí do nào đó, dòng điện trong mạch đột ngột tăng quá mức.

Cầu dao tự động

Cầu dao sẽ tự động ngắt mạch điện để các thiết bị điện không bị hỏng khi dòng điện đột ngột tăng quá mức.

Rơle

Điều khiển đóng, ngắt mạch điện.

Chuông điện

Phát ra âm thanh khi có dòng điện chạy qua.

Câu hỏi 2 trang 93 KHTN 8: Trong mạng điện của gia đình có sử dụng cầu dao tự động không? Nó được đặt ở vị trí nào? Có công dụng gì?

Trả lời:

Trong mạng điện của gia đình có sử dụng cầu dao tự động. Được mắc ngay sau đầu vào của mạng điện lưới đưa vào từng hộ gia đình hoặc ở từng tầng của căn hộ.

Thiết bị điện

Công dụng

Cầu dao tự động

Cầu dao sẽ tự động ngắt mạch điện để các thiết bị điện không bị hỏng khi dòng điện đột ngột tăng quá mức.

Giải KHTN 8 trang 94

Câu hỏi 3 trang 94 KHTN 8: Nhà em có lắp chuông điện không? Chuông điện thường được đặt ở vị trí nào trong nhà? Nó có công dụng gì?

Trả lời:

Nhà em có lắp chuông điện. Chuông điện thường được đặt ở cửa nhà.

Thiết bị điện

Công dụng

Chuông điện

Phát ra âm thanh khi có dòng điện chạy qua.

Em có thể 1 trang 94 KHTN 8: Nhận biết được các thiết bị bảo vệ mạng điện trong gia đình.

Trả lời:

Nhận biết được các thiết bị bảo vệ mạng điện trong gia đình

Em có thể 2 trang 94 KHTN 8: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của chiếc đèn pin thường dùng, vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin.

Trả lời:

Cấu tạo: gồm vỏ chứa các bộ phận của đèn pin, bên trong đèn gồm một lò xo hoặc dải kim loại rất mỏng (thường là đồng hoặc đồng thau) được đặt khắp đèn pin, tạo ra kết nối điện giữa các bộ phận: pin, đèn và công tắc. Ngoài ra, còn có bộ phận là gương lõm, có tác dụng tập trung ánh sáng đèn và cho phép điều chỉnh ánh sáng như mong muốn và ống kính là phần nhựa trong, để bảo vệ đèn, vì đèn được làm từ thủy tinh nên dễ vỡ.

Hoạt động: Dòng điện được kích hoạt khi bạn nhấn công tắc vào vị trí BẬT, hai dải tiếp xúc được gắn kết với nhau tạo thành mạch kín, dòng điện được cung cấp từ pin làm trong mạch điện kín có dòng điện và bóng đèn sáng. Dòng điện bị ngắt khi công tắc được đẩy vào vị trí TẮT, hai dải tiếp xúc tách rời nhau, làm mạch bị hở, do đó không có dòng điện chạy qua bóng đèn và bóng đèn ngừng sáng..

- Sơ đồ mạch điện của đèn pin.

Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của chiếc đèn pin thường dùng

Em có thể 3 trang 94 KHTN 8: Mắc được mạch điện đơn giản để trang trí, gồm pin, dây nối, bóng đèn, công tắc.

Trả lời:

Các bạn có thể mắc theo sơ đồ dưới đây:

Mắc được mạch điện đơn giản để trang trí, gồm pin, dây nối, bóng đèn, công tắc

Kiến thức trọng tâm KHTN 8 Bài 22: Mạch điện đơn giản

I. Mạch điện và các bộ phận của mạch điện

- Với các dụng cụ: pin, bóng đèn, dây nổi, công tắc, để bóng đèn phát sáng ta phải nối chúng lại với nhau thành một mạch kín, gọi là mạch điện.

- Bất cứ mạch điện nào cũng gồm các bộ phận: nguồn điện, dây nối và các thiết bị tiêu thụ năng lượng điện (bóng đèn, động cơ điện, bếp điện, quạt điện, ti vi,...).

- Nhằm mô tả đơn giản một mạch điện và lắp mạch điện đúng yêu cầu, người ta sử dụng kí hiệu biểu thị các bộ phận của mạch điện như Bảng 22.1 để vẽ sơ đồ mạch điện.

Lý thuyết KHTN 8 Bài 22 (Kết nối tri thức): Mạch điện đơn giản (ảnh 1)

Lý thuyết KHTN 8 Bài 22 (Kết nối tri thức): Mạch điện đơn giản (ảnh 1)

Lý thuyết KHTN 8 Bài 22 (Kết nối tri thức): Mạch điện đơn giản (ảnh 1)

II. Công dụng của cầu chì, cầu dao tự động, rơle, chuông điện

- Ngoài các thiết bị cung cấp và tiêu thụ điện, trong mạch điện còn có các thiết bị như cầu chì, cầu dao tự động, rơle, chuông điện để bảo vệ mạch điện và cảnh báo sự cố xảy ra.

- Cầu chì là một đoạn dây chì nóng chảy ở nhiệt độ thấp so với các kim loại khác, có tác dụng bảo vệ các thiết bị điện khác trong mạch không bị hỏng khi dòng điện đột ngột tăng quá mức. Khi đó, dây chì sẽ nóng chảy và mạch điện bị ngắt.

- Cầu dao tự động cũng có tác dụng ngắt mạch như cầu chì, và được sử dụng để bảo vệ các thiết bị điện khác trong mạch khi dòng điện đột ngột tăng quá mức. Sau khi kiểm tra và sửa chữa, cầu dao được đóng lại để mạch điện hoạt động.

- Rơle được mắc trong mạch điện và có tác dụng điều khiển đóng, ngắt mạch điện, thường được sử dụng trong các mạch điều khiển tự động để đóng, ngắt những dòng điện lớn mà hệ thống mạch điều khiển không thể can thiệp trực tiếp.

Sơ đồ tư duy KHTN 8 Bài 22: Mạch điện đơn giản

Lý thuyết KHTN 8 Bài 22 (Kết nối tri thức): Mạch điện đơn giản (ảnh 1)

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 23: Tác dụng của dòng điện

Bài 24: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

Bài 25: Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế

Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng

Bài 27: Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter

1 6,537 22/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: