Giải KHTN 8 Bài 17 (Kết nối tri thức): Lực đẩy Archimedes

Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 17: Lực đẩy Archimedes sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 8 Bài 17.

1 8,584 22/10/2024


Giải KHTN 8 Bài 17: Lực đẩy Archimedes

Giải KHTN 8 trang 73

Mở đầu trang 73 Bài 17 KHTN 8: Đặt viên bi sắt, ốc vít kim loại, nắp chai nhựa vào một cốc thủy tinh. Vì sao khi đổ nước vào cốc, có vật nổi lên, có vật lại không nổi lên?

Đặt viên bi sắt, ốc vít kim loại, nắp chai nhựa vào một cốc thủy tinh

Trả lời:

Đặt viên bi sắt, ốc vít kim loại, nắp chai nhựa vào một cốc thủy tinh. Khi đổ nước vào cốc, có vật nổi lên, có vật lại không nổi lên do trọng lượng của chúng khác nhau.

I. Lực đẩy tác dụng lên vật đặt trong chất lỏng

Câu hỏi 1 trang 73 KHTN 8: Hãy biểu diễn các lực tác dụng vào viên bi, ốc vít kim loại, miếng xốp khi chúng ở vị trí như trong Hình 17.2.

Hãy biểu diễn các lực tác dụng vào viên bi, ốc vít kim loại

Trả lời:

Ta biểu diễn các lực tác dụng vào viên bi, ốc vít kim loại, miếng xốp khi chúng ở vị trí như trong Hình 17.2.

Hãy biểu diễn các lực tác dụng vào viên bi, ốc vít kim loại

Câu hỏi 2 trang 73 KHTN 8: Hãy rút ra điều kiện để một vật chìm xuống hoặc nổi lên khi đặt trong chất lỏng.

Trả lời:

Điều kiện để một vật chìm xuống hoặc nổi lên khi đặt trong chất lỏng:

- Vật sẽ nổi lên mặt thoáng khi: P < FA.

- Vật sẽ chìm xuống đáy bình khi: P > FA.

Câu hỏi 3 trang 73 KHTN 8: Mô tả sự thay đổi lực đẩy của nước lên quả bóng trong Hình 17.1 từ khi bắt đầu nhấn quả bóng vào nước, đến khi quả bóng chìm hoàn toàn trong nước.

Trả lời:

Lực đẩy của nước tác dụng lên quả bóng sẽ tăng dần từ khi bắt đầu nhấn quả bóng vào nước đến khi quả bóng chìm hoàn toàn trong nước. Vì khi vừa nhấn quả bóng vào nước ta cảm nhận được lực đẩy của nước nhỏ và dễ dàng nhấn xuống nhưng khi nhúng chìm quả bóng xuống nước ta cần tác dụng một lực mạnh hơn, tay ta cảm nhận được lực đẩy của nước tác dụng lên quả bóng lớn hơn.

Hoạt động 1 trang 74 KHTN 8: Dụng cụ:

- Một lực kế có giới hạn đo 2 N;

- Cân điện tử;

- Quả nặng bằng nhựa 130 g;

- Bình tràn; ống đong; giá thí nghiệm.

Tiến hành thí nghiệm:

- Treo quả nặng vào lực kế được móc trên giá thí nghiệm. Số chỉ của lực kế là P.

- Nhúng quả nặng vào bình tràn đựng đầy nước (Hình 17.4).

Dụng cụ: Một lực kế có giới hạn đo 2 N

- Khi nước từ bình tràn chảy ra ống đong đạt giá trị 20 cm3, đọc giá trị F1 trên lực kế.

- Ghi giá trị lực đẩy Archimedes có độ lớn P – F1 vào vở theo mẫu Bảng 17.1.

- Dùng cân điện tử đo khối lượng nước từ bình tràn chảy ra ống đong và tính trọng lượng của lượng nước đó, ghi vào vở theo mẫu Bảng 17.1.

- Tiếp tục nhúng quả nặng chìm xuống khi nước trong bình tràn chảy ra lần lượt là 40 cm3, 60 cm3, 80 cm3, xác định độ lớn lực đẩy Archimedes và trọng lượng của lượng nước tràn ra tương ứng. Ghi vào vở theo mẫu Bảng 17.1.

- Thay nước bằng nước muối đặc và lặp lại thí nghiệm.

- So sánh trọng lượng của lượng chất lỏng tràn ra với lực đẩy Archimedes tương ứng.

Dụng cụ: Một lực kế có giới hạn đo 2 N

Từ bảng số liệu ta có thể rút ra được kết luận gì về độ lớn lực đẩy Archimedes.

Trả lời:

Các em tham khảo bảng số liệu minh họa dưới đây.

Dụng cụ: Một lực kế có giới hạn đo 2 N

Trọng lượng của lượng chất lỏng tràn ra bằng với độ lớn lực đẩy Archimedes tương ứng.

Kết luận: Độ lớn lực đẩy Archimedes bằng với trọng lượng nước bị vật chiếm chỗ.

Giải KHTN 8 trang 75

Hoạt động 2 trang 75 KHTN 8: Thả một viên đất nặn hình tròn nặng khoảng 100 g vào cốc nước, viên đất nặn sẽ chìm xuống đáy. Hãy tạo hình viên đất nặn này thành một vật có thể nổi được trên mặt nước. Vận dụng công thức định luật Archimedes, hãy giải thích vì sao cùng một viên đất nặn với hình dạng khác nhau lại có thể lúc thì chìm, lúc thì nổi.

Trả lời:

Từ viên đất nặn các em nặn thành một chiếc thuyền, hình các con vật, hình các loại quả, … Khi tạo hình xong thả xuống mặt nước ta thấy với hình dạng khác nhau lại có thể lúc thì chìm, lúc thì nổi là do mỗi hình dạng khác nhau thì phần chìm xuống nước sẽ khác nhau, dẫn tới lực đẩy Archimedes tác dụng lên mỗi hình dạng sẽ khác nhau. Khi lực đẩy Archimedes lớn hơn trọng lượng của vật thì sẽ làm cho vật nổi lên và ngược lại khi lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lượng của vật thì sẽ làm cho vật chìm xuống.

Câu hỏi 4 trang 75 KHTN 8: Giải thích vì sao trong thí nghiệm mở đầu, nắp chai nhựa lại nổi lên còn viên bi, ốc vít kim loại vẫn nằm ở đáy cốc.

Trả lời:

Giải thích thí nghiệm mở đầu:

- Nắp chai nhựa nổi lên vì trọng lượng của nó nhỏ hơn độ lớn lực đẩy Archimedes tác dụng lên nó.

- Viên bi, ốc vít kim loại chìm xuống đáy cốc là do trọng lượng của nó lớn hơn độ lớn lực đẩy Archimedes tác dụng lên nó.

Câu hỏi 5 trang 75 KHTN 8: Hãy so sánh trọng lượng riêng của vật và trọng lượng riêng của nước khi vật chìm, vật nổi.

Trả lời:

Khi một vật nhúng ngập vào trong chất lỏng thì:

Trọng lượng của vật được tính bằng: P = dv.V (trong đó dv là trọng lượng riêng của chất làm vật, V là thể tích của vật) và FA = dl.V (trong đó dl là trọng lượng riêng của chất lỏng).

- Vật sẽ chìm xuống khi P > FA dv.V>dl.Vdv>dl.

- Vật sẽ nổi lên trên mặt chất lỏng khi P < FA dv.V<dl.Vdv<dl.

Em có thể 1 trang 75 KHTN 8: Ước tính được thể tích phần nước biển bị tàu chiếm chỗ khi biết trọng lượng riêng của nước biển, kích thước và khối lượng của con tàu.

Trả lời:

Khi ta biết được các số liệu trọng lượng riêng của nước biển, kích thước và khối lượng của con tàu ta tính phần nước bị tàu chiếm chỗ theo công thức:

P = FA m.g=dl.VV=m.gdl

Em có thể 2 trang 75 KHTN 8: Giải thích được tại sao con tàu rất nặng mà vẫn nổi được trên mặt nước.

Trả lời:

Con tàu rất nặng mà vẫn nổi được trên mặt nước vì trọng lượng riêng của nó nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.

Kiến thức trọng tâm KHTN 8 Bài 17: Lực đẩy Archimedes

I. Lực đẩy tác dụng lên vật đặt trong chất lỏng

- Mọi vật đều chịu tác dụng của trọng lực.

- Khi đồ nước vào cốc, nắp chai nhựa nổi lên, chứng tỏ nước tác dụng lực đẩy lên vật ngược chiều với trọng lực.

- Lực đẩy do chất lỏng tác dụng lên vật đặt trong nó được gọi là lực đẩy Archimedes.

- Lực đẩy Archimedes tác dụng lên mọi vật đặt trong lòng chất lỏng.

- Viên bi, ốc vít kim loại trong nước chìm xuống do trọng lực tác dụng lớn hơn lực đẩy Archimedes.

- Miếng xốp nổi lên do lực đẩy Archimedes lớn hơn trọng lực tác dụng lên.

Lý thuyết KHTN 8 Bài 17 (Kết nối tri thức): Lực đẩy Archimedes (ảnh 1)

II. Độ lớn của lực đẩy Archimedes

- Thí nghiệm và phương pháp đo

Dụng cụ: Một lực kế có giới hạn đo 2 N; cân điện tử; quả nặng bằng nhựa 130 gi, bình tràn, ống đong, giả thí nghiệm.

- Tiến hành thí nghiệm:

+ Treo quả nặng vào lực kế được móc trên giá thí nghiệm. Số chỉ của lực kế là P.

+ Đưa quả nặng vào bình tràn đựng đẩy nước

+ Khi nước từ bình tràn chảy ra ống đong đạt giá trị 20 cm, đọc giá trị F trên lực kế. Ghi giá trị lực đẩy Archimedes có độ lớn P - F

+ Dùng cân điện tử đo khối lượng nước từ bình tràn chảy ra ống đong và tỉnh trọng lượng của lượng nước đỏ, ghi vào vở theo mẫu Bảng 17.1.

+ Tiếp tục thực hiện thí nghiệm khi quả nặng chim xuống khi nước trong bình tràn chảy ra lần lượt là 40 cm, 60 cm, 80 cm để xác định độ lớn lực đẩy Archimedes và trọng lượng của lượng nước trần ra tương ứng. Ghi vào vở theo mẫu Bảng 17.1.

+ Thay nước bằng nước muối đặc và lặp lại thí nghiệm.

+ So sánh trọng lượng của lượng chất lỏng tràn ra với lực đẩy Archimedes tương ứng.

Định luật Archimedes

Nội dung định luật Archimedes: Một vật đặt trong chất lỏng chịu tác dụng một lực đẩy hướng thẳng đứng từ dưới lên trên có độ lớn tính bằng công thức: F₁ = d.V. Trong đó, d là trọng lượng riêng của chất lỏng có đơn vị là N/m, V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Sơ đồ tư duy KHTN 8 Bài 17: Lực đẩy Archimedes

Lý thuyết KHTN 8 Bài 17 (Kết nối tri thức): Lực đẩy Archimedes (ảnh 1)

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 18: Tác dụng làm quay của lực. Moment lực

Bài 19 : Đòn bẩy và ứng dụng

Bài 20: Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát

Bài 21: Dòng điện, nguồn điện

Bài 22: Mạch điện đơn giản

1 8,584 22/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: