Giải KHTN 8 Bài 11 (Kết nối tri thức): Muối
Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 11: Muối sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 8 Bài 11.
Giải KHTN 8 Bài 11: Muối
Trả lời:
- Một số tính chất hoá học của muối:
+ Dung dịch muối tác dụng với kim loại;
+ Muối tác dụng với dung dịch acid;
+ Dung dịch muối tác dụng với dung dịch base;
+ Dung dịch muối tác dụng với dung dịch muối.
- Muối có thể được điều chế bằng một số phương pháp như:
+ Dung dịch acid tác dụng với base;
+ Dung dịch acid tác dụng với oxide base;
+ Dung dịch acid tác dụng với muối;
+ Oxide acid tác dụng với dung dịch base;
+ Dung dịch muối tác dụng với dung dịch muối.
I. Khái niệm
Hoạt động trang 48 KHTN 8: Tìm hiểu về các phản ứng tạo muối
Bảng 11.1. Phản ứng tạo thành muối, tên gọi và thành phần phân tử của một số muối
Quan sát Bảng 11.1 và thực hiện các yêu cầu:
2. Nhận xét về cách gọi tên muối.
Trả lời:
1. Điểm khác nhau giữa thành phần phân tử của acid (chất phản ứng) và muối (chất sản phẩm) là phần tử mang điện dương (cation).
Điểm chung của các phản ứng ở Bảng 11.1 là đều có sự thay thế ion H+ của acid bằng ion kim loại.
2. Cách gọi tên muối gồm có cation kim loại và anion gốc acid:
Tên kim loại (hoá trị, đối với kim loại có nhiều hoá trị) + tên gốc acid.
Trả lời:
Potassium sulfate: K2SO4;
Sodium hydrogensulfate: NaHSO4;
Sodium hydrogencarbonate: NaHCO3;
Sodium chloride: NaCl;
Sodium nitrate: NaNO3;
Calcium hydrogenphosphate: CaHPO4;
Magnesium sulfate: MgSO4;
Copper(II) sulfate: CuSO4.
Câu hỏi 2 trang 49 KHTN 8: Gọi tên các muối sau: AlCl3; KCl; Al2(SO4)3; MgSO4; NH4NO3; NaHCO3.
Trả lời:
AlCl3: aluminium chloride;
KCl: potassium chloride;
Al2(SO4)3: aluminium sulfate;
MgSO4: magnesium sulfate;
NH4NO3: ammonium nitrate;
NaHCO3: sodium hydrogencarbonate.
Câu hỏi 3 trang 49 KHTN 8: Viết phương trình hoá học của phản ứng tạo thành muối KCl và MgSO4.
Trả lời:
- Một số phương trình hoá học của phản ứng tạo thành muối KCl:
2K + 2HCl → 2KCl + H2
KOH + HCl → KCl + H2O
K2O + 2HCl → 2KCl + H2O
K2CO3 + 2HCl → 2KCl + CO2 + H2O.
- Một số phương trình hoá học của phản ứng tạo thành muối MgSO4:
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O
MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O
MgCO3 + H2SO4 → MgSO4 + CO2 + H2O.
Hoạt động trang 50 KHTN 8: Tìm hiểu tính chất hoá học của muối
Quan sát hiện tượng xảy ra ở mỗi ống nghiệm và thực hiện yêu cầu:
1. Viết phương trình hoá học, giải thích hiện tượng xảy ra.
2. Thảo luận nhóm rút ra kết luận về tính chất hoá học của muối.
Trả lời:
1.
+ Ống nghiệm 1:
Hiện tượng: Đinh sắt tan dần, có lớp kim loại màu đỏ bám ngoài đinh sắt; Dung dịch trong ống nghiệm nhạt màu dần.
Phương trình hoá học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
+ Ống nghiệm 2:
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.
Phương trình hoá học: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl.
+ Ống nghiệm 3:
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.
Phương trình hoá học: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl.
+ Ống nghiệm 4:
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa xanh, dung dịch nhạt màu dần.
Phương trình hoá học: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4.
2. Một số tính chất hoá học của muối:
- Dung dịch muối có thể tác dụng với một số kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới. Ví dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
- Muối có thể tác dụng với một số dung dịch acid tạo thành muối mới và acid mới. Sản phẩm của phản ứng tạo thành có ít nhất một chất là chất khí/ chất ít tan/ không tan … Ví dụ: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl.
- Dung dịch muối tác dụng với dung dịch base tạo thành muối mới và base mới, trong đó có ít nhất một sản phẩm là chất khí/ chất ít tan/ không tan … Ví dụ:
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4.
- Hai dung dịch muối tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới, trong đó có ít nhất một muối không tan hoặc ít tan. Ví dụ:
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl.
Trả lời:
|
Na2CO3 |
KCl |
Na2SO4 |
NaNO3 |
Ca(NO3)2 |
× |
- |
× |
- |
BaCl2 |
× |
- |
× |
- |
HNO3 |
× |
- |
- |
- |
(“×”: xảy ra phản ứng; “-”: không xảy ra phản ứng)
Phương trình hoá học:
Ca(NO3)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaNO3
Ca(NO3)2 + Na2SO4 → CaSO4 + 2NaNO3
BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl
2HNO3 + Na2CO3 → 2NaNO3 + CO2 + H2O.
Câu hỏi trang 52 KHTN 8: Tính chất hoá học của các hợp chất vô cơ được tóm tắt bằng sơ đồ dưới đây:
Trả lời:
- Tính chất của oxide:
+ Oxide base tác dụng với acid tạo thành muối và nước. Ví dụ:
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O.
+ Oxide acid tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước. Ví dụ:
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O.
- Tính chất của acid:
+ Tác dụng với kim loại tạo thành muối và khí. Ví dụ:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
+ Tác dụng với base tạo thành muối và nước. Ví dụ:
HCl + NaOH → NaCl + H2O.
+ Tác dụng với oxide base tạo thành muối và nước. Ví dụ:
H2SO4 + Na2O → Na2SO4 + H2O.
+ Tác dụng với muối tạo thành muối mới và acid mới. Ví dụ:
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl.
- Tính chất của base:
+ Tác dụng với acid tạo thành muối và nước. Ví dụ:
Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + 2H2O.
+ Tác dụng với oxide acid tạo thành muối và nước. Ví dụ:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O.
+ Tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối mới và base mới. Ví dụ:
Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH.
Kiến thức trọng tâm KHTN 8 Bài 11: Muối
- Phản ứng tạo muối là quá trình tạo ra muối từ sự kết hợp giữa cation kim loại và anion gốc acid thông qua phản ứng giữa acid và kim loại hoặc oxide base.
- Các phản ứng tạo muối trong bảng 11.1 đều có thành phần phân tử gồm cation kim loại và anion gốc acid.
- Nhận xét về cách gọi tên muối
+ Muối được đặt tên theo quy tắc : Tên kim loại (hoá trị, đối với kim loại nhiều hoá trị) + tên gốc acid.
- Thành phần phân tử của muối gồm cation kim loại và anion gốc acid.
- Đa số các muối là chất rắn, có muối không tan hoặc tan ít trong nước. Các bảng tính tan được xây dựng để tiện sử dụng.
- Dung dịch muối có thể tác dụng với một số kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.
- Muối có thể tác dụng với một số dung dịch acid tạo thành muối mới và acid mới, sản phẩm của phản ứng có thể là chất ít tan hoặc không tan.
- Dung dịch muối tác dụng với dung dịch base
- Dung dịch muối tác dụng với dung dịch base tạo thành muối mới và base mới, trong đó có ít nhất một sản phẩm là chất khi/chất ít tan/không tan..
Vi du: FeSO4+2NaOH→→ Fe(OH)2+ Na2SO4
- Dung dịch muối tác dụng với dung dịch muối
- Hai dung dịch muối tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới, trong đó ít nhất có một muối không tan hoặc ít tan.
- Muối có thể điều chế bằng một số phương pháp như sau:
+ Dung dịch acid tác dụng với base.
+ Dung dịch acid tác dụng với muối.
+ Oxide acid tác dụng với dung dịch base.
Sơ đồ tư duy KHTN 8 Bài 11: Muối
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 14: Thực hành xác định khối lượng riêng
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn 8 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Văn mẫu lớp 8 - Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 – Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 8 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 8 - Kết nối tri thức
- Giải SBT Ngữ văn 8 – Kết nối tri thức
- Giải Vở thực hành Ngữ văn 8 Kết nối tri thức | VTH Ngữ văn 8 Tập 1, Tập 2
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 8 – Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 8 – Kết nối tri thức
- Vở thực hành Toán 8 Kết nối tri thức | Giải VTH Toán 8 Tập 1, Tập 2
- Chuyên đề dạy thêm Toán 8 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Bài tập Tiếng Anh 8 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – Global success
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - Global Success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 8 Global success
- Giải sgk Lịch sử 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa lí 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 8 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Địa lí 8 Kết nối tri thức | Vở thực hành Địa lí 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 – Kết nối tri thức