Giải Giáo Dục Công Dân 6 Bài 7(Cánh diều): Ứng phó với các nguy hiểm từ con người

Với giải bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 6 Bài 7: Ứng phó với các nguy hiểm từ con người sách Cánh Diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Giáo Dục Công Dân 6. 

1 852 21/04/2024
Tải về


Mục lục Giải Giáo Dục Công Dân 6 Bài 7: Ứng phó với các nguy hiểm từ con người

Khởi động

Khởi động trang 33 GDCD lớp 6:

Thanh đang đi một mình trên đường thì bị một người lớn hơn bắt nạt. Em hãy giúp Thanh chợn một trong các cách xử lí sau?

A. Hét to đề người khác nghe thấy.

B. Khóc, van xin kẻ bắt nạt.

C. Bình tĩnh tìm cách thoát thân.

Trả lời

Trong trường hợp này, em nên bình tĩnh tìm cách thoát thân vì nếu hét to hoặc khóc, van xin thì có thể sẽ gặp nguy hiểm, chỉ có bình tĩnh mới giúp ta tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.

Khám phá

Khám phá 1 trang 34 GDCD lớp 6:

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

MỘT NẠN NHÂN

Hành vi bắt nạt thường xảy ra ở tuổi thơ và để lại hệ quả xấu cho người bị bắt nạt. Chỉ mấy tuần sau khi H cùng gia đình chuyển đến sống ở tỉnh mới thì H bắt đầu bị bắt nạt. Khi ấy, H bắt đầu vào học lớp 5 bị bắt nạt về giọng nói vùng miền, cũng như bị trêu chọc cả về bề ngoài của cậu. Nếu H phản đổi thì ngay lập tức H bị doạ đánh. H đã bị đánh mấy lần nên cậu cảm thầy sợ hãi, cô độc, chán nản và chểnh mảng học hành.

“Tôi cảm thấy chẳng ai ưa tôi cả. Vì vậy tôi cũng không ưa tôi” - H kể lại. Trải nghiệm của H nhấn mạnh một sự thật đau lòng. Trẻ em, cùng với tất cả sự thơ ngây và non nớt trong đời, có thể trở thành nạn nhân của sự bị bắt nạt. Hành vi của những người bắt nạt có thể rất nhẫn tâm, để lại nỗi ám ảnh cho nạn nhân trong cuộc sống.

a. Những chi tiết nào trong thông tin trên cho thấy H là nạn nhân của những kẻ bắt nạt?

b. Khi bị bắt nạt, H đã cảm thấy như thế nào?

Trả lời

a. Những chi tiết trong thông tin trên cho thấy H là nạn nhân của những kẻ bắt nạt là:

- H bắt đầu vào học lớp 5 bị bắt nạt về giọng nói vùng miền, cũng như bị trêu chọc cả về bề ngoài của cậu.

- Nếu H phản đối thì ngay lập tức H bị doạ đánh và H đã bị đánh mấy lần.

b. Khi bị bắt nạt, H đã cảm thấy không còn yêu bản thân mình nữa, luôn trong tâm lí sợ hãi: "Tôi cảm thấy chẳng ai ưa tôi cả. Vì vậy tôi cũng không ưa tôi”

Khám phá 2 trang 34 GDCD lớp 6:

Các hình ảnh trên nói về những mối nguy hiểm nào từ con người?

Những hậu quả nào có thể xảy ra trong các tình huống trên?

Tài liệu VietJack

Trả lời

- Các hình ảnh trên nói về những mối nguy hiểm từ con người là: nguy hiểm về thể chất và tinh thần.

- Những hậu quả có thể xảy ra là:

Hình 1. Đuổi bắt có thể gây ngã cầu thang, gây tai nạn.

Hình 2. Bắt nạt có thể gây ra ám ảnh, sợ hãi ảnh hưởng về tinh thần cho người bị hại.

Khám phá 3 trang 35 GDCD lớp 6:

Thảo luận tình huống sau:

An và Ninh đi chăn bò ở ven rừng, bỗng phát hiện thấy một vật lạ giống quả mìn. An tò mò đến gần vật lạ, sờ tay vào, định lấy đá đập thì Ninh ngăn lại và nói:

- Có lẽ đây là quả mìn, cậu đừng động vào. Mình đi báo cho các bác ở xã ra xử lí nhé!

An tỏ vẻ khó chịu:

- Có gì đâu mà phải sợ, quả mỉn này chắc từ lâu lắm rồi, không nổ được nữa đâu. Mình cứ cầm về nhà chơi, không sao đâu.

Thấy vậy, Ninh kiên quyết không cho An đến gần chỗ có mìn và bảo bạn chạy đi báo với Uỷ ban nhân dân xã, còn mình thì ở lại đó trông.

a. An và Ninh đã gặp phải tình huống nguy hiểm gì?

b. Em hãy bày tỏ ý kiến của mình về cách giải quyết của hai bạn trong tình huống trên.

Tài liệu VietJack

Trả lời

a. An và Ninh đã gặp phải tình huống nguy hiểm là gặp một quả mìn lúc đi chăn bò.

b. Cách giải quyết của Ninh rất thoả đáng vì khi gặp một vật lạ nghi là mìn, Ninh đã rất cẩn trọng không cho An chạm vào và đi báo cơ quan chức năng giải quyết, còn của An thì chủ quan, vô trách nghiệm với tính mạng của bản thân.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 36 GDCD lớp 6:

1. Nêu các tình huống nguy hiểm từ con người và hậu quả có thể xảy ra theo bảng dưới đây:

Không gian

Ở nhà

Ở trường

Ở những nơi khác

Những nguy hiếm có thể xảy ra

Bạo lực gia đình, trộm cắp, cháy, nổ,…

Bạo lực học đường

Bắt cóc, lừa đảo,…

Hậu qủa của tình huống nguy hiểm

Nguy hiểm đến tính mạng và tinh thần

Nguy hiểm đến tính mạng và tinh thần

Nguy hiểm đến tính mạng và tinh thần

Luyện tập 2 trang 36 GDCD lớp 6:

Trong các tình huống sau, tình huống nào gây nguy hiểm? Hậu quả của chúng là gì?

A. Hưng thường đi học nhóm về muộn và đi xe đạp một mình qua quãng đường vắng.

B. Nhóm bạn rủ nhau tự đón xe khách, trốn bố mẹ đến nhà một bạn cùng lớp chơi, cách nơi ở khoảng

30 km.

C. Khi trực nhật, Mai sơ ý làm vỡ bình hoa trên bàn giáo viên.

D. Khi bị lạc đường, Phương rất sợ nên không biết phải làm như thể nào.

Trả lời

Tình huống gây nguy hiểm là:

- Hưng thường đi học nhóm về muộn và đi xe đạp một mình qua quãng đường vắng. => Hậu quả có thể bị bắt nạt, trấn lột giữa đường bởi những kẻ xấu.

- Nhóm bạn rủ nhau tự đón xe khách, trốn bố mẹ đến nhà một bạn cùng lớp chơi, cách nơi ở khoáng 30 km. => Hậu quả có thể bị bắt nạt giữa đường hoặc tai nạn xảy ra.

Luyện tập 3 trang 36 GDCD lớp 6:

Bố mẹ đi vắng, hai anh em Minh và Ngọc ở nhà học bài. Bỗng có tiếng chuông cửa. Ngọc chạy ra thì thấy một chú tự giới thiệu là nhân viên Công ty Điện lực, đề nghị vào nhà để kiểm tra các thiết bị điện của gia đình. Ngọc định mở cửa cho chú thợ điện vào thì anh Minh liền lắc đầu từ chối và nói rằng khi bố mẹ về thì chú quay lại.

a. Em có đồng ý với cách giải quyết của Minh trong tình huống trên không? Tại sao?

b. Nếu Ngọc mở cửa cho chú thợ điện vào nhà khi bố mẹ đi vắng, chuyện gì có thể xảy ra?

Trả lời

a. Em có đồng ý với cách giải quyết của Minh trong tình huống trên vì bạn rất cẩn thận không mở cửa cho người lạ vào nhà khi bố mẹ đi vắng.

b. Nếu Ngọc mở cửa cho chú thợ điện vào nhà khi bố mẹ đi vắng, chuyện có thể xảy ra là bị bắt cóc và trộm vào nhà.

Luyện tập 4 trang 36 GDCD lớp 6:

Chiến, học sinh lớp 6A hay bắt nạt các bạn học yếu thế hơn mình, trong đó có Dương. Gần đây, Dương phải thức khuya hơn đề vừa làm hết bài tập của mình, vừa chép lại bài tập về nhà vào vở cho Chiến. Trong các giờ kiểm tra, Dương phải tìm cách cho Chiến nhìn bài của mình. Cứ nghĩ đến sự đe doạ của Chiến, Dương cảm thấy rất sợ hãi và lo lắng.

a. Theo em, Dương có nên im lặng và làm theo yêu cầu của Chiến không? Vì sao?

b. Nếu là Dương, em sẽ xử lí tình huống này như thế nào?

Trả lời

a. Theo em, Dương không nên im lặng và làm theo yêu cầu của Chiến vì đó là hành động bắt nạt sai trái, cần được đưa ra ánh sáng để có biện pháp khắc phục.

b. Nếu là Dương em sẽ báo cáo với giáo viên để đề ra hướng giải quyết kịp thời và phù hợp nhất.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 37 GDCD lớp 6:

Em hãy sưu tầm các biện pháp ứng phó khi xảy ra các tình huống nguy hiểm từ con người, ngoài những biện pháp mà em đã được học và lập thành cuốn sổ tay cá nhân.

Trả lời

Một sô biện pháp ứng phó khi xảy ra các tình huống nguy hiểm từ con người có thể tham khảo là:

- Hét to, kêu cứu, tìm sự hỗ trợ của người lớn.

- Đánh lạc hướng đối phương, sau đó chạy thoát.

- Gọi điện thoại cho người thân và các cơ quan hỗ trợ khẩn cấp (111,112, 113, 114, 115,...).

- Chạy đến chỗ đông người để thoát khỏi đối tượng gây nguy hiểm.

Vận dụng 2 trang 37 GDCD lớp 6:

Vẽ bản đồ cảnh báo nguy hiểm trên đường từ nhà em đến trường học bằng cách:

- Đánh dấu vào những địa điểm không an toàn và ghi chú (bắt nạt, trêu chọc, chặn đánh....).

- Lưu ý những thời điểm không an toàn khi đi một mình.

- Chú ý việc cần làm để đảm bảo an toàn.

Tài liệu VietJack

Trả lời

Học sinh cần tự đánh dấu vào những địa điểm không an toàn và ghi chú (bắt nạt, trêu chọc, chặn đánh....) trên biểu đồ từ nhà đến trường theo mẫu biểu đồ trên.

- Lưu ý những thời điểm không an toàn khi đi một mình như: từ 11h30 - 12h; từ 18h trở đi.

- Chú ý việc cần làm để đảm bảo an toàn như: không đi một mình vào những thời gian không an toàn và địa điểm vắng, trang bị một số dụng cụ bảo vệ như điện thoại, máy xịt cay và nhớ một số đầu số cứu trợ như: 113.

Vận dụng 3 trang 37 GDCD lớp 6:

Xây dựng thông điệp “Vì một trường học an toàn”.

- Mỗi nhóm xây dựng một thông điệp theo các nội dung sau:

+ Các hành động gây nguy hiểm cho các bạn học sinh mà chúng tôi đã chứng kiến là:...

+ Chúng tôi phản đối các hành động gây nguy hiểm đó, vì những hậu quả mà chúng có thẻ gây ra là:...

+ Chúng ta có thể cùng loại bỏ các hành động gây nguy hiểm đó bằng cách:...

- Trình bảy, giới thiệu thông điệp của các nhóm.

- Các nhóm bình chọn thông điệp hay nhất.

Trả lời

Dưới đây là một bài thông điệp “Vì một trường học an toàn” có thể tham khảo:

Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Về khái niệm, bạo lực học đường là hành vi thô bạo, ngang ngược, sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần, diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học, nhiều mức độ. Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau, gây gổ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… khiến dư luận hoang mang. Không chỉ vậy, bạo lực học đường còn diễn ra trong mối quan hệ thầy – trò, thầy cô bạo hành học sinh, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh đập, sỉ nhục thầy cô. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tâm lý học sinh háo thắng, dễ kích động, thầy cô quá stress với việc dạy học và không kiểm soát được bản thân.

Bên cạnh đó, còn do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh, giáo viên. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh phải nghỉ học, chuyển trường, chuyển lớp, trầm cảm vì bị bắt nạt và bạo lực bởi các bạn học sinh khác. Có thể thấy, tình trạng bạo lực học đường đang trở thành hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội, mỗi chúng ta cần ý thức được nguyên nhân, hậu quả của nó và ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực này.

Vì vậy việc chỉ góp một chút công sức và ý chí của bạn, vấn nạn chung của xã hội này phần nào được giảm thiểu. Trên hết, gia đình sẽ là nơi yêu thương và giáo dục các bạn học sinh đầu tiên. Nếu được sống trong một môi trường giáo dục tốt, những suy nghĩ và hành động của các bạn sẽ ôn hòa và tình cảm hơn. Bên cạnh đó, vai trò của nhà trường và thầy cô cũng vô cùng quan trọng.

Nhà trường cần giáo dục các em về đạo lý và cách cư xử giữa người với người. Thầy cô cần răn đe và chỉ rõ cho các bạn những gì mình đã làm chưa đúng. Riêng bản thân các bạn học sinh, cần nói không với bạo lực học đường. Không tham gia đánh nhau hoặc tổ chức đánh nhau mà hãy tập trung học và vui chơi lành mạnh.

Nạn bạo lực học đường đang là vấn nạn lớn của cả xã hội và ngày càng phức tạp. Nói như vậy không phải là không thể ngăn chặn được nạn bạo lực này. Mỗi người trong chúng ta cần phải hành động và làm những gì để góp phần hạn chế và tiến đến xóa bỏ nạn bạo lực học đường. Gia đình, nhà trường cần giáo dục tốt và tạo môi trường học tập thân thiện, lành mạnh để các bạn học sinh học tập. Hãy nói và chia sẻ với nhau nhiều hơn thay vì dùng hành động. Hãy yêu thương lẫn nhau và đừng làm tổn thương nhau. Và hãy để nạn bạo lực học đường chỉ còn là quá khứ! Hãy chung tay “Vì một trường học an toàn”.

Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

Bài 9: Tiết kiệm

Bài 10: Công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân

Bài 12: Quyền trẻ em

1 852 21/04/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: