Xây dựng thông điệp “Vì một trường học an toàn”

Với giải vận dụng 3 trang 37 sgk Giáo Dục Công Dân lớp 6 bộ sách Cánh diều với cuộc sống được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Giáo Dục Công Dân 6. Mời các bạn đón xem:

1 1,161 11/01/2022


Giải Giáo Dục Công Dân 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người

Vận dụng 3 trang 37 Giáo dục công dân lớp 6:

Xây dựng thông điệp “Vì một trường học an toàn”.

- Mỗi nhóm xây dựng một thông điệp theo các nội dung sau:

+ Các hành động gây nguy hiểm cho các bạn học sinh mà chúng tôi đã chứng kiến là:...

+ Chúng tôi phản đối các hành động gây nguy hiểm đó, vì những hậu quả mà chúng có thẻ gây ra là:...

+ Chúng ta có thể cùng loại bỏ các hành động gây nguy hiểm đó bằng cách:...

- Trình bảy, giới thiệu thông điệp của các nhóm.

- Các nhóm bình chọn thông điệp hay nhất.

Trả lời

Dưới đây là một bài thông điệp “Vì một trường học an toàn” có thể tham khảo:

Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Về khái niệm, bạo lực học đường là hành vi thô bạo, ngang ngược, sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần, diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học, nhiều mức độ. Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau, gây gổ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… khiến dư luận hoang mang. Không chỉ vậy, bạo lực học đường còn diễn ra trong mối quan hệ thầy – trò, thầy cô bạo hành học sinh, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh đập, sỉ nhục thầy cô. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tâm lý học sinh háo thắng, dễ kích động, thầy cô quá stress với việc dạy học và không kiểm soát được bản thân.

Bên cạnh đó, còn do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh, giáo viên. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh phải nghỉ học, chuyển trường, chuyển lớp, trầm cảm vì bị bắt nạt và bạo lực bởi các bạn học sinh khác. Có thể thấy, tình trạng bạo lực học đường đang trở thành hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội, mỗi chúng ta cần ý thức được nguyên nhân, hậu quả của nó và ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực này.

Vì vậy việc chỉ góp một chút công sức và ý chí của bạn, vấn nạn chung của xã hội này phần nào được giảm thiểu. Trên hết, gia đình sẽ là nơi yêu thương và giáo dục các bạn học sinh đầu tiên. Nếu được sống trong một môi trường giáo dục tốt, những suy nghĩ và hành động của các bạn sẽ ôn hòa và tình cảm hơn. Bên cạnh đó, vai trò của nhà trường và thầy cô cũng vô cùng quan trọng.

Nhà trường cần giáo dục các em về đạo lý và cách cư xử giữa người với người. Thầy cô cần răn đe và chỉ rõ cho các bạn những gì mình đã làm chưa đúng. Riêng bản thân các bạn học sinh, cần nói không với bạo lực học đường. Không tham gia đánh nhau hoặc tổ chức đánh nhau mà hãy tập trung học và vui chơi lành mạnh.

Nạn bạo lực học đường đang là vấn nạn lớn của cả xã hội và ngày càng phức tạp. Nói như vậy không phải là không thể ngăn chặn được nạn bạo lực này. Mỗi người trong chúng ta cần phải hành động và làm những gì để góp phần hạn chế và tiến đến xóa bỏ nạn bạo lực học đường. Gia đình, nhà trường cần giáo dục tốt và tạo môi trường học tập thân thiện, lành mạnh để các bạn học sinh học tập. Hãy nói và chia sẻ với nhau nhiều hơn thay vì dùng hành động. Hãy yêu thương lẫn nhau và đừng làm tổn thương nhau. Và hãy để nạn bạo lực học đường chỉ còn là quá khứ! Hãy chung tay “Vì một trường học an toàn”.

Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Khởi động trang 33 Giáo dục công dân lớp 6: Thanh đang đi một mình trên đường thì bị một người lớn hơn bắt nạt...

Khám phá 1 trang 34 Giáo dục công dân lớp 6: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi: MỘT NẠN NHÂN Hành vi bắt nạt thường xảy...

Khám phá 2 trang 34 Giáo dục công dân lớp 6: Các hình ảnh trên nói về những mối nguy hiểm nào từ con người...

Khám phá 3 trang 35 Giáo dục công dân lớp 6: Thảo luận tình huống sau: An và Ninh đi chăn bò ở ven rừng...

Luyện tập 1 trang 36 Giáo dục công dân lớp 6: Nêu các tình huống nguy hiểm từ con người và hậu quả...

Luyện tập 2 trang 36 Giáo dục công dân lớp 6: Trong các tình huống sau, tình huống nào gây nguy hiểm...

Luyện tập 3 trang 36 Giáo dục công dân lớp 6: Bố mẹ đi vắng, hai anh em Minh và Ngọc ở nhà học bài...

Luyện tập 4 trang 36 Giáo dục công dân lớp 6: Chiến, học sinh lớp 6A hay bắt nạt các bạn học yếu thế hơn mình...

Vận dụng 1 trang 37 Giáo dục công dân lớp 6: Em hãy sưu tầm các biện pháp ứng phó khi xảy ra các tình huống nguy hiểm...

Vận dụng 2 trang 37 Giáo dục công dân lớp 6: Vẽ bản đồ cảnh báo nguy hiểm trên đường từ nhà em đến trường...

1 1,161 11/01/2022


Xem thêm các chương trình khác: