Giải Giáo Dục Công Dân 6 Bài 6 (Cánh diều): Tự nhận thức bản thân

Với giải bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân sách Cánh Diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Giáo Dục Công Dân 6. 

1 955 21/04/2024
Tải về


Mục lục Giải Giáo Dục Công Dân 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân

Khởi động

Khởi động trang 27 GDCD lớp 6:

Đặt bàn tay trái của mình lên giấy rồi dùng bút vẽ hình bản tay sao cho bằng với kích cỡ, hình đáng thực của bàn tay. Điền vào bàn tay vừa hoàn thành trên giấy những nội dung sau:

- Ngón cái: 3 điểm mạnh (ưu điểm) của em.

- Ngón trỏ: 1 mục tiêu của em trong năm học này.

- Ngón giữa: 1 điều em từng mơ ước đạt được.

- Ngón áp út: 3 điều quan trọng nhất với em.

- Ngón út: 3 điểm yếu (hạn chế) của em.

Em hãy chia sẻ với các bạn về bàn tay mình vừa vẽ nhé!

Trả lời

Dưới đây là một nội dung trên những ngón tay mà bạn Minh điền:

- Ngón cái (3 điểm mạnh của em): Tự tin, lễ phép, chăm chỉ.

- Ngón trỏ (1 mục tiêu của em trong năm học này): Cuối năm đạt học lực xuất sắc.

- Ngón giữa (1 điều em từng mơ ước đạt được): Ước mơ trở thành Bác sĩ.

- Ngón áp út (3 điều quan trọng nhất với em): Gia đình, bạn bè, thầy cô.

- Ngón út (3 điểm yếu của em): Thường xuyên thức khuya, đôi lúc bừa bộn, nghiện game.

Khám phá

Khám phá 1 trang 28 GDCD lớp 6:

a. Đọc thông tin sau trả lời câu hỏi:

Ngọc học gỏi rất nhiều môn học, nhưng môn Khoa học Tự nhiên luôn là trở ngại của em. Lần nào làm bài kiểm tra, Ngọc cũng bị điểm kém. Ngọc rất buồn và cảm thấy thất vọng về bản thân. Biết được điều này, cô giáo khuyên Ngọc nên tự khám phá về bản thân và có niềm tin vào chính mình. Nghe lời khuyên của cô, Ngọc đã đặt mục tiêu khám phá điểm mạnh, điểm yếu và cố gắng vượt qua thử thách của môn Khoa học Tự nhiên. Kể từ đó, môn Khoa học Tự nhiên không còn là trở ngại đối với Ngọc nữa.

Từ lời khuyên của cô giáo, Ngọc đã làm gì để vượt qua trở ngại của bản thân?

b. Quan sát hình ảnh trả lời câu hỏi:

Tài liệu VietJack

Em hiểu thế nào là tự nhận thức bản thân?

Trả lời

a. Từ lời khuyên của cô giáo, Ngọc đã đặt mục tiêu khám phá điểm mạnh, điểm yếu và cố gắng vượt qua thử thách của môn Khoa học Tự nhiên.

b. Tự nhận thức bản thân là nhận ra điểm mạnh, điểm yếu, đặc điểm riêng của mình để hoàn thiện bản thân.

Khám phá 2 trang 29 GDCD lớp 6:

Đọc thông tin trả lời câu hỏi:

Quân sinh ra trong gia đình có nhiều khó khăn. Ba em mất sớm, mẹ thì ốm không thể lao động được. Quân bị suy dinh dưỡng, nên dù đã học lớp 8 mà nhìn em vẫn nhỏ như học sinh lớp 5. Dù vậy, Quân vẫn chẳng chịu kém một ai. Em giúp mẹ làm mọi việc trong nhà, từ cơm nước, dọn dẹp đến trông em nhỏ. Việc học tập em lại càng chú tâm hơn. Em luôn xác định rõ mục tiêu phía trước của mình: Học để thành công, học để đổi đời. Quân ước mơ trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho những người nghèo.

Cuộc sống khó khăn nhưng Quân rất lạc quan và luôn tự tin vào chính mình. Quân cho rằng, tuy mình nhỏ nhưng mình có ý chí phấn đấu, mình phải quyết tâm vượt lên hoàn cảnh.

a. Những nội dung nào trong thông tin trên cho thấy Quân đã tự tin vào bản thân?

b) Theo em, tự nhận thức bản thân có ý nghĩa như thể nào đỗi với mỗi chúng ta?

Trả lời

a. Những nội dung trong thông tin trên cho thấy Quân đã tự tin là: Quân xác định rõ mục tiêu của mình đặt mục tiêu quan trọng nhất là việc học.

b. Theo em, tự nhận thức bản thân có ý nghĩa:

Tự nhận thức đúng đắn về bản thân giúp chúng ta tin tưởng vào những giá trị của chính mình để phát huy những ưu điểm, hạn chế nhược điểm và kiên định với những mục tiêu đã đặt ra.

Khám phá 3 trang 29 - 30 GDCD 6:

- Các bạn học sinh dưới đây sử dụng ưu điểm gì để tự nhận thức bản thân?

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

- Ngoài các cách trên em còn biết nhận thức bản thân như thế nào?

Trả lời

- Các bạn học sinh dưới đây sử dụng ưu điểm để nhận thức bản thân là:

+ Suy nghĩ về ước mơ, ưu điểm, nhược điểm của bản thân.

+ Tập chung nghe cô giáo giảng bài.

+ Định hướng phát triển ưu điểm của bản thân.

+ Đề ra mục tiêu " Tự tin nói trước đám đông."

- Ngoài các cách trên em còn biết nhận thức bản thân bằng cách so sánh mình với tấm gương người tốt để nhận thức bản thân, hỏi mọi người có suy nghĩ gì về mình rồi nhìn nhận bản thân.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 31 GDCD lớp 6:

Trong những việc làm sau, việc nào nên làm, việc nào không nên làm để tự nhận thức bản thân? Vì sao?

A. Tự suy nghĩ về những nhược điểm của mình để sửa chữa.

B. Hỏi những người thân và bạn bè về ưu điểm, nhược điểm của mình.

C. Xem bói đề tìm hiểu các đặc điểm của bản thân.

D. Thường xuyên đặt ra các mục tiêu và tự đánh giá việc thực hiện mục tiêu.

E. Luôn tự trách bản thân, ngay cả khi không có khuyết điểm.

Trả lời

- Việc nên làm:

A. Tự suy nghĩ về những nhược điểm của mình để sửa chữa.

D. Thường xuyên đặt ra các mục tiêu và tự đánh giá việc thực hiện mục tiêu.

B. Hỏi những người thân và bạn bè về ưu điểm, nhược điểm của mình.

Bời vì, những việc làm trên giúp mỗi cá nhân tự nhận thức được bản thân và từ đó đưa ra được những cách thức để khắc phục hạn chế, nhược điểm và tiếp tục phát huy, phát triển ưu điểm của mình.

- Việc không nên làm:

E. Luôn tự trách bản thân, ngay cả khi không có khuyết điểm.

C. Xem bói đề tìm hiếu các đặc điểm của bản thân.

Bởi vì, l uôn tự trách bản thân, ngay cả khi không có khuyết điểm sẽ làm nhụt đi ý chí và sự tự tin của bạn, xem bói đề tìm hiếu các đặc điểm của bản thân sẽ không mang lại hiệu quả và đây chỉ là những điều hoang đường, chỉ có bản thân mới biết bạn có ưu nhược điểm gì.

Luyện tập 2 trang 31 GDCD lớp 6:

Hồng rất tự tin vào những ưu điểm của bản thân. Mặc dù hát không hay, nhưng Hồng luôn mơ ước trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Hồng nghĩ rằng, muốn làm ca sĩ thì không cần phải hát hay, chỉ cần xinh đẹp, ăn mặc thời trang, biết nhảy múa là được.

Em có đồng ý với suy nghĩ của Hồng không? Vì sao?

Trả lời

Em không đồng ý với suy nghĩ của Hồng vì bản thân bạn phải có tài năng hát hay, thực lực về ca sĩ thì bạn mới có thể trở thành ca sĩ được.

Luyện tập 3 trang 31 GDCD lớp 6:

Bạn Minh ở lớp 6A có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên thường cảm thấy tự ti, mặc cảm về bản thân, nhiều lúc rất muốn thôi học. Một lần, Minh đã đọc trên báo về một tấm gương vượt khó, cũng có hoàn cảnh khó khăn như mình, nhưng đã nỗ lực vươn lên trở thành một sinh viên ưu tú, được ra nước ngoài học tập và thành đạt. Minh đã quyết tâm lấy tấm gương đó làm động lực để mình học giỏi và đạt được mơ ước.

a. Minh đã sử dụng cách thức nào để tự nhận thức bản thân?

b. Để tự nhận thức bản thân tốt hơn, theo em bạn Minh nên áp đụng thêm cách thức nào nữa?

Trả lời

a. Minh sử dụng cách thức là đọc báo để biết được những tấm gương có hoàn cảnh như mình.

b. Để tự nhận thức bản thân tốt hơn, theo em bạn Minh nên áp dụng thêm cách thức so sánh, nhận xét đánh giá của người khác về mình, lập kế hoạch phát huy ưu điểm, tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 32 GDCD lớp 6:

Em hãy sưu tâm những câu chuyện nói về những người biết phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm của bản thân để hiện thực hoá ước mơ của mình.

Trả lời

Câu truyện: Tảng đá trong tim

Không biết từ bao giờ trong khu vườn của một gia đình nọ đã xuất hiện một tảng đá khá lớn với chiều cao khoảng 10cm, đường kính khoảng 40cm và dính chặt xuống đất.

Rất nhiều người đi vào khu vườn này đã bị vấp chân vào tảng đá nằm chình ình ngay giữa đường, thậm chí có người còn bị thương vì nó.

Cậu con trai nhỏ tò mò hỏi bố rằng: "Bố ơi, tảng đá kia thật đáng ghét! Tại sao chúng ta không tìm cách đào nó đi ạ?"

Ông bố nghiêm túc trả lời: "Tảng đá đó đã có từ thời ông nội con rồi. Con xem, nó lớn như vậy thì dễ gì đào được. Thôi, tốt nhất là từ nay con hãy đi đứng cẩn thận để đừng vấp vào nó, coi như là rèn luyện khả năng phản ứng với chướng ngại vật của con đi!"

Nhiều năm qua đi, tảng đá ấy vẫn nằm chình ình trong khu vườn nhà nọ, không hề suy suyển. Cậu con trai nhỏ năm nào giờ đã lớn và kết hôn với người phụ nữ mình yêu thương.

Cô con dâu mới chuyển đến nhà cũng cảm thấy chướng mắt trước tảng đá vô duyên, liền chạy đến nói với bố chồng: "Bố ơi, con càng nhìn càng thấy tảng đá trong vườn thật vướng víu. Hay là khi nào nhà mình gọi người đến chuyển nó đi chỗ khác ạ?"

Ông bố lập tức can ngăn con dâu: "Thôi con ạ, tảng đá ấy nặng lắm, nếu có thể chuyển đi được thì bố đã chuyển đi từ lâu rồi, sao còn giữ nó lại đến tận bây giờ để làm gì!"

Tuy bố chồng nói vậy, nhưng cô con dâu vẫn vắt óc suy nghĩ xem nên làm sao để dẹp tảng đá đó đi, chỉ vì nó mà bao nhiêu người đã bị vấp ngã rồi.

Nghĩ là làm, vào một buổi sáng đẹp trời, cô con dâu đem theo một cái cuốc và một xô nước đầy vào trong khu vườn. Cô từ tốn đổ hết nước trong xô vào chỗ đất xung quanh tảng đá rồi kiên nhẫn chờ đợi.

Mười mấy phút sau, khi thấy đất xung quanh tảng đá trở nên tơi xốp, cô con dâu liền cầm cuốc lên và bắt đầu đào xới. Cô đã chuẩn bị tâm lý sẽ phải đào rất lâu mới lôi được tảng đá cứng đầu kia lên, nhưng cô nghĩ mình nhất định sẽ làm được.

Tuy nhiên, bất ngờ là chỉ sau vài phút đào xới, cô đã lôi được tảng đá ăn sâu bám rễ trong khu vườn nhà lên khỏi mặt đất. Thì ra vẻ bề ngoài của hòn đá đã đánh lừa tất cả, bởi sự thật là nó không hề to và nặng như mọi người vẫn tưởng.

- Bài học rút ra: Nếu cứ ôm kỳ vọng lăn xuống dốc để đi leo núi thì bạn mãi mãi chẳng thể leo lên đến đỉnh núi. Nếu vì cuộc sống chìm trong đau khổ mà dẫn đến tuyệt vọng, thì đó là bởi chính bản thân bạn đang không cho mình một lối thoát. Chỉ cần suy nghĩ khác đi, thay đổi cách nhìn cuộc đời, bạn nhất định sẽ thay đổi được số phận của mình.

Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 7: Ứng phó với các nguy hiểm từ con người

Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

Bài 9: Tiết kiệm

Bài 10: Công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân

1 955 21/04/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: