Giải Giáo Dục Công Dân 6 Bài 9 (Cánh diều): Tiết kiệm

Với giải bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 6 Bài 9: Tiết kiệm sách Cánh Diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Giáo Dục Công Dân 6. 

1 899 21/04/2024
Tải về


Mục lục Giải Giáo Dục Công Dân 6 Bài 9: Tiết kiệm

Khởi động

Khởi động trang 42 GDCD lớp 6:

Hãy trao đổi với các bạn xung quanh và chia sẻ trước lớp: “Em mong ước mua một món đồ nhưng không đủ tiền và cũng không muốn xin tiền bố mẹ. Em sẽ làm gì Để thực hiện được mong muốn đó?”.

Trả lời

Em mong ước mua một món đồ nhưng không đủ tiền và cũng không muốn xin tiền bố mẹ. Em sẽ xin đi làm thêm sau giờ học để kiếm tiền mua món đồ đó hoặc tiết kiệm tiền bố mẹ cho để mua món đồ đó.

Khám phá

Khám phá 1 trang 43 GDCD lớp 6:

a. Cảm nhận của em về Bác Hồ sau khi đọc thông tin trên?

b. Lối sống tiết kiệm của Bác Hồ được thể hiện qua lời nói, việc làm nào ?

c. Qua thông tin trên, em hiểu thế nào là tết kiệm ? Người như thế nào được gọi là người có lối sống tiết tiệm?

d. Em học tập được gì từ tấm gương của Bác Hồ về lối sống tiết kiệm ?

Trả lời

a. Cảm nhận của em về Bác Hồ là một người có lối sống tiết kiệm, luôn lo lắng cho đồng bào.

b. Lối sống tiết kiệm của Bác Hồ được thể hiện qua lời nói, việc làm là :

- Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn lại người chuyên bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì hoặc dùng làm giấy viết cho tiết kiệm.

- Bác nói: “Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành đề in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.

c. Qua thông tin trên, em hiểu tiết kiệm là biết sử dụng hợp lí, có hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

d. Em học tập được cách tiết kiệm của Bác là tái sử dụng những thứ vẫn còn có thể dùng được, không bày vẽ, cầu kì mà dùng để lo những cái chính giúp ích cho cuộc sống.

Khám phá 2 trang 44 - 45 GDCD lớp 6:

a) Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

a. Hãy nêu nội dung và cảm nghĩ của em khi quan sát các hình ảnh trên.

b. Tiết tiệm được biểu hiện như thế nào trong cuộc sống hằng ngày của con người?

c. Hãy lấy ví dụ từ bản thân hoặc từ những người xung quanh để minh hoạ về lối sống tiết tiệm.

Trả lời

a.

- Hình 1: Tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

- Hình 2: Khoá chặt vòi nước để tiết kiệm nước.

- Hình 3: Tắt thiết bị điện khi không sử dụng.

- Hình 5: Bỏ tiền vào lợn để tiết kiệm.

b. Tiết tiệm được biểu hiện trong cuộc sống hằng ngày của con người như:

- Chỉ mua những đồ dùng cần thiết.

- Tắt điện khi không sử dụng.

- Không lãng phí đồ ăn.

- Gửi tiền tiết kiệm…

c. Ví dụ từ bản thân hoặc từ những người xung quanh để minh hoạ về lối sống tiết tiệm là: Hàng ngày em đã dành một phần tiền ăn sáng để đút lợn đất, cuối năm em đã dùng số tiền đó để mua sách vở mà không cần xin bố mẹ.

b) Phân biệt tiết kiệm và không tiết kiệm

Nam sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Bố Nam mất từ khi cậu mới 5 tuổi. Mẹ Nam làm thuê, vất vả kiếm tiền nuôi con ăn học. Nhưng Nam hay đua đòi, không muốn thua kém bạn bè nên luôn đòi hỏi mẹ mua nhiều thứ từ đồ chơi, quần áo đẹp đến điện thoại thông minh. Mỗi khi Nam đòi mua đồ mới mà mẹ nói nhà không có tiền thì Nam thường giận dỗi, có khi còn doạ bỏ học.

a. Em có nhận xét gì về hành vi đua đòi của Nam?

b. Hãy đưa ra lời khuyên của em với Nam.

c. Theo em, trải với tiết kiệm là gì? Hãy cùng các bạn thảo luận và liệt kê những biểu hiện trái với tiết kiệm mà em biết trong cuộc sống hằng ngày.

Trả lời

a. Hành vi đua đòi của Nam là không nên vì em đang còn là học sinh phải biết nghĩ cho mẹ và hoàn cảnh của gia đình mình.

b. Nam cần phải biết tiết kiệm hơn, chăm chỉ học tập để không phụ lòng mẹ.

c. Trái với tiết kiệm là: lãng phí, phung phí,…

- Những biểu hiện trái với tiết kiệm mà em biết trong cuộc sống hằng ngày là: nấu nhiều đồ ăn sau đó đổ đi, mua quá nhiều quần áo không dùng đến, bật đèn điện khi không dùng đến,…

Khám phá 3 trang 45 GDCD lớp 6:

a. Em hãy thực hiện các nội dung sau:

- Liệt kê tất cả các hoạt động trong một ngày của em theo thời gian biểu.

- Vì sao em và mọi người phải xây dựng thời gian biểu cho riêng mình? Nếu lãng phí thời gian sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

- Những ai cần tiết kiệm thời gian? Tiết kiệm thời gian có phải tiết kiệm tiền bạc không? Tiết kiệm thời gian sẽ đem lại lợi ích gì cho bản thân trong học tập và trong cuộc sống?

b. Thảo luận về các lí do cần sống tiết kiệm của bản thân (trong sinh hoạt hàng ngày sử dụng quỹ thời gian: hiệu qua học tập: làm việc:...).

Trả lời

a.

Thời gian

Hoạt động

6h

Thức dậy

6h-6h15

Tập thể dục buổi sáng

6h15-7h

Ăn uống, soạn sách vở để chuẩn bị đi học

7h30- 11h

Học trên lớp

11h-13h30

Ăn uống và nghỉ ngơi

13h30-17h

Học trên lớp

17h-19h

Thể dục thể thao, ăn uống, vệ sinh cá nhân

19h-22h

Học bài

Sau 22h

Đii ngủ

- Em và mọi người phải xây dựng thời gian biểu cho riêng mình để có cách sử dụng thời gian hợp lí hơn. Nếu lãng phí thời gian mãi mãi bạn không thể phát triển và không có lối sống khoa học được.

- Tất cả mọi người cần tiết kiệm thời gian. Tiết kiệm thời gian có phải là tiết kiệm tiền bạc.

- Tiết kiệm thời gian sẽ đem lại lợi ích cho bản thân trong học tập và trong cuộc sống là:

+ Có lối sống khoa học, làm việc hiệu quả.

+ Biết kiểm soát được thời gian và việc làm.

b. Các lí do cần sống tiết kiệm của bản thân (trong sinh hoạt hàng ngày sử dụng quỹ thời gian: hiệu qua học tập: làm việc:...) là:

- Sống tiết kiệm để mình biết quý trọng thời gian, công sức mình bỏ ra.

- Sống tiết kiệm để mình luôn hoạt động hết công suất trong học tập, công việc.

- Sống tiết kiệm để có thể tự mình trang trải những thứ có ích hơn trong học tập và trong công việc.

Khám phá 4 trang 46 GDCD lớp 6:

a. Giải quyết tình huống

Thời tiết mùa hè nóng bức nên Hoà muốn bật điều hoà cả ngày. Thế mà nhiều buổi tối chị Hiền lại thường tắt đi một lúc. Chị bảo hôm nay trời không nóng nữa nên tắt điều hoà đi, bật quạt cho thoáng, vừa không bị khô da, vừa tiết kiệm tiền điện cho gia đình. Hoà nói: Chị cổ hủ thế? Có điều hoà thì cứ bật cả ngày, có hết bao nhiêu tiền điện đâu mà tiếc.

- Em đồng ý với ý kiến của ai? Vì sao?

b. Thực hiện mục tiêu tiết kiệm

- Viết ra giấy một mục tiêu tiết kiệm mà em mong muốn đạt được nhất.

- Liệt kê những việc cần làm đề đạt mục tiêu, nguyện vọng tiết kiệm của em bằng cách kẻ bảng và hoàn thiện theo gợi ý dưới đây

Việc cần làm

Thực hiện

Kết quả

?

?

?

?

?

?

Trả lời

a. Em đồng ý với ý kiến của chị Hiền. Cần phải tiết kiệm điện cho gia đình, cũng như gián tiếp bảo vệ môi trường.

b.

- Mục tiêu tiết kiệm mà em mong muốn đạt được nhất là: cuối năm tự mua xe đạp.

Việc cần làm

Thực hiện

Kết quả

Để dành một phần tiền ăn sáng

Mỗi sáng dành ra 3000 đồng để cho vào lơn đất

thu được 600 000 đồng

Làm thêm việc

Nhận làm việc hand made tại nhà

thu được 2000 000 đồng

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 46 GDCD lớp 6:

Những việc làm nào dưới đây là biều hiện của tiết kiệm? Vì sao?

A. Giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi.

B. Vẽ, bôi bẩn ra sách vở, bàn ghế, tường lớp học.

C. Hoàn thành công việc đúng hạn.

D. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

E. Thường xuyên quên khoá vòi nước.

Trả lời

Những việc làm là biều hiện của tiết kiệm là: A, C, D, bởi vì những việc làm đó đều là biểu hiện của tiết kiệm bằng cách giữ gìn đồ dùng, hoàn thành công việc đúng thời gian để tiết kiệm thời gian và tắt các thiết bị điện khi không sử dụng là để tiết kiệm điện.

Luyện tập 2 trang 47 GDCD lớp 6:

Hà đang dùng hộp bút màu rất tốt, nay lại được bạn tặng thêm một hộp giống hệt hộp đang dùng nhân dịp sinh nhật. Hà định bỏ hộp bút màu đang sử dụng để dùng hộp mới.

a. Suy nghĩ của Hà đúng hay sai? Vì sao?

b. Em sẽ khuyên Hà như thế nào ?

Trả lời

a. Em nghĩ bạn Hà sai vì khi hộp bút màu cũ của bạn vẫn dùng được hãy dùng hết rồi hãy sang hộp mới như thế sẽ tiết kiệm màu hơn.

b. Em sẽ khuyên Hà là hộp màu của bạn vẫn còn sử dụng được hãy dùng hết rồi hãy sang hộp mới như thế sẽ tiết kiệm hơn.

Luyện tập 3 trang 47 GDCD lớp 6:

Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn.

B. Tiết kiệm tiền của là chi tiêu hợp lí, không hoang phí.

C. Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà.

D. Tiết kiệm tiền của chỉ là việc của gia đình nghèo.

Trả lời

- Em đồng tình với ý B, C vì tiết kiệm tiền có biểu hiện cụ thể là chi tiêu hợp lí, không hoang phí, đó là việc làm vừa ích nước, vừa lợi nhà.

- Em không đồng tình với ý A, D vì Tiết kiệm không phải là keo kiệt, bủn xỉn mà là cách chi tiêu hợp lí, khoa học, tất cả mọi người nên tiết kiệm không chỉ người nghèo.

Luyện tập 4 trang 47 GDCD lớp 6:

Em hãy cùng các bạn trao đổi, bày tỏ thái độ về các ý kiến dưới đây (tán thành hoặc không tán thành). Vì sao?

A. Tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng tài sản, lao động, thời gian và đồ dùng nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định.

B. Tiết kiệm không có nghĩa là sống qua loa, đại khái, cầu thả, tuỳ tiện trong nếp sống, nếp nghĩ, nói năng cộc lóc, trống không, tâm hồn nghèo nàn, trống rỗng.

C. Hành vi thể hiện lối sống tiết kiệm phải phù hợp với lứa tuổi, điều kiện của gia đình, bản thân và môi trường xã hội xung quanh.

Trả lời

Em tán thành với tất cả các ý kiến trên vì tiết kiệm là giúp ích cho bản thân, gia đình nhưng nên tiết kiệm theo mức vừa phải đúng theo nhu cầu bản thân và xã hội.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 47 GDCD lớp 6:

Lập kế hoạch tiết kiệm:

- Em sẽ rèn luyện như thế nào để trở thành người có lối sống tiết kiệm?

- Hãy xây dựng kế hoạch rèn luyện lối sống tiết kiệm của bản thân và chia sẻ với bố mẹ hoặc thầy cô giáo về kế hoạch của mình.

Trả lời

Khi đời sống phát triển, nhu cầu con người tăng cao mà nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm, cạn kiệt, con người buộc phải biết sử dụng nó tiết kiệm hơn để đảm bảo phát triển lâu dài và bền vững. Thực tế trong cuộc sống, chúng ta cần tiết kiệm để tích lũy nhiều hơn của cải vật chất làm giàu cho bản thân và đất nước. Thói quen tiết kiệm là đức tính cần có ở mỗi con người.

Vì thế bản thân em đã lập một kế hoạch tiết kiệm để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Kế hoạch tiết kiệm của em được biểu hiện trong bảng dưới đây:

Việc cần làm

Thực hiện

Tiết kiệm điện

Tắt điện mỗi khi ra ngoài và không dùng một lúc nhiều thiết bị điện.

Tiết kiệm nước

Chỉ xả một lượng nước vừa đủ để dùng sau đó khóa vòi nước lại.

Tiết kiệm tiền

- Mỗi ngày dành khoảng 5000 đồng để cho vào lợn đất.

- Chỉ chi tiêu những đồ dùng cần thiết.

Tiết kiệm đồ dùng

Dùng đồ hợp lí, không hoang phí, thữa thãi.

Tiết kiệm đồ ăn

Ăn bằng nào thì lấy từng đó, không đổ thức ăn thừa.

Tiết kiệm thời gian

Lập bảng biểu kế hoạch hoạt động từng ngày sau đó thực hiện theo.

Vận dụng 2 trang 47 GDCD lớp 6:

Sưu tầm: Em hãy sưu tầm và chia sẻ với các bạn trong nhóm, lớp những câu chuyện, tấm gương về lối sống tiết kiệm mà em biết. Em học được điều gì từ những câu chuyện, tấm gương đó?

Trả lời

GIẢN DỊ VÀ TIẾT KIỆM

Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng: Khi làm việc ở văn phòng Bác, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho Bác. Công việc này giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập được rất nhiều.

Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.

Những năm tháng giúp việc ở văn phòng Bác bà đã có những kỷ niệm không bao giờ quên.

Bà còn kể rằng:

Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:

- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.

Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền bảo bà:

- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.

Câu chuyện bà kể khiến chúng tôi xúc động và thương Bác quá chừng. Bác thật giản dị và tiết kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia đình lớn, như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu. Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của vị Chủ tịch nước có tác động lớn đến suy nghĩ của mỗi con người nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”.

* Qua câu truyện trên cho chúng ta thấy tấm gương giản dị và tiết kiệm của Bác Hồ, đó là một minh chứng về lối sống giản dị của Bác đồng thời giúp chúng ta nhìn nhận bài học về lối sống giản dị.

Vận dụng 3 trang 47 GDCD lớp 6:

Vẽ các bức tranh về chủ đề “Tiết kiệm”:

Dưới mỗi bức tranh, em hãy viết một thông điệp dễ ghi nhớ để nhắc nhở bản thân và mọi người thường xuyên thực hành tiết kiệm trong cuộc sống. Hãy chia sẻ với thầy cô và bạn bè về bức tranh và thông điệp của em.

Tài liệu VietJackTài liệu VietJack

Tài liệu VietJackTài liệu VietJack

Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 7: Ứng phó với các nguy hiểm từ con người

Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

Bài 10: Công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân

Bài 12: Quyền trẻ em

1 899 21/04/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: