Giải GDCD 6 Bài 3 (Cánh diều): Siêng năng, kiên trì

Với giải bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 6 Bài 3: Siêng năng, kiên trì sách Cánh Diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Giáo Dục Công Dân 6. 

1 1,141 14/12/2023
Tải về


Mục lục Giải Giáo Dục Công Dân 6 Bài 3: Siêng năng, kiên trì

Khởi động

Khởi động trang 15 GDCD 6: Quan sát hình dưới đây và cho biết hai bạn có biểu hiện nào trong học tập?

Tài liệu VietJack

Trả lời:

Trong hình bạn nam không làm được bài nên đã có suy nghĩ bỏ cuộc và muốn nghỉ, trái lại bạn nữ lại có ý cả hai cùng suy nghĩ, thảo luận để giải được bài tập chứ không có ý định bỏ cuộc.

Khám phá

Khám phá 1 trang 16 GDCD 6:

a. Vì sao Rô-bi vẫn tiếp tục luyện tập, dù không được mẹ đưa đến lớp?

b. Điều gi giúp Rô-bi thành công trong buổi biểu điễn âm nhạc?

c. Em hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì?

Trả lời

a. Rô-bi vẫn tiếp tục luyện tập, dù không được mẹ đưa đến lớp vì sự kiên trì, chăm chỉ luyện tập và lòng yêu thích âm nhạc của cậu.

b. Điều giúp Rô-bi thành công trong buổi biểu diễn âm nhạc chính là sự siêng năng và kiên trì, nỗ lực bền bỉ không ngại khó khăn, gian khổ và tinh thần yêu âm nhạc của mình.

c.

-Siêng năng là tính cách lầm việc tự giác, cần cù, chịu khó, thường xuyên của con người.

- Kiên trì là tính cách làm việc miệt mài, quyết tâm giữ và thực hiện ý định đến cùng, dù gặp khó khăn, trở ngại cũng không nản chí.

Khám phá 2 trang 17 GDCD 6:

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

a. Các nhân vật trong ảnh trên đã làm việc như thể nào ?

b. Tính siêng năng, kiên trì được biểu hiện như thể nào trong học tập, lao động và trong cuộc sống?

Khám phá 3 trang 17 GDCD 6:

a) Qua thông tin trên, theo em siêng năng, kiên trì đã mang lại kết quả gì cho Ê-đi-xơn?

b) Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thể nào đối với mỗi cá nhân và xã hội?

Trả lời

a. Qua thông tin trên, theo em siêng năng, kiên trì đã mang lại thành quả sáng chế cho Ê-đi-xơn là đèn điện khiến cả thế giới nể phục, mang đến cho nhân loại ánh sáng đèn điện như ngày nay.

b. Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa giúp mỗi cá nhân thành công, hạnh phúc trong cuộc sống và từ đó góp phần tạo nên một xã hội phát triển, bền vững.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 18 GDCD 6: Có người cho rằng, siêng năng, kiên trì là nguồn gốc và điều kiện để dẫn đến thành công. Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến trên? Vì sao?

Trả lời

Siêng năng, kiên trì là nguồn gốc và điều kiện để dẫn đến thành công vì chỉ có siêng năng, kiên trì mới giúp bạn đạt được hiệu quả trong công việc, ý chí nỗ lực không ngừng và là điều kiện tiên quyết dẫn đến thành công.

Luyện tập 2 trang 18 GDCD 6: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Trong thời đại công nghiệp 4.0, con người càng cần phải siêng năng, kiên trì.

B. Ai cũng cần phải siêng năng, kiên trì.

C. Những người thông minh không cần phải siêng nãng, kiên trì.

Trả lời

- Em đồng ý với ý kiến A, B bởi vì trong thời đại công nghiệp hiện đại nếu chúng ta không học hỏi nhiều hơn nữa, siêng năng hơn nữa thì sẽ bị đi lùi và không thể nào phát triển được. Bên cạnh đó người thông minh lại càng phải siêng năng và kiên trì vì nếu không có cần cù thì thông minh cũng không thể làm nên điều gì cả.

Luyện tập 3 trang 18 GDCD 6: Buổi tối, Hải làm bài tập Tiếng Anh. Những bài đầu Hải giải rất nhanh, nhưng đến các bài sau Hải đọc thấy khó quá bèn suy nghĩ: “Mình sẽ không làm nữa, sang nhờ bạn Hoàng giải hộ”. Nhưng rồi, Hải lại băn khoăn: “Liệu Hoàng có nhà không? Thôi, giờ sang nhà Liên chép bài của bạn vẫn chưa muộn, vì Liên ở ngay gần nhà mình”.

a. Em có đồng ý với suy nghĩ của Hải không? Vì sao?

b. Nếu em là bạn của Hải, em có thể khuyên Hải điều gì?

Trả lời

a. Em không đồng ý với suy nghĩ của Hải. Vì nếu gặp bài tập khó thì mình phải kiên trì tìm hiểu những cách giải khác tốt hơn, như thế sẽ vận động khả năng tư duy và nhớ lâu hơn.

b. Nếu em là bạn của Hải, em có thể khuyên Hải có thể lên mạng tìm cách giải các bài khác tương tự, hoặc gọi điện hỏi bạn, anh, chị hướng dẫn cách giải chứ không phải chép bài bạn.

Luyện tập 4 trang 18 GDCD 6: Kể về một tấm gương siêng năng, kiên trì mà em biết. Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp.

Trả lời

Thầy Nguyễn Ngọc Kí dù ông bị bệnh và bị bại liệt cả 2 tay, nhưng ông đã cố gắng vượt qua số phận của mình luyện viết chữ bằng hai chân và trở thành nhà giáo ưu tú, là người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết.

Luyện tập 5 trang 18 GDCD 6: Em hiểu thể nào về câu nói “Có công mài sắt có ngày nên kim”?

Trả lời

“Có công mài sắt có ngày nên kim” muốn khuyên răn chúng ta rằng chỉ khi có lòng quyết tâm và kiên trì thì bất cứ khó khăn nào ta cũng có thể vượt qua để đạt được thành công như mong muốn. Chúng ta có nhận thấy được rằng từ xưa đến này hầu hết những con người thành công là đều nhờ vào ý chí và lòng kiên trì của mình.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 18 GDCD 6: Phát động chiến địch “Kiên trì không bỏ cuộc”. Cả lớp lập một bản cam kết từ đầu năm học về việc tập thể dục 10 phút mỗi buổi sáng.

Bản cam kết ghỉ rõ:

+ Nội dung cam kết.

+ Thời gian.

+ Điều kiện.

+ Thành phần tham gia.

- Người lập cam kết ghi rõ họ, tên và kí, người tham gia cam kết cũng ghi rõ họ tên và kí, bố mẹ kí người làm chứng.

- Cuối mỗi tuần thống kê, tổng kết xem ai là người kiên trì thực hiện được đúng.

Trả lời

Mẫu bản cam kết của học sinh lớp 6H trường THCS Nguyễn Huệ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

BẢN CAM KẾT

Kính gửi:

- BGH trường THCS Nguyễn Huệ.

- Cô giáo chủ nhiệm lớp 6H, trường THCS Nguyễn Huệ.

- Cô bộ môn Giáo dục công dân lớp 6H, trường THCS Nguyễn Huệ.

Tập thể lớp: 6H, trường THCS Nguyễn Huệ

Năm học: 2020-2021

Nhằm thực hiện chiến địch “Kiên trì không bỏ cuộc” do cô giáo bộ môn Giáo dục công dân phát động, tập thể lớp 6H chúng em xin viết bản cam kết này để thực hiện nhiệm vụ: Mỗi cá nhân thuộc thành phần lớp 6H sẽ dành 10 phút mỗi ngày để tập thể dục, có thể kết hợp nhiều hình thức vận động như: thể dục nhịp điệu, chơi các bộ môn thể thao,....

Thời gian: 1 tháng

Điều kiện:

- Cuối mỗi tuần sau khi hoàn thành sẽ có chữ kí của phụ huynh và lời cam kết của bản thân;

- Đảm bảo sẽ thực hiện đều đặn hàng ngày.

Thành phần tham gia: Tất cả các thành viên lớp 6H.

Chúng em xin cam kết thực hiện tốt các điều trên, nếu cá nhân nào vi phạm sẽ chịu mọi hình thức kỉ luật của cô.

Người cam kết

(kí và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của phụ huynh

(kí và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của giáo viên bộ môn

(kí và ghi rõ họ tên)

Vận dụng 2 trang 18 GDCD 6: Em hãy lập kế hoạch rèn luyện tính siêng năng, kiên trì của cá nhân và tự đánh giá thực hiện của mình.

Trả lời

- Em có thể lập kế hoạch thời gian biểu của bản thân như sau:

+ Sáng: dậy lúc 6h, dành khoảng 10 đến 15 phút tập thể dục, sau đó vệ sinh cá nhân chuẩn bị đi học.

+ Chiều: sau khi đi học về sẽ dành thời gian làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ, kết hợp rèn luyện thể dục, thể thao.

+ Tối: sau bữa ăn tối dành thời gian làm bài tập về nhà, ôn bài, đọc sách.

- Phương pháp đánh giá: Có thể lập bảng biểu, đánh dấu tích cho mỗi công việc hoàn thành để đạt hiệu quả cao hơn.

Dưới đây là bảng biểu mẫu học sinh có thể tham khảo cho kế hoạch công việc buổi sáng

Thời gian

Nhiệm vụ

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

6h

Thức dậy lúc

6h-6h15

Tập thể dục

6h15- 6h30

Vệ sinh cá nhân

6h30- 6h45

Ăn sáng

6h45-7h

Soạn sách vở, trang phục đi học

Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 4: Tôn trọng sự thật

Bài 5: Tự lập

Bài 6: Tự nhận thức bản thân

Bài 7: Ứng phó với các nguy hiểm từ con người

Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

1 1,141 14/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: