Giải Giáo Dục Công Dân 6 Bài 4 (Cánh diều): Tôn trọng sự thật

Với giải bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật sách Cánh Diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Giáo Dục Công Dân 6. 

1 1,459 19/04/2024
Tải về


Mục lục Giải Giáo Dục Công Dân 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật

Khởi động

Khởi động trang 19 GDCD lớp 6:

Cùng trao đổi , thảo luận:

Bình, Hưng và Minh cùng đi bọc. Trên đoờng đi Minh rẽ vào cửa hàng đồ chơi điện tử nên đến lớp muộn, nhưng Minh bảo với cô giáo là bị hỏng xe giữa đường,

Nếu em là Bình và Hưng, em sẽ lựa chọn cách ứng xử như thế nào? Vì sao?

Trả lời:

Nếu em là Bình và Hưng, em sẽ lựa chọn cách ứng xử là khuyên Minh nên nói thật và xin lỗi cô giáo, không nên nói dối. Nếu Minh vẫn tiếp tục nói dối thì em trình bày trực tiếp với cô giáo để có biện pháp phù hợp.

Khám phá

Khám phá 1 trang 20 GDCD lớp 6:

a. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

GA-LI-LÊ VÀ CHÂN LÍ “VÌ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY"

“Từ thời Hy Lạp cổ đại cho đến tận thế kỉ XVI, con người vẫn quan niệm rằng Trái Đất đứng yên, là trung tâm của vũ trụ. Mặt Trời, Mặt Trăng và các thiên thể khác quay quanh Trái Đất. Ga-li-lê (Galileo Gatilel) là một nhà thiên văn học, vật lí bọc, toán học và triết học I-ta-li-e (Italia). Ông đã ủng hộ quan điểm cho rằng “Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ và Trái Đất cùng mọi hành tinh đều quay xung quanh nó”. 'Tuy nhiên, trong thời kì Ga-li-lê sinh sống. quan đểm “Trái Đất là trọng tâm của vũ trụ và luôn đứng yên” được coi là quan điểm chính thống trong xã hội. Tất cả ý kiến phản bác lại điều đó đều không được chấp nhận. Vì vậy, quan điểm mà Ga-li-lê ủng hộ rằng “Trái Đất mới là một hành tinh quay xung quanh Mặt Trời” là trái ngược với quan điểm này bị cho là chống đối. Vào ngày 22/6/1633, Ga-li-lê đã bị đưa ra trước toà án để xét xử. Tương truyền rằng, sau khi bước ra khỏi cửa toà án, ông đã bực tức nói to: "Dù sao Trái Đất vẫn quay!”.

- Em hãy tìm ra từ ngữ nói lên “Sự thật” trong câu chuyện trên.

- Câu nói nổi tiếng của Ga-li-lê “Dù sao Trái Đất vẫn quay" chứng tỏ ông là người như thế nào? Vì sao?

Trả lời

- Từ ngữ nói lên “Sự thật” trong câu chuyện trên là: “trái đất quay quanh mặt trời”.

- Câu nói nổi tiếng của Ga-li-lê “Dù sao Trái Đất vẫn quay" chứng tỏ ông là người tôn trọng sự thật, dù ông có bị mọi người phản đối và tìm mọi cách để phản bác lại nhưng ông vẫn không vì thế mà phủ định sự thật là trái đất vẫn quay.

Khám phá 2 trang 21 GDCD lớp 6:

“Trao đổi, thảo luận nhóm về biểu hiện của tôn trọng sự thật trong các trường hợp sau:

(1) Việc học sinh cần làm để thầy cô giáo biết, khi:

- Bạn ngồi bên cạnh hay nhìn bài của mình để được điểm tốt?

- Một nhóm bạn mất đoàn kết, hoặc cãi nhau?

- Bạn thân của mình Không học bài, làm bài tập ở nhà?

(3) Việc học sinh cần làm để bố mẹ biết, khi :

- Bị điểm kém trong học tập?

- Bị bạn trong lớp, trong trường bắt nạt ?

(4) Việc em cần làm khi chứng kiến kẻ gian lấy trộm đồ của người khác, hành vi cố tình; làm hỏng công trình công cộng...

Từ trao đổi trên, em hãy cho biết, tôn trọng sự thật có biểu hiện như thể nào trong cuộc sống?

Trả lời

Biểu hiện về việc tôn trọng sự thật trong cuộc sống là:

- Học sinh nói đúng sự thật với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh.

- Người dân nói thật, cung cấp đúng thông tin với những người có trách nhiệm.

- Nhận xét, đánh giá đúng sự thật, dù có thế không có lợi cho mình..

- Luôn bảo vệ lẽ phải, không ngại khó khăn hiểm nguy.

- Dám nhận lỗi của bản thân khi mắc sai lầm.

- Không bao che cho phạm nhân, những người có hành vi xấu trong xã hội.

- Nhặt được của rơi trả người đánh mất.

Khám phá 3 trang 21 GDCD lớp 6:

Mai và Thảo cùng học lớp 6C do Mai làm lớp trưởng. Hai bạn rất thân với nhau. Mai học giỏi, còn Thảo thì học hành chưa được chăm chỉ, hay thiếu bài tập về nhà. Là cán bộ lớp, Mai báo cáo với cô giáo về tình hình chuẩn bị bài của lớp mình, nhưng lại không báo cáo với cô về tình hình của Thảo.

Trong việc này, ở lớp có các ý kiến khác nhau:

- Có ý kiến cho rằng, Mai làm như vậy thể hiện Mai là một người bạn tốt của Thảo.

- Một số ý kiến khác thì cho rằng, Mai làm như vậy là không nói đúng sự thật, cũng không tốt cho Thảo.

a. Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào trên đây? Vì sao?

b. Nếu em là Mai, em sẽ làm gì? Vì sao?

Trả lời

a.

- Em đồng ý với ý kiến cho rằng, Mai làm như vậy là không nói đúng sự thật, cũng không tốt cho Thảo, bởi vì như thế sẽ làm bạn ỉ lại trong học tập, học càng xa sút và học thói quen nói dối.

- Em không đồng ý với ý kiến cho rằng, Mai làm như vậy thể hiện Mai là một người bạn tốt của Thảo. Vì bạn tốt là sẽ là người giúp cho đối phương trở nên tốt hơn, vì vậy phải nói sự thật với cô giáo mới tìm được phương pháp giúp bạn tiến bộ hơn trong học tập.

b. Nếu em là Mai, em sẽ khuyên bạn nên chăm chỉ làm bài tập về nhà, có như thế mới tiến bộ trong học tập và nếu còn tái diễn em sẽ báo cáo cho cô giáo.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 22 GDCD lớp 6:

1. Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi nào dưới đây? Vì sao?

A. Luôn đồng ý và nói theo số đông.

B. Luôn nói đúng những điều có thật.

C. Luôn bảo vệ ý kiến và việc làm của mình.

D. Luôn phê phán những người không cùng quan điểm với mình.

Trả lời

- Em đồng tình với hành vi B, bởi vì luôn nói đúng những điều có thật là biểu hiện của tôn trọng sự thật, trung thực, mang lại giá trị tốt đẹp cho bản thân và xã hội.

- Em không đồng tình với hành vi A, C, D, bởi vì đó là những hành vi biểu hiện của không tôn trọng sự thật. Số đông chưa chắc đã đúng, nếu luôn theo số đông thì bản thân chưa chắc đã làm đúng và làm theo sự thật, luôn bảo vệ ý kiến và việc làm của mình, phê phán những người không cùng quan điểm với mình là biểu hiện của lối sống ích kỉ, chỉ biết đến bản thân.

Luyện tập 2 trang 22 GDCD lớp 6:

Sau khi học xong bài “Tôn trọng sự thật”, Linh cho rằng trong cuộc sống không phải bao giờ cũng nên tôn trọng sự thật, cần tùy theo từng trường hợp mà ứng xử cho phù hợp.

Em đồng ý hay không đồng Ý với suy nghĩ của Linh? Vì sao?

Trả lời

Em đồng ý với ý kiến của Linh, bởi vì đôi khi không tôn trọng sự thật giúp chúng ta sống tích cực, suy nghĩ tích cực hơn là điều nên làm.

Ví dụ như một người bị ung thư giai đoạn cuối, nhưng bác sĩ thường lựa chọn việc nói giảm bệnh án với bệnh nhân để bệnh nhân có hy vọng và tinh thần sống tốt hơn, tinh thần nghị lực hơn để chữa trị trong giai đoạn cuối.

Luyện tập 3 trang 22 GDCD lớp 6:

Nếu một người bạn thân của em nói xấu, nói sai về một người khác, em sẽ lựa chọn phương án giải quyết nào sau đây? Vì sao?

A. Xa lánh, không chơi với bạn nữa.

B. Bỏ qua, coi như không biết.

C. Khuyên bạn nên nhận lỗi, sửa chữa và luôn nói rõ sự thật.

D. Vẫn chơi với bạn, nhưng không tin bạn như trước nữa.

Trả lời

Nếu một người bạn thân của em nói xấu, nói sai về một người khác, em sẽ lựa chọn phương án giải quyết:

C. Khuyên bạn nên nhận lỗi, sửa chữa và luôn nói rõ sự thật.

Bởi vì, mỗi cá nhân nếu mắc phải sai lầm cũng nên cho họ những cơ hội sửa chữa, lời khuyên, để họ nhìn thấy cái sai của bản thân, đồng thời không tái phạm sai lầm đó nữa.

Luyện tập 4 trang 22 GDCD lớp 6:

Em hãy kế lại một việc làm thể hiện tôn trọng sự thật hoặc không tôn trọng sự thật trong cuộc sống mà em biết.

Trả lời

- Việc làm tôn trọng sự thật:

Trong giờ ra chơi, vô tình Lan đã làm vỡ lọ hoa của lớp trong lúc nô đùa, vì vậy Lan đã chủ động gặp cô giáo chủ nhiệm để nhận lỗi và xin lỗi.

- Việc làm không tôn trọng sự thật:

Trong giờ kiểm tra toán, Bình đã mở tài liệu để chép bài, khi cô giáo phát hiện hành vi đó, Bình đã khăng khăng phủ nhận hành vi gian lận của mình.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 22 GDCD lớp 6:

Xây dựng thông điệp về chủ đề “Tôn trọng sự thật”:

- Mỗi nhóm xây dựng một thông điệp về chủ đề “Tôn trọng sự thật” và ghi ra giấy.

- Trưng bày, giới thiệu thông điệp của các nhóm trước lớp.

- Bình chọn thông điệp hay nhất.

Trả lời

Một số thông điệp gợi ý về chủ đề “Tôn trọng sự thật”:

- Yêu thương trong sự thật.

- Tôn trọng sự thật để có một cuộc sống tốt đẹp.

- Tôn trọng sự thật là điều chính nghĩa.

Dưới đây là một bài mẫu với thông điệp “Hãy là người trung thực”

Trung thực là một trong những đức tính rất đáng được ca ngợi của mỗi con người. Bất kể trong xã hội nào giai cấp nào thì tính trung thực, thật thà luôn luôn được đề cao. Và nó chính là thước đo để đánh giá nhân cách của một con người.

Trung thực đầu tiên được hiểu là ngay đó là sự thật thà ngay thẳng. Người có đức tính trung thực thì luôn luôn nói đúng sự thật không bao giờ biết làm sai lệch và vì thế nên được rất nhiều người tin tưởng. Bất cứ ở xã hội nào thì cũng luôn đề cao tính trung thực vì nó chính là thước đo đạo đức của mỗi người.

Trong thời phong kiến trung thực được thể hiện ở khía cạnh trung với vua, hiếu với nước. Còn trong thời chiến tranh thì trung thực là một lòng với cách mạng, với Cụ Hồ và kiên trung với đường lối của Đảng. Ngày nay, thì trung thực thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi công việc ngành nghề khác nhau sẽ có đặc trưng riêng về tính trung thực. Những người có tính trung thực luôn luôn nhận được sự yêu thương, sự tin tưởng của người khác. Dù bạn có làm sai nhưng biết dũng cảm nhận lỗi và nhận khuyết điểm về mình sẽ được bỏ qua và cảm thông hơn là việc giấu diếm và dối trá.

Đối với những người đang là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường thì trung thực thể hiện ở việc không bao giờ quay cóp trong thi cử, không dối lừa thầy cô, học hành chăm chỉ bằng chính năng lực của bản thân. Còn đối với những người làm kinh doanh đó là việc dám làm dám chịu. Không bao giờ lừa dối khách hàng sản xuất ra những mặt hàng kém chất lượng, bất hợp pháp gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng cũng như nền kinh tế quốc gia. Những thương nhân làm ăn đứng đắn hợp pháp sẽ nhận được niềm tin tưởng sự bảo vệ của nhà nước cũng như khách hàng. Nó cũng là động lực khiến đất nước trở nên văn minh và giàu đẹp hơn.

Thế nhưng bên cạnh những tấm gương tổ chức, cá nhân trung thực thì vẫn còn đó những tồn tại bởi những người sống sai trái đáng bị lên án. Điều đó có thể dễ dàng nhận ra trong môi trường giáo dục rất nhiều học sinh vẫn còn quay cóp trong các lần thi cử, kiểm tra, tình trạng bằng cấp giả mạo trở thành một vấn nạn nhức nhối đối với xã hội. Trong kinh doanh ngày nay rất nhiều những doanh nghiệp công ty núp bóng làm ăn chân chính để tạo nên những hậu quả khôn lường cho xã hội, cho sức khỏe người dân. Có thể kể đến như những vụ hàng nông sản tiêm thuốc bảo quản, những công ty xả nước thải trực tiếp ra môi trường làm chết cá hàng loạt. Thay vì cách nhận lỗi khắc phục hậu quả thì lại vòng vo và chối tội. Đây thực sự là điều khiến cho toàn xã hội phải đặt dấu hỏi lớn.

Chính vì thế để giảm thiểu việc thiếu trung thực trong xã hội mỗi con người cần tự ý thức xây dựng cho mình tính ngay thẳng từ những việc làm nhỏ nhất trong đời sống hàng ngày. Ngoài ra bạn cũng nên dũng cảm đẩy lùi những hành vi thiếu trung thực trong đời sống để tạo một môi trường sống văn minh trong sạch.

Là một con người hiện đại trong một xã hội phát triển bạn càng cần phải rèn luyện cho mình đức tính trung thực. Bởi nó chính là con đường ngắn nhất để bạn có thể chinh phục được thiện cảm của người khác. Đồng thời nó cũng là động lực khiến cho xã hội loài người trở nên tốt đẹp và hoàn thiện hơn.

Vận dụng 2 trang 22 GDCD 6:

Lập một hòm thư mở của lớp “Hòm thư nói thật”:

Mỗi học sinh tự viết thư cho một bạn trong lớp về việc mình đã nói dối bạn một lần nào đó. Bức thư có ghi tên người nhận, nhưng không cần ghi tên người gửi. Trong giờ sinh hoạt lớp hằng tuần, giáo viên chủ nhiệm và lớp trưởng sẽ lấy ra một hoặc một vài bức thư và đọc to trước lớp.

Trả lời

Dưới đây là một bức thư của một bạn học sinh giấu tên muốn gửi đến bạn Phong của lớp 6A, trường THCS Vũ Lăng:

Phong thân mến, hôm nay mình lấy hết can đảm viết bức thư này để nói một sự thật mà mình chưa từng nói với cậu. Hoomn thứ ba vừa rồi trong giờ ra chơi giữa giờ môn Toán, lúc cậu đi ra ngoài mình đã tự ý lấy cuốn vở để trên bàn của cậu để chép bài mà chưa có sự đồng ý của cậu. Sau khi chép xong bài từ vở của cậu, vào giờ mình đã nộp cho cô giáo và vì thế mình được điểm cao. Ngày hôm đó sau tan học, mặc dù được điểm cao nhưng mình không hề vui chút nào, bởi mình biết một sự thật là bài làm đó không phải của mình và điểm số đó không xứng đáng với mình, mình rất ân hận về hành động chép bài của mình. Từ ngày hôm đó, mình đã quyết tâm chăm chỉ làm bài, ôn tập nhiều hơn để nỗ lực tiến bộ từng ngày.

Một lần nữa, mình thực tâm muốn xin lỗi cậu về hành vi đó, mình hữa sẽ không tái phạm thêm lần nào nữa.

Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 5: Tự lập

Bài 6: Tự nhận thức bản thân

Bài 7: Ứng phó với các nguy hiểm từ con người

Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

Bài 9: Tiết kiệm

1 1,459 19/04/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: