Xây dựng thông điệp về chủ đề “Tôn trọng sự thật”

Với giải vận dụng 1 trang 22 sgk Giáo Dục Công Dân lớp 6 bộ sách Cánh diều với cuộc sống được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Giáo Dục Công Dân 6. Mời các bạn đón xem:

1 1665 lượt xem


Giải Giáo Dục Công Dân 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật

Vận dụng 1 trang 22 Giáo dục công dân lớp 6:

Xây dựng thông điệp về chủ đề “Tôn trọng sự thật”:

- Mỗi nhóm xây dựng một thông điệp về chủ đề “Tôn trọng sự thật” và ghi ra giấy.

- Trưng bày, giới thiệu thông điệp của các nhóm trước lớp.

- Bình chọn thông điệp hay nhất.

Trả lời

Một số thông điệp gợi ý về chủ đề “Tôn trọng sự thật”:

- Yêu thương trong sự thật.

- Tôn trọng sự thật để có một cuộc sống tốt đẹp.

- Tôn trọng sự thật là điều chính nghĩa.

Dưới đây là một bài mẫu với thông điệp “Hãy là người trung thực”

Trung thực là một trong những đức tính rất đáng được ca ngợi của mỗi con người. Bất kể trong xã hội nào giai cấp nào thì tính trung thực, thật thà luôn luôn được đề cao. Và nó chính là thước đo để đánh giá nhân cách của một con người.

Trung thực đầu tiên được hiểu là ngay đó là sự thật thà ngay thẳng. Người có đức tính trung thực thì luôn luôn nói đúng sự thật không bao giờ biết làm sai lệch và vì thế nên được rất nhiều người tin tưởng. Bất cứ ở xã hội nào thì cũng luôn đề cao tính trung thực vì nó chính là thước đo đạo đức của mỗi người.

Trong thời phong kiến trung thực được thể hiện ở khía cạnh trung với vua, hiếu với nước. Còn trong thời chiến tranh thì trung thực là một lòng với cách mạng, với Cụ Hồ và kiên trung với đường lối của Đảng. Ngày nay, thì trung thực thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi công việc ngành nghề khác nhau sẽ có đặc trưng riêng về tính trung thực. Những người có tính trung thực luôn luôn nhận được sự yêu thương, sự tin tưởng của người khác. Dù bạn có làm sai nhưng biết dũng cảm nhận lỗi và nhận khuyết điểm về mình sẽ được bỏ qua và cảm thông hơn là việc giấu diếm và dối trá.

Đối với những người đang là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường thì trung thực thể hiện ở việc không bao giờ quay cóp trong thi cử, không dối lừa thầy cô, học hành chăm chỉ bằng chính năng lực của bản thân. Còn đối với những người làm kinh doanh đó là việc dám làm dám chịu. Không bao giờ lừa dối khách hàng sản xuất ra những mặt hàng kém chất lượng, bất hợp pháp gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng cũng như nền kinh tế quốc gia. Những thương nhân làm ăn đứng đắn hợp pháp sẽ nhận được niềm tin tưởng sự bảo vệ của nhà nước cũng như khách hàng. Nó cũng là động lực khiến đất nước trở nên văn minh và giàu đẹp hơn.

Thế nhưng bên cạnh những tấm gương tổ chức, cá nhân trung thực thì vẫn còn đó những tồn tại bởi những người sống sai trái đáng bị lên án. Điều đó có thể dễ dàng nhận ra trong môi trường giáo dục rất nhiều học sinh vẫn còn quay cóp trong các lần thi cử, kiểm tra, tình trạng bằng cấp giả mạo trở thành một vấn nạn nhức nhối đối với xã hội. Trong kinh doanh ngày nay rất nhiều những doanh nghiệp công ty núp bóng làm ăn chân chính để tạo nên những hậu quả khôn lường cho xã hội, cho sức khỏe người dân. Có thể kể đến như những vụ hàng nông sản tiêm thuốc bảo quản, những công ty xả nước thải trực tiếp ra môi trường làm chết cá hàng loạt. Thay vì cách nhận lỗi khắc phục hậu quả thì lại vòng vo và chối tội. Đây thực sự là điều khiến cho toàn xã hội phải đặt dấu hỏi lớn.

Chính vì thế để giảm thiểu việc thiếu trung thực trong xã hội mỗi con người cần tự ý thức xây dựng cho mình tính ngay thẳng từ những việc làm nhỏ nhất trong đời sống hàng ngày. Ngoài ra bạn cũng nên dũng cảm đẩy lùi những hành vi thiếu trung thực trong đời sống để tạo một môi trường sống văn minh trong sạch.

Là một con người hiện đại trong một xã hội phát triển bạn càng cần phải rèn luyện cho mình đức tính trung thực. Bởi nó chính là con đường ngắn nhất để bạn có thể chinh phục được thiện cảm của người khác. Đồng thời nó cũng là động lực khiến cho xã hội loài người trở nên tốt đẹp và hoàn thiện hơn.

Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Khởi động trang 19 Giáo dục công dân lớp 6: Cùng trao đổi , thảo luận: Bình, Hưng và Minh cùng đi bọc...

Khám phá 1 trang 20 Giáo dục công dân lớp 6: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi GA-LI-LÊ VÀ CHÂN LÍ...

Khám phá 2 trang 21 Giáo dục công dân lớp 6: Trao đổi, thảo luận nhóm về biểu hiện của tôn trọng sự thật trong các trường hợp sau...

Khám phá 3 trang 21 Giáo dục công dân lớp 6: Mai và Thảo cùng học lớp 6C do Mai làm lớp trưởng...

Luyện tập 1 trang 22 Giáo dục công dân lớp 6: Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi nào dưới đây? Vì sao...

Luyện tập 2 trang 22 Giáo dục công dân lớp 6: Sau khi học xong bài “Tôn trọng sự thật”...

Luyện tập 3 trang 22 Giáo dục công dân lớp 6: Nếu một người bạn thân của em nói xấu, nói sai về một người khác...

Luyện tập 4 trang 22 Giáo dục công dân lớp 6: Em hãy kế lại một việc làm thể hiện tôn trọng sự thật...

Vận dụng 2 trang 22 Giáo dục công dân lớp 6: Lập một hòm thư mở của lớp “Hòm thư nói thật”...

1 1665 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: