Giải Địa Lí 6 Bài 3 (Cánh Diều): Lược đồ trí nhớ

Với giải bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 3: Lược đồ trí nhớ - Cánh Diều địa lí sách Cánh Diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 6. 

1 698 03/10/2024
Tải về


Mục lục Giải Địa Lí 6 Bài 3: Lược đồ trí nhớ

Câu hỏi trang 113 Địa Lí 6: Ngay từ ngày còn bé, được bố mẹ đưa đi học, em nhớ rõ con đường từ nhà đến trường. Rồi bố mẹ đưa đến cái nơi em thích: cửa hàng kem, hiệu sách thiếu nhi, đến nhà các bạn cùng lớp,.., Nếu có đi một mình, em cũng không bị lạc. Tại sao em lại không bị lạc? Vì trong đầu, trong trí nhớ của em đã hình thành một hình ảnh về không gian đó, được gọi là lược đồ trí nhớ.

Trả lời:

Em không bị lạc là do trong đầu, trong trí nhớ của em đã hình thành một hình ảnh về không gian đó, được gọi là lược đồ trí nhớ.

Câu hỏi trang 114 Địa Lí 6: Hãy điền lên lược đồ trống Việt Nam tên các quốc gia và biển tiếp giáp nước ta, ba thành phố là Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố HCM. Ở mỗi thành phố hãy liệt kê ba địa danh nổi tiếng mà em biết thông qua xem ở tivi hay nghe đài, đọc sách, báo…

Tài liệu VietJack

Trả lời:

- Ở địa phận lãnh thổ Việt Nam điền: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

- Biển tiếp giáp nước ta là Biển Đông.

- Trong Hà Nội điền: Hồ Gươm, Cầu Long Biên, Văn Miếu.

- Trong Đà Nẵng điền: Cầu sông Hàm, bãi biển Mỹ Khê, Cù Lao Chàm.

- Trong TP HCM điền: Chợ Bến Thành, Phố đi bộ Nguyễn Huệ, nhà thờ Đức Bà.

- Tên các quốc gia tiếp giáp nước ta: Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc (trên đất liền), Trung Quốc và Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia và Đài Loan (tiếp giáp trên biển).

Gợi ý học sinh có thể điền vào bản đồ (thêm các quốc gia giáp với biển Đông).

Tài liệu VietJack

Câu hỏi trang 115 Địa Lí 6: Hãy vẽ một lược đồ trí nhớ theo không gian từ nhà đến trường. Gợi ý các đối tượng cần vẽ:

- Đường làng hoặc hoặc ô tô

- Sông, suối, hồ, cây, cửa hàng, chợ, nhà cao tầng,...

Trả lời:

Ví dụ: Từ nhà em đến trường đi qua 1 hàng cây, trạm y tế, mấy nhà dân, sân vận động, cánh đồng ruộng bậc thang,…

Hãy vẽ một lược đồ trí nhớ theo không gian từ nhà đến trường (ảnh 1)

Câu hỏi trang 116 Địa Lí 6: Quan sát hình 3.5, hãy lựa chọn các địa điểm danh thắng mà em muốn đến và tạo ra một lược đồ trí nhớ để đi từ trụ sở Vườn quốc gia Ba Vì đến những địa điểm danh thắng đã chọn.

Tài liệu VietJack

Trả lời:

Ví dụ: Các địa điểm em mướn đến là: Rừng thông, Thiên sơn - Suối ngà, Nhà thờ cổ, Khu quân sự Pháp, Cứ điểm 600 (Di tích lịch sử cách mạng quốc gia).

Tài liệu VietJack

Câu 1 trang 116 Địa Lí 6: Hãy kể tên một số đối tượng địa lí mà em thường xuyên nhìn thấy trên đường đi học (hoặc đi dã ngoại,...).

Trả lời:

Một số đối tượng địa lí mà em thường xuyên nhìn thấy trên đường đi học hoặc giã ngoại là

- Hồ nước, cây cối ven đường, suối, sông.

- Sân vận động, cửa hàng, siêu thị, chợ, nhà cao tầng, bệnh viện,...

Câu 2 trang 116 Địa Lí 6: Sử dụng lược đồ trí nhớ, hãy về không gian của địa phương (bàn làng, xã, khu phố, thôn, xóm,...) nơi em đang ở:

- Bắt đầu từ “Nhà em”.

- Các đối tượng tự nhiên, địa hình địa vật em nhớ rõ (sông, suối, cây ven đường,...).

- Các đối tượng kinh tế, văn hoá - xã hội mà em thấy thân quen (đường giao thông,

cửa hàng, thư viện, rạp chiếu phim, chợ, sân đá bóng, công viên, nhà cao tầng,...).

- Ghi chú những địa điểm, con đường em cho là cần nhớ.

Em có thể dùng các kí hiệu tượng hình để lược đồ trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

Trả lời:

Các em học sinh có thể tham khảo:

1. Sử dụng biểu tượng và màu sắc

Tài liệu VietJack

2. Sử dụng hình khối (hình học) và đường kẻ

Tài liệu VietJack

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 3: Lược đồ trí nhớ

1. Tại sao gọi là lược đồ trí nhớ?

- Lược đồ trí nhớ là một phương tiện đặc biệt để mô tả hiểu biết của cá nhân về một địa phương.

- Lược đồ trí nhớ về không gian xung quanh ta.

+ Cảm nhận của cá nhân về không gian xung quanh.

+ Lược đồ trí nhớ tồn tại trong trí não con người.

- Vai trò của lược đồ trí nhớ: Định hướng trong không gian, tìm đường đi đến nơi mình muốn đến và trở lại nơi mình muốn trở về.

- Lược đồ trí nhớ về không gian rộng lớn hơn hoặc về nơi ta chưa đến

+ Địa lí thế giới hay địa lí Việt Nam.

+ Những tri thức về không gian và sự phân bố của các đổi tưọng địa lí.

+ Một số thuộc tính được lưu giữ trong trí nhớ của cá nhân dưới dạng lược đồ trí nhớ.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 3: Lược đồ trí nhớ - Cánh diều (ảnh 1)

2. Cách xây dựng lược đồ trí nhớ

- Xây dựng lược đồ trí nhớ cho những nơi chưa từng đến.

- Đánh dấu trên lược đồ các địa điểm thông qua tìm hiểu thông tin từ các nguồn khác nhau.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 3: Lược đồ trí nhớ - Cánh diều (ảnh 1)

3. Sử dụng lược đồ trí nhớ trong cuộc sống và học tập

- Một người có những lược đồ trí nhớ phong phú về các vùng đất đang sống.

- Khi có lược đồ trí nhớ về một không gian sống phong phú sẽ giúp ta

+ Thấy không gian đó ý nghĩa hơn.

+ Gắn bó hơn với vùng đất ấy, nhất là sau này khi đi xa.

+ Tăng thêm tình yêu quê hương, đất nước.

- Trong học tập, lược đồ trí nhớ giúp ta

+ Học Địa lí thú vị hơn nhiều.

+ Nắm vững kiến thức địa lí.

+ Vận dụng kiến thức vào cuộc sống đa dạng.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 3: Lược đồ trí nhớ - Cánh diều (ảnh 1)

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 6 sách Cánh Diều hay, chi tiết khác:

1 698 03/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: