Giải Địa Lí 6 Bài 15 (Cánh diều): Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu

Với giải bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 15: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu sách Cánh Diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 6. 

1 694 03/10/2024
Tải về


Mục lục Giải Địa Lí 6 Bài 15: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu

Câu hỏi trang 160 Địa Lí 6: Con người đang phải hứng chịu những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu do chính mình gây ra. Biến đổi khí hậu không phải là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà đã trở thành vấn đề toàn cầu. Vậy biến đổi khí hậu có những biểu hiện như thế nào? Chúng ta cần có các biện pháp gì để ứng phó với biến đổi khí hậu?

Trả lời:

- Một số biểu hiện của biến đổi khí hậu

+ Nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang tăng lên.

+ Nước biển dâng.

+ Thiên tai xảy ra thường xuyên, đột ngột và bất thường,…

- Một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

+ Tiết kiệm năng lượng (điện).

+ Giảm thiểu chất thải.

+ Trồng nhiều cây xanh,…

Câu hỏi trang 160 Địa Lí 6: Hãy nêu một số biểu hiện của biến đổi khí hậu?

Trả lời:

Một số biểu hiện của biến đổi khí hậu là

- Nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang tăng dần lên.

- Sự nóng lên của Trái Đất làm cho băng tan, nước biển dâng.

- Thiên tai xảy ra thường xuyên, đột ngốt và bất thường,…

Câu hỏi trang 161 Địa Lí 6: Hãy kể một số giải pháp khác để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trả lời:

Một số giải pháp khác để ứng phó với biến đổi khí hậu là:

- Theo dõi bản tin thời tiết hằng ngày để nắm bắt tình hình thời tiết.

- Diễn tập phòng tránh thiên tai, sơ tán kịp thời người và tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm.

- Tổ chức lại sản xuất và thay đổi thời vụ để giảm thiểu thiệt hại nếu thiên tai xảy ra,...

Câu 1 trang 161 Địa Lí 6: Hãy lấy ví dụ để chứng minh khí hậu của Trái Đất đang bị biến đổi?

Trả lời:

Một số ví dụ điển hình chứng minh cho khí hậu của Trái Đất đang bị biến đổi như:

- Một số hiện tượng thời tiết cực đoan: lũ lụt, mưa đá, khô hạn, nắng nóng, bão tuyết,…

- Trong những năm gần đây vùng biển Bắc Cực nóng lên nhanh gấp 2 lần mức nóng trung bình trên toàn cầu, diện tích của biển Bắc Cực được bao phủ bởi băng trong mỗi mùa hè đang dần thu hẹp lại.

- Số trận bão xoáy nhiệt đới trên toàn cầu năm 2020 vượt mức trung bình, với 96 trận bão tính đến ngày 17 tháng 11 vào các mùa mưa bão ở Bắc bán cầu 2020 và Nam bán cầu 2019-2020.

Câu 2 trang 161 Địa Lí 6: Tại sao để ứng phó với biến đổi khí hậu, các nước phải cắt giảm lượng phát thải khí cac-bo-nic?

Trả lời:

Để ứng phó với biến đổi khí hậu, các nước phải cắt giảm lượng phát thải khí cacbonic vì: Chính khí cacbonic đã góp phần làm cho toàn cầu nóng lên và tác động mạnh đến nhiều môi trường khác, đặc biệt ô nhiễm môi trường không khí có thể mang đến nhiều bệnh tật và mang đi sinh mạng của nhiều con người.

Câu 3 trang 161 Địa Lí 6: Hãy nêu một số biện pháp mà học sinh có thể thực hiện để phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu?

Trả lời:

Một số biện pháp mà học sinh có thể thực hiện để phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu là:

- Giảm tải rác thải sử dụng hằng ngày, sử dụng đồ dùng thân thiện với môi trường.

- Trồng cây xanh bảo vệ môi trường.

- Hưởng ứng và tuyên truyền mọi người cùng chung tay bảo vệ Trái Đất,...

- Hưởng ứng “Ngày Trái Đất”, “Giờ Trái Đất”,…

Câu 4 trang 161 Địa Lí 6: Hãy đưa ra một thông điệp cho người dân địa phương nơi em cư trú về lối sống thân thiện với môi trường. Giải thích ý nghĩa của thông điệp đó?

Trả lời:

Thông điệp em muốn đưa ra là:

“Chung tay bảo vệ môi trường, vì tương lai của chúng ta”

Ý nghĩa của thông điệp: Môi trường không phải của riêng ai, nên mỗi người chúng ta đều phải có ý thức để bảo vệ và giữ gìn cho môi trường xanh, sạch, đẹp. Có như vậy thì tương lai chúng ta mới tốt đẹp và không phải gánh chịu những hậu quả của ô nhiễm môi trường.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 15: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu

1. Biến đổi khí hậu

- Khái niệm: Là những thay đổi của khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa,...) vượt ra khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn.

- Biểu hiện của biến đổi khí hậu

+ Nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang tăng lên.

+ Sự nóng lên của Trái Đất đã làm cho băng tan.

+ Nước biển dâng, thiên tai xảy ra thường xuyên, đột ngột và bất thường.

- Nguyên nhân chủ yếu: Do hoạt động của con người như chặt phá rừng, sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch, phát triển công nghiệp,...

- Việt Nam là một trong những nước chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu.

Tài liệu VietJack

2. Phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

* Thiên tai

- Khái niệm: Là những hiện tượng tự nhiên có thể gây hậu quả rất lớn đối với môi trường, gây thiệt hại về con người và của cải vật chất.

- Biện pháp

+ Theo dõi bản tin dự báo thời tiết hằng ngày.

+ Diễn tập phòng tránh thiên tai.

+ Sơ tán kịp thời người và tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm.

+ Tổ chức sản xuất và thay đổi thời vụ để giảm thiểu thiệt hại nếu thiên tai xảy ra,...

* Ứng phó với biến đổi khí hậu

- Khái niệm: Là hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

- Một số giải pháp

+ Tiết kiệm điện, giảm thiểu chất thải sinh hoạt và công nghiệp.

+ Hạn chế sử dụng các chất thải nhựa, túi ni-lông.

+ Tăng cường trồng cây xanh ở khu dân cư và trồng rừng,...

1 694 03/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: