Giải Địa Lí 6 Bài 14 (Cánh Diều): Nhiệt độ và mưa. Thời tiết và khí hậu
Với giải bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 14: Nhiệt độ và mưa. Thời tiết và khí hậu sách Cánh Diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 6.
Mục lục Giải Địa Lí 6 Bài 14: Nhiệt độ và mưa. Thời tiết và khí hậu
Trả lời:
Dự báo thời tiết được mọi người quan tâm là do
- Dự báo khá chính xác thời tiết những ngày sắp tới (1 ngày, 1 tuần hoặc dài hơn).
- Sắp xếp công việc, lên kế hoạch khi biết thời tiết những ngày tới.
- Phòng tránh các thiên tai tự nhiên (bão, tuyết, mưa,…),…
Trả lời:
Nhiệt độ từ Xích đạo về cực có sự thay đổi
- Càng xa Xích đạo nhiệt độ càng giảm và giảm dần về hai cực.
- Nhiệt độ trung bình nằm cao nhất nội chí tuyến, thấp nhất ở vùng cực Bắc/Nam.
Câu hỏi trang 157 Địa Lí 6: Hãy cho biết điều kiện hình thành mây và mưa?
Trả lời:
Điều kiện hình thành mây và mưa là: Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Khi gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước tan dần rồi rơi xuống đất thành mưa.
Trả lời:
Quan sát hình 14.3, em thấy:
- Khu vực có lượng mưa nhiều là: hai bên đường Xích đạo, Đông Nam Á, Nam Á, Nam Mĩ, Tây Âu,… với lượng mưa khoảng từ 1000 - 2000mm/năm, có nơi trên 2000mm/năm (In-đô-nê-xi-a, Vịnh Ben-gan, rừng A-ma-dôn,…).
- Khu vực có lượng mưa ít là: Bắc Phi, Trung Á, Tây Nam Á, Tây Á,… với lượng mưa dưới 100m/năm.
Câu hỏi trang 158 Địa Lí 6: Hãy cho biết khí hậu khác với thời tiết như thế nào?
Trả lời:
Thời tiết và khí hậu đều là những hiện tượng khí tượng xảy ra ở một địa phương cụ thể. Tuy nhiên, hai hiện tượng này có một số điểm khác nhau. Cụ thể đó là:
- Thời tiết diễn ra trong thời gian ngắn, phạm vi nhỏ và hay thay đổi.
- Khí hậu diễn ra trong thời gian dài, có tính quy luật. Khí hậu diễn ra trong phạm vi rộng và khá ổn định.
Trả lời:
Quan sát hình 14.5 em thấy:
- Phạm vi khí hậu ở đới nóng: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
- Đặc điểm khí hậu ở đới nóng:
+ Lượng nhiệt cao, nóng quanh năm.
+ Gió thổi thường xuyên: Tín phong.
+ Lượng mưa trung bình: 1000mm – 2000mm.
Câu 1 trang 159 Địa Lí 6: Hãy lấy ví dụ về sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu.
Trả lời:
Ví dụ về khí hậu và thời tiết
- Khí hậu: Việt Nam thuộc vùng khí hậu nóng ẩm nhiệt đới gió mùa (một năm chịu ảnh hưởng của hai mùa gió, nhiệt ẩm đồi dào, mưa lớn trong năm).
- Thời tiết: Hôm nay Hà Nội nhiều mây, có thể có mưa. Ngày mai, Hà Nội trời quang, nắng ấm.
Đới khí hậu Đặc điểm |
Đới ôn hòa |
Đới lạnh |
Vị trí |
|
|
Nhiệt độ |
|
|
Lượng mưa |
|
|
Gió thổi thường xuyên |
|
|
Trả lời:
Đới khí hậu Đặc điểm |
Đới ôn hòa |
Đới lạnh |
Vị trí |
Chí tuyến Bắc/Nam đến vòng cực Bắc/Nam. |
Vòng cực Bắc/Nam về cực Bắc/Nam. |
Nhiệt độ |
Trung bình. |
Thấp. |
Lượng mưa |
500 – 1000mm. |
Dưới 500mm. |
Gió thổi thường xuyên |
Tây ôn đới. |
Đông cực. |
Trả lời:
Bản tin dự báo thời tiết hằng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng lại trở thành nguồn thông tin rất quan trọng đối với chúng ta vì các bản tin thời tiết cung cấp cho ta những thông tin cơ bản về thời tiết (nắng, mưa, gió,…) về ngày hôm sau hoặc 1 tuần tới. Từ đó, chúng ta có thể lập kế hoặc lao động, sản xuất, đi du lịch, hoạt động ngoài trời hay kế hoạch dự trữ thực phẩm, phòng chống thiên tai,…
Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 14: Nhiệt độ và mưa. Thời tiết và khí hậu
1. Nhiệt độ không khí
- Khái niệm: Nhiệt độ không khí là độ nóng lạnh của không khí.
- Dụng cụ để đo nhiệt độ: Nhiệt kế.
- Phân bố
+ Ở vùng vĩ độ thấp (khu vực xích đạo) quanh năm nhận được lượng nhiệt của Mặt Trời lớn làm cho không khí gần mặt đất nóng nên có nhiệt độ cao.
+ Ở vùng vĩ độ cao, do nhận được lượng nhiệt của Mặt Trời ít hơn, không khí không thể nóng như ở vùng vĩ độ thấp nên nhiệt độ thấp.
+ Ở vùng cực, nhiệt độ có khi xuống tới - 80°C.
- Nhiệt độ không khí luôn thay đổi khi có bề mặt tiếp xúc không giống nhau, khi và độ cao khác nhau và khi ở vĩ độ khác nhau.
- Nguyên nhân
+ Lượng nhiệt tỏa ra từ bề mặt Trái Đất.
+ Sự hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt của đất và nước khác nhau.
2. Hơi nước trong không khí. Mưa
* Hơi nước trong không khí
- Nguồn cung cấp hơi nước cho không khí từ nước từ biển, đại dương, ao hồ, sông ngòi,...
- Độ ẩm là lượng hơi nước chứa trong không khí.
- Sương mù là hơi nước ngưng kết ở lớp không khí gần mặt đất tạo thành.
- Mây là hơi nước ngưng kết ở các độ cao khác nhau trong khí quyển tạo thành từng đám.
- Mây là yếu tố khí tượng quan trọng thể hiện rõ trạng thái và sự biến động của thời tiết.
* Mưa
- Nguyên nhân: Các đám mây được bổ sung thêm hơi nước, lớn lên và không bị nhiệt độ làm bốc hơi nước sẽ sinh ra mưa.
- Sự phân bố
+ Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều, giảm từ xích đạo về cực.
+ Mưa nhiều ở khu vực nội chí tuyến (Trung Phi, Đông Nam Á, Nam Á, Nam Mĩ,…).
+ Mưa ít ở khu vực cực, nội địa (Bắc Phi, Bắc Á, Tây Úc,…).
- Nhân tố ảnh hưởng: nhiệt độ, khí áp, địa hình, gió, dòng biển,…
3. Thời tiết và khí hậu
* Thời tiết
- Khái niệm: Là trạng thái khí quyển tại một địa điểm vào một thời điểm nhất định.
- Các yếu tố khí tượng: nắng, mưa, gió, độ ẩm, mây,...
- Đặc điểm: Thời tiết thường thay đổi trong một thời gian ngắn (một buổi, một ngày hoặc vài ngày).
* Khí hậu
- Khái niệm: Là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong nhiều năm.
- Đặc điểm
+ Khí hậu có tính ổn định hơn.
+ Khí hậu trên Trái Đất thường diễn ra theo quy luật, mang tính đặc trưng của từng vùng.
- Khí hậu là nhân tố rất quan trọng, có liên quan trực tiếp tới đời sống và sản xuất của con người cũng như các thành phần tự nhiên khác.
4. Các đới khí hậu trên Trái Đất
Đới khí hậu Đặc điểm |
Đới nóng |
Đới ôn hòa |
Đới lạnh |
Vị trí |
Từ Xích đạo đến chí tuyến Bắc và Nam. |
Chí tuyến Bắc/Nam đến vòng cực Bắc/Nam. |
Vòng cực Bắc/Nam về cực Bắc/Nam. |
Nhiệt độ |
Cao. |
Trung bình. |
Thấp. |
Lượng mưa |
1000 - 2000mm. |
500 - 1000mm. |
Dưới 500mm. |
Gió thường xuyên |
Tín phong. |
Tây ôn đới. |
Đông cực. |
Bài 15: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu
Bài 16: Thực hành: Đọc lược đồ khí hậu và biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa
Bài 17: Các thành phần chủ yếu của thủy quyển. Tuần hoàn nước trên Trái Đất
Bài 18: Sông. Nước ngầm và băng hà
Bài 19: Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 6 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 6 – Cánh Diều
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 Cánh diều (2024 có đáp án)
- Soạn văn lớp 6 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn lớp 6 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 6 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 6 – Cánh Diều
- Giải VBT Luyện viết Ngữ văn lớp 6 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch Sử 6 – Cánh Diều
- Giải VBT Lịch sử 6 – Cánh diều
- Lý thuyết Lịch sử lớp 6 – Cánh diều
- Giải sgk GDCD 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết GDCD 6 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục công dân 6 – Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 - ilearn Smart World
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 i-learn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 6 - iLearn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 6 iLearn Smart World theo Unit có đáp án