Giải Địa Lí 6 Bài 11 (Cánh diều): Các dạng địa hình chính. Khoáng sản

Với giải bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản sách Cánh Diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 6. 

1 539 lượt xem
Tải về


Mục lục Giải Địa Lí 6 Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản

Câu hỏi trang 143 Địa Lí 6: Những hiểu biết về địa hình rất quan trọng vì mọi hoạt động của con người, từ sản xuất đến sinh hoạt, đều diễn ra trên những địa hình nhất định và chịu ảnh hưởng của địa hình. Vậy trên Trái Đất có những dạng địa hình nào? Các dạng địa hình đó có những đặc điểm gì?

Trả lời:

- Các dạng địa hình trên Trái Đất: Núi, đồng bằng, cao nguyên, đồi và địa hình cac-xtơ.

- Đặc điểm của các dạng địa hình

Dạng địa hình chính

Độ cao

Đặc điểm chính

Núi

Trên 500m

Có đỉnh núi, sườn núi và chân núi, dưới chân núi là thung lũng.

Đồng bằng

Dưới 200m

Bề mặt tương đối bằng phẳng. Hai nguồn gốc hình thành là bóc mòn và bồi tụ.

Cao nguyên

500 - 1000m

Là vùng rộng lớn, địa hình tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng.

Đồi

Dưới 200m

Địa hình nhô cao, đỉnh tròn, sườn thoải. Là vùng chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng.

Địa hình cac-xtơ

Là dạng địa hình độc đáo, hình thành do các loại đá bị hòa tan bởi nước.

Câu hỏi trang 144 Địa Lí 6: Quan sát hình 11.2 và hình 11.3, hãy tìm các đặc điểm khác nhau (đỉnh núi, sườn núi, thung lũng) giữa núi già và núi trẻ.

Trả lời:

Các đặc điểm khác nhau của núi già và núi trẻ:

Núi già

Núi trẻ

Đỉnh núi

Đỉnh tròn

Đỉnh nhọn

Sườn núi

Sườn thoải

Sườn dốc

Thung lũng

Thung lũng rộng

Thung lũng sâu

Câu hỏi trang 144 Địa Lí 6: Hãy kể tên hai đồng bằng bội tụ lớn ở nước ta hoặc trên thế giới.

Trả lời:

- Hai đồng bằng bồi tụ lớn ở nước ta là: Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Hai đồng bằng bồi tụ lớn trên thế giới là: Đồng bằng Ấn - Hằng và Đồng bằng Hoa Nam.

Câu hỏi trang 145 Địa Lí 6: Hãy cho biết cao nguyên có điểm gì giống và khác so với đồng bằng?

Trả lời:

Cao nguyên

Đồng bằng

Giống

Bề mặt lượn sóng, tương đối bằng phẳng.

Khác

Độ cao 500-1000m, sườn dốc, là dạng địa hình miền núi.

Thấp, độ cao dưới 200m (đồng bằng cao 200-500m), bằng phẳng, không có sườn.

Câu hỏi trang 145 Địa Lí 6: Hãy cho biết điểm khác nhau giữa núi và đồi?

Trả lời:

Điểm khác nhau giữa núi và đồi:

- Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải, có độ cao không quá 200m. Nằm chuyển tiếp giữa đồng bằng và núi.

- Núi có đỉnh nhọn, sườn dốc, độ cao trên 500m. Có núi già, núi trẻ hoặc núi cao, thấp, trung bình.

Câu hỏi trang 146 Địa Lí 6: Hãy kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta?

Trả lời:

MỘT SỐ LOẠI KHOÁNG SẢN Ở NƯỚC TA

Loại khoáng sản

Tên khoáng sản

Nhiên liệu

Dầu mỏ, khí đốt, than,…

Kim loại

Sắt, đồng, vàng, nhôm, thiếc,…

Phi kim loại

Apatit, sét, cao lanh, cát trắng, đá vôi, đá quý, thủy tinh,…

Nước

Nước ngầm, nước khoáng,…

Câu 1 trang 147 Địa Lí 6: Hãy lập bảng để phân biệt các dạng địa hình chính trên Trái Đất theo mẫu sau:

Dạng địa hình chính

Độ cao

Đặc điểm chính

Trả lời:

Dạng địa hình chính

Độ cao

Đặc điểm chính

Núi

Trên 500m

Có đỉnh núi, sườn núi và chân núi, dưới chân núi là thung lũng.

Đồng bằng

Dưới 200m

Bề mặt tương đối bằng phẳng. Hai nguồn gốc hình thành là bóc mòn và bồi tụ.

Cao nguyên

500 - 1000m

Là vùng rộng lớn, địa hình tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng.

Đồi

Dưới 200m

Địa hình nhô cao, đỉnh tròn, sườn thoải. Là vùng chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng.

Địa hình cac-xtơ

Là dạng địa hình độc đáo, hình thành do các loại đá bị hòa tan bởi nước.

Câu 2 trang 147 Địa Lí 6: Tại sao phải sử dụng khoáng sản tiết kiệm và hợp lí?

Trả lời:

Sử dụng khoáng sản tiết kiệm và hợp lí vì

- Tài nguyên khoáng sản không phải là vô tận và hình thành phải mất hàng triệu năm nên nếu bị cạn kiệt khả năng phục hồi là rất khó.

- Khoáng sản có vai trò rất lớn trong các ngành công nghiệp khai thác, chế biến, công nghiệp năng lượng,… Đồng thời, góp phần không nhỏ trong sự phát triển của kinh tế quốc gia, thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển.

-> Chúng ta cần sử dụng khoáng sản tiết kiệm và hợp lí, không chỉ sử dụng hôm nay mà còn dành cho con cháu sử dụng trong tương lai.

Câu 3 trang 147 Địa Lí 6: Kể tên một số hang động ở nước ta mà em biết. Tìm hiểu thông tin và giới thiệu cho bạn bè về hang động mà em thích nhất.

Trả lời:

- Một số hang động ở nước ta: Hang Sơn Đoòng, Tam Cốc Bích Động, Phong Nha Kẻ Bàng, Cụm hang động Tràng An, Hang Sửng Sốt, Hang Đầu Gỗ, Động Hương Tích,...

- Các em có thể tìm hiểu thông tin về hang động qua sách, báo, internet,…

Kể tên một số hang động ở nước ta mà em biết (ảnh 1)

Ví dụ: Thông tin cơ bản về hang Sơn Đoòng

Hang Sơn Đoòng là một trong những hang động lớn nhất thế giới thuộc xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Hang được khám phá vào năm 1991 khi Hồ Khanh, một người dân địa phương tránh mưa, tìm ra. Song, đến năm 2009, khi Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh tìm đến và khám phá, Sơn Đoòng mới chính thức được công nhận là hang động lớn nhất thế giới.

Hang Sơn Đoòng có chiều dài lên đến 5 km và thể tích tới 38,5 triệu m3, đủ sức chứa tòa nhà 40 tầng ở New York. Nhờ vậy, thám hiểm hang Sơn Đoòng luôn thuộc danh sách du lịch mạo hiểm nhất định phải đến với ai đam mê khám phá.

Câu 4 trang 147 Địa Lí 6: Hãy cho biết vùng nào ở nước ta tập trung nhiều khoáng sản nhiên liệu rắn. Vùng nào tập trung nhiều khoáng sản nhiên liệu lỏng và khí?

Trả lời:

Ở nước ta:

- Vùng tập trung nhiều khoáng sản nhiên liệu rắn: Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Vùng tập trung nhiều khoáng sản nhiên liệu lỏng và khí là: Đông Nam Bộ.

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 6 sách Cánh Diều hay, chi tiết khác:

1 539 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: