Em hãy tìm hiểu và viết bài về sự hỗ trợ của tín dụng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng trong đời sống xã hội và chia sẻ với các bạn

Trả lời Vận dụng 1 trang 51 KTPL 10 sách Kết nối tri thức hay nhất , chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật

1 721 28/10/2022


Giải Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 8: Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống

Vận dụng 1 trang 51 KTPL 10: Em hãy tìm hiểu và viết bài về sự hỗ trợ của tín dụng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng trong đời sống xã hội và chia sẻ với các bạn.

Trả lời:

(*) Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất

+ Vai trò quan trọng nhất của tín dụng ngân hàng là cung ứng vốn một cách kịp thời cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

+ Trong quá trình sản xuất kinh doanh, một doanh nghiệp duy trì được hoạt động liên tục đòi hỏi vốn của doanh nghiệp phải đồng thời ở cả ba giai đoạn: dự trữ, sản xuất và lưu thông. Hiện tượng thừa, thiếu vốn tạm thời luôn xảy ra ở các doanh nghiệp, khi đó tín dụng đã góp phần điều tiết các nguồn vốn nhằm tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không bị gián đoạn.

+ Nhờ đó mà các doanh nghiệp có thể đẩy nhanh tốc độ sản xuất cũng như tốc độ tiêu thụ sản phẩm.

- Giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

+ Muốn tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng đòi hỏi doanh nghiệp nhỏ và vừa phải xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh khả thi, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động, đem lại lợi nhuận để thực hiện tốt các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, đảm bảo hoàn trả gốc và lãi đúng hạn.

+ Do vậy, tín dụng ngân hàng thúc đẩy doanh nghiệp phải tìm cách sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì mới trả được nợ và kinh doanh có lãi. Trong quá trình cho vay ngân hàng thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giải ngân buộc doanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả.

- Tín dụng ngân hàng giúp hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

+ Nguồn vốn vay chính là công cụ đòn bẩy để doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ do hạn chế về vốn nên việc sử dụng vốn tự có để sản xuất là khó khăn vì nguồn vốn hạn chế.

+ Nếu chỉ sử dụng nguồn vốn này thì giá vốn sẽ cao, sản phẩm khó được thị trường chấp nhận, hơn nữa khó có khả năng đầu tư mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

+ Do vậy, để có một cơ cấu vốn hiệu quả, kết cấu hợp lý là nguồn vốn tự có và vốn vay nhằm tối đa hoá lợi nhuận tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất.

- Tín dụng ngân hàng góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

+ Cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, muốn tồn tại và đứng vững đòi hỏi các doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do có một số hạn chế nhất định, việc chiếm lĩnh ưu thế trong cạnh tranh trước các doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài là một vấn đề khó khăn. Xu hướng hiện nay của các doanh nghiệp này là tăng cường liên doanh, liên kết, tập trung vốn đầu tư và mở rộng sản xuất, trang bị kỹ thuật hiện đại để tăng sức cạnh tranh.

+ Tuy nhiên để có một lượng vốn đủ lớn đầu tư cho sự phát triển trong khi vốn tự có lại hạn hẹp, khả năng tích luỹ thấp thì phải mất nhiều năm mới thực hiện được. Và khi đó cơ hội đầu tư phát triển không còn nữa. Như vậy để có thể đáp ứng kịp thời, tìm đến nguồn tín dụng ngân hàng là một điều phù hợp.

Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 48 KTPL 10: Em hãy chia sẻ hiểu biết về lợi ích của việc gửi và vay tiền ở ngân hàng...

Câu hỏi trang 48 KTPL 10: 1/ Nội dung quan hệ vay mượn giữa anh A và ngân hàng là gì...

Câu hỏi trang 49 KTPL 10: Thông tin trên cho thấy tín dụng tập trung, cung cấp nguồn vốn và đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả...

Câu hỏi trang 49 KTPL 10: Thông tin trên cho thấy tín dụng giúp Nhà nước thực hiện việc điều tiết kinh tế - xã hội như thế nào...

Câu hỏi trang 49 KTPL 10: Thông tin trên cho thấy tín dụng thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá, tiêu dùng phát triển, tạo việc làm...

Luyện tập 1 trang 50 KTPL 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao...

Luyện tập 2 trang 50 KTPL 10: Em hãy cho biết các nhân vật trong các tình huống sau đây nhận thức về vai trò và đặc điểm của tín dụng...

Luyện tập 3 trang 51 KTPL 10: Em hãy cho biết các hoạt động tín dụng sau đã tác động như thế nào đến đời sống xã hội...

Luyện tập 4 trang 51 KTPL 10: Em hãy xử lí các tình huống sau: - Tình huống a. Dành dụm được 100 triệu đồng, chị B có ý định mang gửi tiết kiệm ở ngân hàng...

Vận dụng 2 trang 51 KTPL 10: Em hãy viết một đoạn văn ngắn chia sẻ suy nghĩ của mình về nhận định: “Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên chữ tin...

Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 9: Dịch vụ tín dụng

Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

Bài 13: Thực hiện pháp luật

1 721 28/10/2022


Xem thêm các chương trình khác: