Em hãy lập bảng so sánh điểm khác nhau giữa các mô hình sản xuất kinh doanh sau: - Mô hình hộ sản xuất kinh doanh

 Trả lời câu hỏi trang 51 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10

1 3569 lượt xem


Giải KTPL 10 Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh - Chân trời sáng tạo

Giải SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 trang 51

Luyện tập 2 trang 51 Kinh tế và Pháp luật 10Em hãy lập bảng so sánh điểm khác nhau giữa các mô hình sản xuất kinh doanh sau:

Mô hình hộ sản xuất kinh doanh và mô hình hợp tác xã.

- Mô hình doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: So sánh mô hình sản xuất kinh doanh và mô hình hơp tác xã:

Tiêu chí

Hộ sản xuất kinh doanh

Hợp tác xã

Đối tượng được đăng kí tham gia

Gồm cá nhân, hộ gia đình là công dân Việt Nam.

Gồm cá nhân, hộ gia đình là công dân Việt Nam, có thêm tổ chức, người nước ngoài

Quyền hạn

đăng kí

tham gia

Chỉ được đăng kí một hộ kinh doanh cá thể duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam.

Có thể đăng kí trở thành thành viên của nhiều liên hiệp hợp tác xã.

Quyền hạn

quyết định của

thành viên

Quyền hạn quyết định do chủ hộ kinh doanh hoặc theo thoả thuận giữa các thành viên trong hộ gia đình.

Các thành viên có quyền bình đẳng trong mọi quyết định hoạt động của hợp tác xã.

Người đại diện

theo pháp luật

Chủ hộ kinh doanh.

Chủ tịch hội đồng quản trị

Cơ cấu quản lí

tổ chức

Do chủ hộ tự tổ chức

Do đại hội thành viên, có hội đồng quản trị, giám đốc, ban kiểm soát,...

Tư cách

pháp nhân

Không có tư cách pháp nhân

Có tư cách pháp nhân

Quyền và

trách nhiệm

tài sản

Phải chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản

Chịu trách nhiệm hữu hạn theo số tài sản đóng góp của các thành viên.

Con dấu

Không có con dấu

Có con dấu

Yêu cầu số 2: So sánh mô hình doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước:

Tiêu chí

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp tư nhân

Chủ sở hữu

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

- Do cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân khác làm chủ sở hữu (bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài);

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Hình thức tồn tại

- Công ty cổ phần;

- Công ty TNHH 1 thành viên;

- Công ty TNHH 2 thành viên.

- Công ty cổ phần;

- Công ty TNHH 1 thành viên;

- Công ty TNHH 2 thành viên;

- Công ty hợp danh;

- Doanh nghiệp tư nhân (quy định tại Chương VII Luật Doanh nghiệp 2020).

Quy mô

Quy mô lớn. Thường được tổ chức theo các hình thức như công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế.

Đa dạng về quy mô. Tuy nhiên doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Ngành nghề hoạt động

Hoạt động chủ yếu ở các ngành nghề kinh tế then chốt. Một số ngành, nghề kinh doanh độc quyền như:

- Hệ thống truyền tải điện quốc gia;

- Nhà máy thủy điện có quy mô lớn đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân;

- In, đúc tiền và sản xuất vàng miếng;

- Xổ số kiến thiết;

- Hoạt động trong phạm vi ngành nghề quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

- Không được kinh doanh các ngành nghề độc quyền dành cho các doanh nghiệp nhà nước.

 

1 3569 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: