Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

 Trả lời câu hỏi trang 163 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10

1 332 17/12/2022


Giải KTPL 10 Bài 24: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về bộ máy nhà nước - Chân trời sáng tạo

Giải SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 trang 163

Câu hỏi trang 163 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Thông tin 1. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. (Điều 94 Hiến pháp năm 2013)

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội,
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Nhiệm kì của Chính phủ theo nhiệm kì của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kì, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới thành lập Chính phủ.

Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội; Thống nhất quản lí về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; Thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lí về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;... (Điều 96 Hiến pháp năm 2013)

Thông tin 2. Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. (Điều 114 Hiến pháp năm 2013)

Câu hỏi:

- Cho biết vị trí của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân trong bộ máy nhà nước.

- Nêu các nhiệm vụ và quyền hạn của của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân. Cho ví dụ về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân.

Trả lời

Yêu cầu số 1:

Vị trí của Chính phủ trong bộ máy nhà nước: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

- Vị trí của Ủy ban nhân dân trong bộ máy hành chính quốc gia: là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

Yêu cầu số 2:

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ:

+ Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;

+ Trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội;

+ Thống nhất quản lí về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

+ Thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lí về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước;

+ Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;...

Ví dụ: Chính phủ đã ban hành Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo Nghị quyết số 110/NQ-CP; Danh mục các quy hoạch sản phẩm thuộc thẩm quyền của Thủ tướng theo Nghị quyết số 63/NQ-CP. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 3 chỉ thị, 2 quyết định và nhiều văn bản chỉ đạo nhằm đây nhanh tiến độ lập quy hoạch, giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân:

+ Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương;

+ Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

Ví dụ: UBND tỉnh Hà Nam ban hành Kế hoạch số 985/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Nghị định số 116/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

1 332 17/12/2022


Xem thêm các chương trình khác: