Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận để nhận biết điểm khác nhau của các mô hình sản xuất kinh doanh
Trả lời Luyện tập 2 trang 46 KTPL 10 sách Kết nối tri thức hay nhất , chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật
Giải Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Luyện tập 2 trang 46 KTPL 10: Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận để nhận biết điểm khác nhau của các mô hình sản xuất kinh doanh:
a. Mô hình hộ sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân.
b. Mô hình hộ sản xuất kinh doanh và hợp tác xã.
c. Doanh nghiệp tư nhân với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
d. Công ty tư nhân và công ty hợp danh.
e. Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Trả lời:
a. So sánh mô hình hộ sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân.
- Chủ thể thành lập:
+ Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, có thể là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài.
+ Hộ kinh doanh do cá nhân là công dân Việt Nam, một nhóm người, một hộ gia đình.
- Quy mô:
+ Doanh nghiệp tư nhân không giới hạn quy mô, vốn, không giới hạn số lượng lao động.
+ Hộ kinh doanh thì số lượng lao động không quá 10 người.
- Địa điểm kinh doanh:
+ Doanh nghiệp tư nhân được mở nhiều địa điểm, chi nhánh.
+ Hộ kinh doanh không được mở nhiều địa điểm kinh doanh.
- Cơ quan có thẩm quyền đăng kí kinh doanh:
+ Doanh nghiệp tư nhân đăng kí kinh doanh cấp tỉnh (sở kế hoạch và đầu tư)
+ Hộ kinh doanh đăng kí kinh doanh cấp huyện (phỏng kế hoạch và đầu tư).
- Con dấu:
+ Doanh nghiệp tư nhân có con dấu riêng
+ Hộ kinh doanh không có con dấu.
b. So sánh mô hình hộ sản xuất kinh doanh và hợp tác xã
- Đối tượng được đăng kí tham gia:
+ Hộ kinh doanh gồm cá nhân, hộ gia đình là công dân Việt Nam.
+ Hợp tác xã có thêm tổ chức, người nước ngoài.
- Quyển hạn đăng kí tham gia:
+ Hộ kinh doanh chỉ được đăng kí một hộ kinh doanh cá thể duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Hợp tác xã có thể đăng kí trở thành thành viên của nhiều liên hiệp hợp tác xã.
- Quyển hạn quyết định của thành viên:
+ Hộ kinh doanh: quyền hạn quyết định do chủ hộ kinh doanh hoặc theo thoả thuận giữa các thành viên trong hộ gia đình.
+ Hợp tác xã: các thành viên có quyền bình đẳng trong mọi quyết định hoạt động của hợp tác xã.
- Người đại diện theo pháp luật:
+ Người đại diện theo pháp luật của hộ là Chủ hộ kinh doanh.
+ Trong hợp tác xã, người đại diện thao pháp luật là Chủ tịch hội đồng quản trị
- Cơ cấu quản lí tổ chức:
+ Hộ kinh doanh thì do chủ hộ tự tổ chức.
+ Hợp tác xã do đại hội thành viên, có hội đồng quản trị, giám đốc, ban kiểm soát,...
- Tư cách pháp nhân:
+ Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân.
+ Hợp tác xã có tư cách pháp nhân.
- Quyền và trách nhiệm tài sản:
+ Hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản.
+ Hợp tác xã chịu trách nhiệm hữu hạn theo số tài sản đóng góp của các thành viên.
- Con dấu:
+ Hộ kinh doanh không có con dấu.
+ Hợp tác xã có con dấu.
c. So sánh mô hình doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên
- Quyền và trách nhiệm tài sản:
+ Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn).
+ Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp (trách nhiệm vô hạn).
- Vốn điều lệ:
+ Vốn điều lệ:của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu góp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chủ sở hữu công ty phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty.
+ Vốn của doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự bỏ ra kinh doanh không cần phải chuyển quyền sở hữu vào tài sản của công ty.
- Tư cách pháp nhân:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân.
+ Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
d. So sánh mô hình doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh
- Chủ sở hữu:
+ Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ sở hữu và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động của doanh nghiệp.
+ Công ty hợp danh do ít nhất hai cá nhân là đồng chủ sở hữu công ty và được gọi là thành viên hợp danh, cùng nhau chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của công ty. Ngoài thành viên hợp danh, công ty có thể có thành viên góp vốn, Thành viên góp vốn có thể là cá nhân, tổ chức và chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp.
- Tư cách pháp nhân:
+ Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
+ Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.
- Tài sản doanh nghiệp:
+ Doanh nghiệp tư nhân không có sự tách bạch giữa tài sản của doanh nghiệp và tài sản của chủ sở hữu, chủ sở hữu có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Công ty hợp danh: các thành viên hợp danh phải thực hiện chuyển quyền sở hữu tài sản vốn góp cho công ty.
e. So sánh mô hình công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Số lượng thành viên:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có số lượng thành viên từ 02 đến 50 người.
+ Công ty cổ phần phải có tối thiểu 03 thành viên là chủ sở hữu và không giới hạn số lượng thành viên tối đa.
- Cơ cấu tổ chức và quản lí:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có cơ cấu tổ chức quản lí bao gốm: hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc và ban kiểm soát.
+ Công ty cổ phần có cơ cấu tổ chức: đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát và giám đốc hoặc tổng giám đốc.
- Huy động vốn:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên chỉ được phát hành trái phiếu.
+ Công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu và trái phiếu.
Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 40 KTPL 10: 1/ Anh T đã cung cấp dịch vụ để phục vụ bà con địa phương với mục đích gì...
Câu hỏi trang 40 KTPL 10: 1/ Việc sản xuất kinh doanh của hộ gia đình anh T do ai chịu trách nhiệm sản xuất...
Câu hỏi trang 41 KTPL 10: 1/ Hợp tác xã Đoàn Kết gồm mây thành viên? Hoạt động của hợp tác xã dựa trên nguyên tắc...
Câu hỏi trang 42 KTPL 10: 1/ Ông Q có quyền sở hữu, quản lí và thực hiện nghĩa vụ đối với doanh nghiệp X...
Câu hỏi trang 43 KTPL 10: 1/ Công ty hợp danh QT được thành lập bởi những ai? Các thành viên hợp danh có quyền lợi và nghĩa vụ gì...
Câu hỏi trang 46 KTPL 10: Em hãy phân tích số vốn của doanh nghiệp K trước và sau khi cổ phần hoá...
Luyện tập 1 trang 46 KTPL 10: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến nào sau đây? Vì sao...
Luyện tập 3 trang 47 KTPL 10: Em hãy tìm hiểu các mô hình sản xuất kinh doanh ở địa phương theo gợi ý sau: - Tìm hiểu và nhận xét ưu điểm, hạn chế của một số mô hình...
Luyện tập 4 trang 47 KTPL 10: Em có lời khuyên gì với các nhân vật trong những tình huống sau? - Tình huống a. Những ngày nông nhàn, anh C cùng nhiều thanh niên trong xã
Vận dụng 1 trang 47 KTPL 10: Em hãy viết bài giới thiệu dự định mô hình kinh doanh trong tương lai của bản thân hoặc gia đình và giới thiệu với các bạn...
Vận dụng 2 trang 47 KTPL 10: Em hãy viết bài và chuẩn bị tham gia cuộc thi thuyết trình về sự đóng góp của sản xuất kinh doanh...
Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 8: Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống
Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - KNTT
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Văn mẫu lớp 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Toán 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Kết nối tri thức (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Global success
- Bài tập Tiếng Anh 10 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Global success đầy đủ nhất
- Giải sgk Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Vật lí 10 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 10 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 10 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Kết nối tri thức