Dưới đây là tên của tám hành tinh trong hệ Mặt Trời

Với giải bài 35.5 trang 85 sbt Khoa học tự nhiên lớp 6 bộ sách Cánh diều được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

1 312 lượt xem


Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 35: Hệ Mặt Trời và ngân hà - Cánh diều

Bài 35.5 trang 86 SBT Khoa học tự nhiên 6: Dưới đây là tên của tám hành tinh trong hệ Mặt Trời.

- Mộc Tinh           - Thiên Vương Tinh          - Hải Vương Tinh            - Trái Đất

- Hỏa Tinh             - Thổ Tinh                       - Thủy Tinh                     - Kim Tinh

a. Hãy cho biết thứ tự các hành tinh kể từ Mặt Trời ra xa.

b. Càng xa Mặt Trời, chu kì quay (thời gian quay hết một vòng) xung quanh Mặt Trời của các hành tinh càng lớn. Em hãy cho biết những hành tinh nào có chu kì quay quanh Mặt Trời nhỏ hơn chu kì quay quanh Mặt Trời của Trái Đất.

Trả lời:

a. Thứ tự các hành tinh kể từ Mặt Trời ra xa là:

Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh.

b. Vì càng xa Mặt Trời, chu kì quay (thời gian quay hết một vòng) xung quanh Mặt Trời của các hành tinh càng lớn. Nên những hành tinh có chu kì quay quanh Mặt Trời nhỏ hơn chu kì quay quanh Mặt Trời của Trái Đất phải ở gần Mặt Trời hơn Trái Đất.

      Do đó, chỉ có hai hành tinh là Thủy Tinh và Kim Tinh có chu kì quay nhỏ hơn chu kì quay xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 35.1 trang 85 SBT Khoa học tự nhiên 6 - CD: Mặt Trời là một ngôi sao trong Ngân Hà...

Bài 35.2 trang 85 SBT Khoa học tự nhiên 6 - CD: Hành tinh nào xếp thứ ba kể từ Mặt Trời?...

Bài 35.3 trang 85 SBT Khoa học tự nhiên 6 - CD: Trong các vật sau đây, vật nào là vật phát sáng?...

Bài 35.4 trang 86 SBT Khoa học tự nhiên 6 - CD: Em hãy ghép một ô chữ ở cột A với một ô chữ ở cột B để được những phát biểu đúng...

Bài 35.6 trang 86 SBT Khoa học tự nhiên 6 - CD: Bảng sau đây cho biết đường kính, tỉ số khối lượng so với Trái Đất...

1 312 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: