Có 30 hạt cườm được xâu lại với nhau thành một vòng tròn theo thứ tự 8 trắng, 2 đen

Lời giải Bài 8 trang 67 vở bài tập Toán lớp 4 Tập 1 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán lớp 4 Tập 1.

1 2,294 13/10/2024


Giải VBT Toán lớp 4 Bài 25: Bài kiểm tra số 1

Vở bài tập Toán lớp 4 trang 67 Bài 8: Có 30 hạt cườm được xâu lại với nhau thành một vòng tròn theo thứ tự 8 trắng, 2 đen, 8 trắng, 2 đen, ... Một con châu chấu nhảy từ hạt đen thứ hai, mỗi lần nhảy qua 6 hạt và đáp xuống hạt tiếp theo. Theo em, con châu chấu đó nhảy ít nhất bao nhiêu lần trước khi nó đáp xuống một hạt màu đen?

Vở bài tập Toán lớp 4 Cánh diều Bài 25: Bài kiểm tra số 1

*Phương pháp giải:

- Đánh số cho các hạt bắt đầu từ vị trí xuất phát để biết hạt màu đen số mấy

- phân tích: châu chấu đi từ số 1 nhảy qua 6 hạt và đáp hạt tiếp thì là số 8, cứ thế tiêp tục các vị trí tiếp...

*Lời giải:

Đánh số các hạt từ vị trí xuất phát. Các hạt màu đen mang số: 1, 10, 11, 20, 21, 30.

Vở bài tập Toán lớp 4 Cánh diều Bài 25: Bài kiểm tra số 1

Châu chấu xuất phát từ vị trí số 1, nhảy qua 6 hạt và đáp xuống hạt số 8, tức là châu chấu đáp xuống hạt thứ 1 + 7 = 8.

Vị trí tiếp theo châu chấu đáp xuống là 8 + 7 = 15.

Vậy ta được dãy các số châu chấu sẽ đáp xuống là các số tự nhiên hơn kém nhau 7 đơn vị: 1, 8, 15, 22, 29, 36 (36 = 30 + 6), 43 (43 = 30 + 13), 50 (50 = 30 + 20).

Vậy hạt màu đen tiếp theo châu chấu đáp xuống là hạt số 20 và qua 7 lần nhảy.

* Lý thuyết về phép cộng/trừ các con số tự nhiên

Phép cộng hai số tự nhiên:

Muốn cộng hai số tự nhiên ta có thể làm như sau:

- Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.

- Cộng các chữ số ở từng hàng theo thứ tự từ phải sang trái, tức là từ hàng đơn vị đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, … .

a) Dạng 1: Tính tổng các số tự nhiên

b) Dạng 2: So sánh

* Phương pháp giải:

Tính giá trị hai biểu thức rồi so sánh kết quả với nhau.

c) Dạng3: Tìm x

* Phương pháp giải:xác định vai trò của x rồi áp dụng các quy tắc tìm một số chưa biết đã học như muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ …

d) Dạng4: Toán có lời văn

Phép trừ hai số tự nhiên:

Muốn trừ hai số tự nhiên ta có thể làm như sau:

- Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.

- Trừ các chữ số ở từng hàng theo thứ tự từ phải sang trái, tức là từ hàng đơn vị đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn,…

a) Dạng 1: Trừ các số tự nhiên

b) Dạng 2: Tính giá trị biểu thức

* Phương pháp giải:

Áp dụng các quy tắc thực hiện phép tính như:

- Biểu thức có dấu ngoặc thì tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

- Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; thực hiện phép tính cộng, trừ sau …

- Biểu thức chỉ có phép cộng và phép trừ hoặc chỉ có phép nhân và phép chia thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.

c) Dạng3: Tìm x

* Phương pháp giải:

xác định vai trò của x rồi áp dụng các quy tắc tìm một số chưa biết đã học như:

- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

- Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ.

d) Dạng4: Toán có lời văn

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:

Lý thuyết Tổng hợp kiến thức cơ bản - Toán lớp 4

Giải SGK Toán 4 CD Bài 25. Em vui học toán

TOP 10 đề thi Học kì 1 Toán lớp 4 (Cánh diều) có đáp án

1 2,294 13/10/2024