Chuyên đề Lịch sử 11 (Kết nối tri thức) Nghệ thuật thời Lê Trung Hưng

Với giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 11 Nghệ thuật thời Lê Trung Hưng sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Lịch sử 11.

1 1314 lượt xem


Giải Chuyên đề Lịch sử 11 Nghệ thuật thời Lê Trung Hưng

1. Kiến trúc

Giải Chuyên đề Lịch sử 11 trang 14

Câu hỏi trang 14 Chuyên đề Lịch Sử 11Nêu những nét chính về kiến trúc thời Lê trung hưng.

Lời giải:

Thời Lê trung hưng, loại hình kiến trúc cung đình, lăng mộ của vua chúa có sự tiếp nối phong cách kiến trúc các thời kì trước, trong khi kiến trúc dân gian lại phát triển theo hướng cởi mở, phóng khoáng hơn.

- Trong các thế kỉ XVII - XVIII, đình làng đã được xây dựng phổ biến, nhất là ở Đồng bằng Bắc Bộ, tiêu biểu như các đình: Chu Quyến (Hà Nội), Thổ Tang (Vĩnh Phúc),…

- Nhiều ngôi chùa được xây dựng mới hoặc trùng tu trên nền những ngôi chùa trước đó. Phong cách kiến trúc chùa gần gũi với cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống đời thường.

- Nhà thờ Công giáo là loại hình kiến trúc tôn giáo mới xuất hiện từ thời Lê trung hưng. Hầu hết các nhà thờ đều được xây dựng theo kiểu kiến trúc Gô-tích, tiêu biểu là nhà thờ Phố Hiến (Hưng Yên) được xây dựng vào cuối thế kỉ XVII

2. Điêu khắc

Câu hỏi trang 14 Chuyên đề Lịch Sử 11Nêu những nét chính về điêu khắc thời Lê trung hưng.

Lời giải:

- Nghệ thuật điêu khắc cung đình thời kì này có xu hướng đơn giản hoá, kết hợp với phong cách điêu khắc dân gian.

- Nghệ thuật điêu khắc dân gian phát triển rực rỡ, đạt đến đỉnh cao, phản ánh sinh động đời sống và thể hiện ước mơ, khát vọng về cuộc sống bình yên của nhân dân.

- Điêu khắc trên gỗ đạt đến trình độ điêu luyện, tiêu biểu là: tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (chùa Bút Tháp, Bắc Ninh), tượng Phật Tuyết Sơn và 18 vị La Hán (chùa Tây Phương, Hà Nội),...

3. Mĩ thuật

Giải Chuyên đề Lịch sử 11 trang 15

Câu hỏi 1 trang 15 Chuyên đề Lịch Sử 11Nêu những nét cơ bản về thành tựu và đặc điểm mĩ thuật thời Lê Trung Hưng.

Lời giải:

Thành tựu: Bên cạnh dòng tranh dân gian khắc in trên giấy, thời Lê trung hưng còn xuất hiện dòng tranh vẽ và in trên gỗ, lụa.

+ Dòng tranh dân gian nổi tiếng nhất là: tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống và tranh Kim Hoàng (Hà Nội)…

+ Dòng tranh lụa thường khắc họa chân dung các nhân vật lịch sử tiêu biểu như: Nguyễn Trãi, Phùng Khắc Khoan, Phan Huy Ích,...

Đặc điểm: họa tiết mĩ thuật thời Lê trung hưng có phần đơn giản nhưng rất sinh động và giàu tính hiện thực.

Câu hỏi 2 trang 15 Chuyên đề Lịch Sử 11Phân tích những điểm mới về nghệ thuật thời Lê trung hưng.

Lời giải:

- Một số điểm mới trong nghệ thuật thời Lê trung hưng:

+ Kiến trúc cung đình có sự mở rộng, thể hiện ở hệ thống cung vua Lê, phủ chúa (bao gồm cả phủ chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và phủ chúa Nguyễn ở Đàng Trong).

+ Kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng dân gian có sự phát triển hơn so với thời Lê sơ, điều này thể hiện ở việc: hàng loạt các công trình đình, chùa, nhà thờ,… được sửa sang, tu bổ hoặc xây mới.

+ Xu hướng hòa nhập giữa nghệ thuật cung đình với nghệ thuật dân gian trở thành xu hướng chủ đạo, thậm chí nghệ thuật dân gian còn lấn át nghệ thuật cung đình.

+ Nghệ thuật thời Lê trung hưng đã bước đầu có sự giao lưu, tiếp biến với văn hóa phương Tây, thể hiện qua việc: xuất hiện các nhà thờ Thiên Chúa giáo theo phong cách kiến trúc Gô-tích,…

+ Đặc điểm nổi bật của nghệ thuật thời Lê trung hưng là tính nhân bản và tinh thần dân tộc được đẩy lên rất cao. Những công trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa hay âm nhạc đều phản ánh sinh động đời sống sinh hoạt của các tầng lớp xã hội vừa hiện thực, vừa đậm đặc tính dân gian.

Xem thêm các bài giải Chuyên đề Lịch sử 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

IV. Nghệ thuật thời Nguyễn

I. Chiến tranh và hòa bình trong nửa đầu thế kỉ XX

II. Chiến tranh lạnh

III. Chiến tranh, xung đột quân sự sau chiến tranh lạnh

IV. Cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới trong và sau chiến tranh lạnh

Xem thêm các chuyên đề Lịch sử 11 Kết nối tri thức khác:

Chuyên đề 2: Chiến tranh và hòa bình trong thế kỉ XX

Chuyên đề 3: Danh nhân trong lịch sử Việt Nam

1 1314 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: