Chuyên đề Lịch sử 11 (Kết nối tri thức) Chiến tranh và hòa bình trong nửa đầu thế kỉ XX

Với giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 11 Chiến tranh và hòa bình trong nửa đầu thế kỉ XX sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Lịch sử 11.

1 1,557 20/09/2023


Giải Chuyên đề Lịch sử 11 Chiến tranh và hòa bình trong nửa đầu thế kỉ XX

Mở đầu trang 20 Chuyên đề Lịch Sử 11: Vì sao hòa bình trở thành ước muốn vĩ đại nhất của mọi người? Hãy chia sẻ những điều em biết về chiến tranh, về hoạt động chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình của nhân dân thế giới trong thế kỉ XX.

Lời giải:

- Hòa bình là ước muốn vĩ đại nhất của mọi người, vì:

+ Hòa bình chính là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, cướp bóc, bóc lột; là khi con người ta được sống vui vẻ, hạnh phúc một cách hòa thuận mà không có sự đấu đá vì bất cứ lợi ích gì, là khát vọng của toàn nhân loại.

+ Hòa bình luôn là biểu tượng của sự bình yên, là giá trị sống cơ bản đầu tiên, là điều kiện để các giá trị sống khác hình thành và phát triển. Hòa bình giúp tăng trưởng kinh tế, tạo ra sự thịnh vượng chung cho các quốc gia, đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân loại.

- Thế kỉ XX là thế kỉ đã diễn ra 2 cuộc Chiến tranh thế giới và nhiều cuộc chiến tranh khác (Chiến tranh lạnh, Chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh vùng vịnh,…) nhưng đó cũng là thế kỉ của những biến đổi to lớn nhất trong lịch sử nhân loại, trong đó có vấn đề hòa bình.

1. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

Câu hỏi trang 21 Chuyên đề Lịch Sử 11Giải thích những nguyên nhân sâu xa và duyên cớ trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Lời giải:

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt nguồn từ sự phát triển không đều về kinh tế - chính trị của chủ nghĩa tư bản vào những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Sự phát triển không đồng đều đó đã làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc, dẫn đến sự hình thành của các khối quân sự là: phe Liên minh và phe Hiệp ước.

+ Tham vọng bành trướng thuộc địa và chính sách chạy đua vũ trang của Đức đe dọa trực tiếp hệ thống thuộc địa của Anh, Pháp; đồng thời trở thành đầu mối của những căng thẳng trong quan hệ quốc tế ở châu Âu vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

- Duyên cớ trực tiếp: lợi dụng sự kiện ngày 28/6/1914 thái tử Áo - Hung bị một người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a, giới cầm quyền Đức đã kích động Áo - Hung gây chiến với Xéc-bi. Sau đó, Đức tuyên chiến với Nga và Pháp, Anh tuyên chiến với Đức.

=> Tháng 8/1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

Giải Chuyên đề Lịch sử 11 trang 22

Câu hỏi 1 trang 22 Chuyên đề Lịch Sử 11Khai thác Bảng 1, phân tích hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Khai thác Bảng 1 trang 22 SGK chuyên đề Lịch Sử 11 phân tích hậu quả của Chiến tranh (ảnh 1)

Lời giải:

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với thắng lợi của phe Hiệp ước, thất bại của phe Liên minh và để lại những hậu quả nặng nề cho toàn thế giới. Cụ thể:

+ Khoảng 38 quốc gia bị lôi cuốn vào vòng khói lửa.

+ Khiến hơn 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương và tàn tật.

+ Phá hủy hàng vạn làng mạc, thành phố, nhà máy, xí nghiệp,….

Câu hỏi 2 trang 22 Chuyên đề Lịch Sử 11: Đánh giá tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với tình hình thế giới.

Lời giải:

♦ Chiến tranh thế giới thứ nhất có tác động mạnh mẽ đến tình hình thế giới. Cụ thể:

- Bản đồ chính trị châu Âu thay đổi với sự sụp đổ của 4 đế quốc lớn.

+ Đế quốc Nga đã sụp đổ trước thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

+ Các đế quốc: Đức, Áo - Hung, Ốt-tô-man bại trận và sụp đổ khi chiến tranh kết thúc.

- Thế và lực giữa các nước tư bản cũng có nhiều chuyển biến: trong khi các nước tư bản châu Âu (dù thắng hay bại trận) đều suy sụp vì chiến tranh thì 2 nước tư bản ngoài châu Âu là Mỹ và Nhật Bản có điều kiện vươn lên nhanh chóng.

- Chiến tranh kết thúc mở ra một thời kì mới trong lịch sử thế giới.

- Một trật tự thế giới mới được xác lập phù hợp với tương quan lực lượng mới giữa các cường quốc, được gọi là hệ thống Vécxai - Oasinhtơn.

- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới đã mở ra thời kì phát triển mới trong phong trào cách mạng thế giới.

2. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

Giải Chuyên đề Lịch sử 11 trang 23

Câu hỏi 1 trang 23 Chuyên đề Lịch Sử 11Khai thác Tư liệu 2 và thông tin trong mục, giải thích nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.

Khai thác Tư liệu 2 và thông tin trong mục, giải thích nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới (ảnh 2)

Lời giải:

- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ngày 1/9/1939, bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau, như:

+ Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa đã làm so sánh lực lượng giữa các nước thay đổi căn bản, khiến cho sự phân chia thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn không còn phù hợp.

+ Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, tạo điều kiện cho các thế lực phát xít lên cầm quyền ở Đức, Italia và Nhật Bản. Các thế lực phát xít là thủ phạm gây ra chiến tranh.

+ Chính sách thỏa hiệp, nhượng bộ của các nước phương Tây nhằm chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô đã tạo điều kiện cho phe phát xít gây chiến.

Câu hỏi 2 trang 23 Chuyên đề Lịch Sử 11Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống nhau?

Lời giải:

Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai đều bắt nguồn từ những nguyên nhân sâu xa sau:

+ Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, khiến cho so sánh lực lượng giữa các nước có sự thay đổi căn bản.

+ Mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa.

Giải Chuyên đề Lịch sử 11 trang 25

Câu hỏi 1 trang 25 Chuyên đề Lịch Sử 11: Khai thác Bảng 1 (tr. 22) và Bảng 2 (tr. 24), em có nhận xét gì về hậu quả của hai cuộc chiến tranh thế giới?

Khai thác Bảng 1 (tr. 22) và Bảng 2 (tr. 24), em có nhận xét gì về hậu quả (ảnh 2)

Lời giải:

♦ Nhận xét:

- Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai đều để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại.

- Chiến tranh thế giới thứ hai mang tính khốc liệt hơn so với chiến tranh thế giới thứ nhất. Điều này được thể hiện qua các số liệu thống kê về: số nước tuyên bố tình trạng chiến tranh; số quân tham chiến; số người chết, số người thương tật và thiệt hại về vật chất. Cụ thể:

+ Chiến tranh thế giới thứ hai lôi cuốn khoảng 76 quốc gia vào vòng khói lửa (gấp 2 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất).

+ Số quân được huy động tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ hai lên tới 110 triệu người (gấp khoảng 1.5 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất).

+ Chiến tranh thế giới thứ hai khiến cho 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương và thiệt hại về vật chất lên tới 4000 tỉ USD (lớn hơn rất nhiều lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất).

Câu hỏi 2 trang 25 Chuyên đề Lịch Sử 11Đánh giá những tác động của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với lịch sử nhân loại.

Lời giải:

- Đánh giá: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tạo ra những chuyển biến căn bản của tình hình thế giới. Cụ thể:

+ Thắng lợi của Liên Xô trong cuộc chiến chống phát xít đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và châu Á, thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc, dẫn đến sự ra đời của các quốc gia độc lập ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh.

+ Chiến tranh làm thay đổi căn bản tương quan lực lượng giữa các nước tư bản. Mỹ vươn lên trở thành siêu cường đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa.

+ Một trật tự thế giới mới được hình thành - Trật tự hai cực Ianta với sự cân bằng quyền lực giữa hai siêu cường Liên Xô và Mỹ.

+ Sự ra đời của Liên hợp quốc với những nguyên tắc nền tảng trong quan hệ quốc tế về quyền bình đẳng, quyền tự quyết của các quốc gia; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế,.... đã mở ra một chương mới trong lịch sử chính trị thế giới.

3. Cuộc đấu tranh vì hòa bình trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

Câu hỏi 1 trang 25 Chuyên đề Lịch Sử 11Nêu ý nghĩa của Sắc lệnh Hòa bình năm 1917 của Lênin.

Lời giải:

- Ý nghĩa của Sắc lệnh Hòa bình (1917):

+ Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới đã xuất hiện một văn kiện lịch sử có giá trị như một cương lĩnh chống chiến tranh;

+ Thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân Nga nói riêng và nhân dân thế giới nói chung.

Câu hỏi 2 trang 25 Chuyên đề Lịch Sử 11Phân tích khát vọng hòa bình và cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân Liên Xô thông qua chính sách ngoại giao của Liên Xô.

Lời giải:

- Ngay từ buổi đầu thành lập, Liên Xô đã xác lập những nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại là hòa bình, bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cùng tồn tại hòa bình giữa các quốc gia có chế độ chính trị - xã hội khác nhau.

- Liên Xô tham gia kí kết Hiệp ước chung về từ bỏ chiến tranh ở Pari (tháng 8/1928) và là một trong những quốc gia đầu tiên phê chuẩn hiệp ước này.

- Trong bối cảnh chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở một số nước, Chính phủ Liên Xô tích cực đấu tranh cho việc giải trừ quân bị hoàn toàn và có đóng góp cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình cũng như nền an ninh tập thể của châu Âu.

Câu hỏi trang 26 Chuyên đề Lịch Sử 11: Vì sao việc thiết lập hệ thống an ninh tập thể ở châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là cần thiết?

Lời giải:

- Việc thiết lập hệ thống an ninh tập thể ở châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là cần thiết, vì:

+ Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những hậu quả thảm khốc cho nhân loại, như: khiến cho hàng triệu người thiệt mạng hoặc phải mang những thương tật suốt đời; gây những thiệt hại lớn về vật chất, phá hủy hàng triệu làng mạc, thành phố, kéo lùi hoặc ngăn trở sự phát triển của nhiều quốc gia, dân tộc,…

+ Quần chúng nhân dân lao động là đối tượng chủ yếu phải gánh chịu những hậu quả của chiến tranh, do đó, hơn ai hết, các tầng lớp nhân dân lao động đều thấm thía nỗi đau, sự mất mát mà chiến tranh gây ra, cũng như thấu hiểu giá trị của hòa bình. Từ đó, họ đã có nhiều hoạt động đấu tranh thể hiện khát vọng, sự mong muốn duy trì và bảo vệ nền hòa bình thế giới.

=> Trên những cơ sở đó, ngày 10/1/1920, tổ chức Hội Quốc liên được thành lập với mục tiêu: thúc đẩy hợp tác, bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới. Bên cạnh đó, trong thập niên 20 của thế kỉ XX, hàng loạt các hội nghị quốc tế về hòa bình, giải trừ quân bị diễn ra trong khuôn khổ Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn. Tại Hội nghị Lô-các-nô (1925), các nước châu Âu đã kí kết hệ thống

Câu hỏi trang 27 Chuyên đề Lịch Sử 11Cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới được thể hiện như thế nào qua phong trào Mặt trận Nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh trong những năm 30 của thế kỉ XX? Cho biết ý nghĩa của phong trào đó.

Lời giải:

♦ Phong trào mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh:

- Trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới, các đảng cộng sản dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản đã thống nhất hành động với các đảng xã hội dân chủ và các lực lượng yêu nước, thành lập Mặt trận Nhân dân chống phát xít ở nhiều nước trên thế giới.

+ Ở Pháp, Mặt trận Nhân dân Pháp đã thực hiện một số cải cách tiến bộ, bảo vệ được nền dân chủ, đưa nước Pháp vượt qua được hiểm hoạ của chủ nghĩa phát xít.

+ Ở Tây Ban Nha, Chính phủ Cộng hòa với sự hỗ trợ của Liên Xô và Lữ đoàn tình nguyện quốc tế đến từ 53 nước trên thế giới kiên quyết chống trả cuộc tấn công của lực lượng phát xít Phran-cô.

- Phong trào thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất diễn ra sôi nổi ở các nước thuộc địa, phụ thuộc nhằm tập hợp các tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

+ Ở Đông Nam Á: Mặt trận Nhân dân Inđônêxia đã lãnh đạo phong trào đấu tranh đòi quyền dân chủ, quyền tự quyết, chống phát xít và nguy cơ chiến tranh ở nước này. Mặt trận Dân chủ Đông Dương thành lập và hoạt động tích cực trong những năm 1936 - 1939, tập hợp các lực lượng đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân chủ.

+ Ở khu vực Mỹ Latinh: trong những năm 1935 - 1939, Mặt trận Nhân dân được thành lập ở Mêhicô, Chilê, Áchentina, Braxin,... đã tập hợp đông đảo các lực lượng yêu nước trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ nền dân chủ và hòa bình.

♦ Ý nghĩa của phong trào:

- Thể hiện mong muốn, khát vọng hòa bình của nhân dân thế giới.

- Góp phần làm thất bại hoặc làm chậm quá trình phát xít hóa ở một số quốc gia. Ví dụ:

+ Ở Pháp, phong trào Mặt trận nhân dân không chỉ giúp bảo vệ nền dân chủ Pháp vượt qua hiểm họa phát xít mà còn thúc đẩy việc thi hành một số chính sách tiến bộ ở các nước thuộc địa.

+ Ở Nhật Bản, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt do Đảng Cộng sản nb làm hạt nhân lãnh đạo đã góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở quốc gia này.

Giải Chuyên đề Lịch sử 11 trang 29

Câu hỏi 1 trang 29 Chuyên đề Lịch Sử 11Nêu ý nghĩa của phong trào kháng chiến chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Lời giải:

♦ Ý nghĩa:

- Cuộc kháng chiến chống phát xít của nhân dân thế giới đã góp phần quan trọng vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít, mang lại hòa bình cho nhân loại. Ví dụ:

+ Phong trào kháng chiến ở Pháp và Ba Lan đã góp phần quan trọng trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít và bổ sung lực lượng cho quân Đồng minh.

+ Ở châu Á, Trung Quốc là một trong những mặt trận chính chống lại quân phiệt Nhật Bản. Trước Chiến tranh Thái Bình Dương (1941 - 1943), hơn 1,5 triệu quân Nhật đã thiệt mạng ở Trung Quốc.

- Thắng lợi của các lực lượng dân chủ, tiến bộ trong cuộc chiến đấu chống phát xít đã tạo điều kiện thuận lợi để các nước thuộc địa và phụ thuộc tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc. Ví dụ:

+ Ở Đông Nam Á, nhân cơ hội Nhật Bản đầu hàng Đồng minh, nhân dân các nước Việt Nam, Lào, Inđônêxia đã nổi dậy đấu tranh, giành được độc lập trong năm 1945.

+ Ở Đông Bắc Á, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật đã tạo điều kiện thuận lợi cho Đảng Cộng sản Trung Quốc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ. Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.

- Phong trào kháng chiến chống phát xít của nhân dân thế giới tạo tiền đề thuận lợi cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu hỏi 2 trang 29 Chuyên đề Lịch Sử 11: Phân tích ý nghĩa cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô.

Lời giải:

♦ Ý nghĩa:

- Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt phát xít Đức ở châu Âu và kết thúc chiến tranh.

+ Sự ác liệt và quy mô ở Mặt trận Xô - Đức vượt qua tất cả những mặt trận khác. Tại đây đã diễn ra những trận đánh lớn nhất về số lượng binh lính và phương tiện kĩ thuật, mang tính quyết định sự xoay chuyển cục diện chiến tranh (ví dụ: chiến thắng Xta-lin-grat của Hồng quân Liên Xô đã tạo nên bước ngoạt của cuộc chiến tranh, buộc phe phát xít phải chuyển từ thế tấn công sang phòng ngự…).

+ Ở mặt trận châu Á - Thái Bình Dương, ngày 8/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản và tấn công đạo quân Quan Đông gồm 70 vạn quân Nhật ở Mãn Châu đã góp phần quan trọng trong việc đẩy Nhật Bản vào thế thất bại, buộc phải đầu hàng.

- Là lực lượng chủ lực trong việc tiêu diệt phát xít Đức ở châu Âu, Liên Xô ra khỏi chiến tranh với tư cách người chiến thắng và sau đó trở thành một trong hai siêu cường thế giới về kinh tế, quân sự. Chiến thắng của Liên Xô làm thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho phong trào cách mạng thế giới.

- Với sự hỗ trợ của Liên Xô, chủ nghĩa xã hội từ một nước đã trở thành một hệ thống thế giới, với không gian địa lí từng bước được mở rộng từ châu  sang châu Á và khu vực Mĩ Latinh.

- Chiến thắng của Liên Xô tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của dòng thác cách mạng giải phóng dân tộc, từng bước làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tại châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh.

Xem thêm các bài giải Chuyên đề Lịch sử 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

II. Chiến tranh lạnh

III. Chiến tranh, xung đột quân sự sau chiến tranh lạnh

IV. Cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới trong và sau chiến tranh lạnh

I. Khái quát về danh nhân trong lịch sử dân tộc

II. Một số nhà chính trị nổi tiếng của Việt Nam thời cổ - trung đại

Xem thêm các chuyên đề Lịch sử 11 Kết nối tri thức khác:

Chuyên đề 1: Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Chuyên đề 3: Danh nhân trong lịch sử Việt Nam

1 1,557 20/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: