Chị X (30 tuổi) có chu kì kinh nguyệt kéo dài 28 ngày và được mô tả như hình dưới đây

Lời giải Câu hỏi 4 trang 151 Sinh học 11 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 11.

1 409 10/07/2023


Giải Sinh học 11 Ôn tập chủ đề 4

Câu hỏi 4 trang 151 Sinh học 11Chị X (30 tuổi) có chu kì kinh nguyệt kéo dài 28 ngày và được mô tả như hình dưới đây. Ngay sau khi hết kinh nguyệt (hết chảy máu), chị X uống thuốc tránh thai hằng ngày (loại 28 viên) có chứa estrogen và progesterone.

Chị X (30 tuổi) có chu kì kinh nguyệt kéo dài 28 ngày và được mô tả như hình dưới đây

A. Nồng độ hormone LH và các quá trình phát triển nang trứng, rụng trứng và hình thành thể vàng trong hình trên thay đổi như thế nào (tăng, giảm, không đổi, không xảy ra) so với trường hợp không uống thuốc tránh thai? Giải thích.

B. Sau 21 ngày uống thuốc, nồng độ hormone estrogen và progesterone thay đổi như thế nào (tăng, giảm, không đổi)? Sự thay đổi này dẫn đến hiện tượng gì trong chu kì kinh nguyệt?

Lời giải:

A. Nồng độ hormone LH sẽ giảm và ức chế quá trình phát triển của nang trứng, ức chế trứng chín và rụng, không xảy ra sự hình thành thể vàng. Do thuốc tránh thai có chứa hormone estrogen và progesterone, làm nồng độ các hormone này tăng cao gây ức chế tuyến yên tiết ra hormone LH → nồng độ hormone LH giảm → Ngăn chặn sự phát triển của nang trứng, ức chế rụng trứng; do quá trình rụng trứng bị ức chế nên thể vàng sẽ không được hình thành.

B. Sau 21 ngày uống thuốc, nồng độ hormone estrogen và progesterone sẽ giảm. Do trong vỉ thuốc 28 viên, có 21 viên chứa hormone estrogen và progesterone, còn 7 viên còn lại chứa chủ yếu đường và sắt, không chứa hormone. Vì vậy sau 21 ngày uống thuốc, nồng độ hormone không được bổ sung nữa, do đó nồng độ hormone giảm. Sự thay đổi này dẫn đến gây ra hiện tượng kinh nguyệt, có thể xảy ra trong thời gian uống 7 viên thuốc còn lại.

1 409 10/07/2023


Xem thêm các chương trình khác: