Các dạng bài tập Hóa học lớp 9 Giữa học kì 2

Tổng hợp các dạng bài tập Hóa học lớp 9 Giữa học kì 2 gồm các dạng Hóa học từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức từ đó biết cách giải bài tập Hóa học 9.

1 1538 lượt xem
Tải về


Các dạng bài tập Hóa học lớp 9 Giữa học kì 2

Các dạng bài tập Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài tập về hợp chất của Cacbon và cách giải

Bài tập Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và cách giải

Các dạng bài tập Hidrocacbon. Nhiên liệu

Viết công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ và cách giải

Lập công thức phân tử của hợp chất hữu cơ và cách giải

Đốt cháy hiđrocacbon và cách giải bài tập

Hiđrocacbon không no tác dụng với dung dịch Brom và cách giải

Cách nhận biết, phân biệt các hiđrocacbon và cách giải

Bài tập tổng hợp về Metan và cách giải

Bài tập tổng hợp về Etilen và cách giải

Bài tập tổng hợp về Axetilen và cách giải

Khử oxit kim loại bằng C hoặc CO và cách giải - Hóa lớp 9

I. Lý thuyết và phương pháp giải

- Ở nhiệt độ cao, C (hoặc CO) có thể khử được oxit của các kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học để tạo thành kim loại. Trong luyện kim người ta sử dụng tính chất này để điều chế kim loại.

- Ví dụ:

2CuO + C to 2Cu + CO2

PbO + CO to Pb + CO2

- Phương pháp giải:

+ Bước 1: Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.

+ Bước 2: Viết phương trình hóa học xảy ra.

+ Bước 3: Tìm số mol của các chất tham gia, các chất tạo thành theo số mol đã biết.

+ Bước 5. Tính toán theo yêu cầu của đề bài và kết luận.

- Ngoài ra có thể vận dụng các định luật bảo toàn như bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng để giải.

Lưu ý:

- Nếu dùng C để khử oxit kim loại thường sinh ra hỗn hợp khí CO và CO2.

- Nếu khử Fe2O3 bằng C hoặc CO thì chất rắn thu được có thể là Fe hoặc hỗn hợp oxit sắt và Fe.

- Phản ứng riêng giữa C với CaO:

2C + CaO to CaC2 + CO

II. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho CO tác dụng với CuO nung nóng được hỗn hợp chất rắn A và khí B. Hòa tan hoàn toàn A vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, cho B vào dung dịch nước vôi trong lấy dư, viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra?

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng hóa học xảy ra là:

          CO + CuO to Cu + CO2

 Hỗn hợp chất rắn A gồm: Cu và CuO dư

Khí B: CO2

Hòa tan chất rắn A trong dung dịch H2SO4 đặc nóng:

          Cu + 2H2SO4 đặc to CuSO4 + SO2↑ + 2H2O

          CuO + H2SO4 đặc to CuSO4 + H2O

Khí B sục vào dung dịch nước vôi trong lấy dư:

          CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

Ví dụ 2: Nung 19,15 gam hỗn hợp CuO và PbO với 1 lượng C vừa đủ trong môi trường không có oxi tạo ra hỗn hợp kim loại và khí CO2. Toàn bộ lượng khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, phản ứng xong thu được 7,5 gam kết tủa trắng.

a, Tính khối lượng mỗi oxit ban đầu? Khối lượng mỗi kim loại thu được?

b, Tính khối lượng C cần dùng?

Hướng dẫn giải:

Đặt:nCuO = x mol và nPbO = y mol

mhỗn hợp = 80x + 223y = 19,15   (1)

n=nCaCO3 =7,5100 = 0,075 mol

Phương trình phản ứng hóa học:

2CuO + Cto2Cu + CO2x                                                 x2

2PbO + Cto 2Pb +CO2         y                                      y2

CO2+ CaOH2 CaCO3+ H2O 0,075                        0,075

nCO2= 12x + 12y = 0,075 x + y = 0,15(2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

80x+223y=19,15x+y=0,15x=0,1y=0,05(mol)

a.

mCuO = 0,1.80 = 8g mCu sinh ra = 0,1.64 = 6,4g

mPbO = 0,05.223 = 11,15g  mPb sinh ra = 0,05. 207 = 10,35g

b.

Ta có: nC = = 0,15 mol  mC phản ứng = 0,15.12 = 1,8g

III. Bài tập tự luyện

Bài 1: Khử 16 gam Fe2O3 bằng CO dư, sản phẩm khí thu được sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là:

A. 10 gam                   

B. 20 gam                         

C. 30 gam                        

D. 40 gam

Bài 2: Khử hết m gam Fe3O4 bằng CO thu được hỗn hợp chất rắn A gồm FeO và Fe. A tan vừa đủ trong 0,3 lít dung dịch H2SO4 1M sinh ra 4,48 lít khí (đktc). Tính m?

A. 23,2 gam

B. 16 gam

C. 19,6 gam

D. 15,46 gam

Bài 3: Khối lượng C cần dùng để khử hoàn toàn 8 gam CuO sinh ra CO2 là:

A. 0,6 gam.

B. 1,2 gam.

C. 2,4 gam.

D. 3,6 gam.

Bài 4: Khử hoàn toàn 32 gam Fe2O3 bằng khí CO dư (đktc). Sản phẩm khí thu được cho đi qua bình đựng nước vôi trong dư, thu được a gam kết tủa màu trắng. Giá trị của a là

A. 50

B. 60

C. 40

D. 30

Bài 5: Người ta cần dùng 7,84 lít CO (đktc) để khử hoàn toàn 20 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 ở nhiệt độ cao. Phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu là

A. 50% và 50%.

B. 20% và 80%.

C. 57% và 43%.

D. 65% và 35%.

Bài 6: Tính khối lượng của Fe thu được khi cho một lượng CO dư qua 32 gam Fe2O3. Biết rằng hiệu suất phản ứng là 80%. 

A. 8,96 gam

B. 17,92 gam

C. 26,88 gam

D. 25,77 gam

Bài 7: Cho 4,48 lít CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là?

A. FeO và 75%

B. Fe2O3 và 25%

C. Fe3O4 và 25%

D. Fe2O3 và 75%

Bài 8: Khử 32 gam hỗn hợp các oxit kim loại: FeO, Fe2O3, Fe3O4, CuO và PbO bằng khí CO dư ở nhiệt độ cao, khối lượng chất rắn thu được là 27,2 gam. Tính thể tích khí CO đã tham gia phản ứng (đktc).

A. 3,36 lít

B. 4,48 lít

C. 6,72 lít

D. 7,85 lít

Bài 9: Dẫn khí CO dư qua ống đựng bột một oxit sắt (FexOy) ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,84 gam sắt và dẫn khí sinh ra vào nước vôi trong dư thì thu được 2 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử của FexOy.

A. FeO

B. Fe2O3

C. Fe3O4

D. Không xác định được

Bài 10: Hoà tan hoàn toàn 20,0 gam một oxit kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 50,0 gam muối. Khử hoàn toàn lượng oxit đó thành kim loại ở nhiệt độ cao cần V lít khí CO (đktc). Giá trị của V là

A. 2,80 lít           

B. 5,60 lít          

C. 6,72 lít           

D. 8,40 lít

Đáp án minh họa

1C

2A

3A

4B

5B

6B

7D

8C

9C

10D

 

Đốt cháy hiđrocacbon và cách giải bài tập - Hóa lớp 9

A. Lý thuyết và phương pháp giải

Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon tạo thành khí cacbon đioxit và hơi nước

CH4+2O2t0CO2+2H2O

C2H4+3O2t02CO2+2H2O

2C2H2+5O2t04CO2+2H2O

Tổng quát:

CnH2n+22k +3n+1k2O2to nCO2 +n+1kH2O

- Để giải các bài tập đốt cháy hiđrocacbon cần nắm vững:

+ Các phương pháp xử lý số liệu

+ Các phương pháp giải đặc trưng: phương pháp bảo toàn nguyên tố, phương pháp bảo toàn khối lượng, phương pháp trung bình

- Mọi hiđrocacbon đều là CxHy hay CnH2n+2-2k (k = số vòng + số liên kết π)

nCxHy=nH2OnCO21k

+ Nếu k = 0 nCxHy=nH2OnCO2

+ Nếu k = 1 nH2O=nCO2

+ Nếu k = 2 nCxHy=nCO2nH2O

C. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít (đktc) hỗn hợp gồm CH4, C2H6, C3H8 và C3H6 rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy thu được vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 20,6 gam nhưng khối lượng dung dịch giảm 7,4 gam. Số mol C3H6 trong hỗn hợp là

A. 0,02

B. 0,04

C. 0,08

D. 0,12

Lời giải chi tiết

Ta có: mbình tăng=mCO2+mH2O=20,6  gam

Và mdung dịch giảm=mCaCO3mCO2mH2O=7,4  gam

mCaCO3=28  gam

nCaCO3=28100=0,28  mol

nCO2=nCaCO3=0,28  mol

nH2O=20,60,28.4418=0,46  mol

nCH4,C2H6,C3H8=0,460,28=0,18mol

nC3H6=0,20,18=0,02  mol

Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm C2H6, C3H6, CH4, C2H2, C4H6 bằng V lít khí O2 vừa đủ (đktc) thu được 28,16 gam CO2 và 10,8 gam H2O. Giá trị của m và V lần lượt là

A. 8,28 và 27,776

B. 8,88 và 21,056

C. 8,28 và 21,056

D. 8,88 và 27,776

Lời giải chi tiết

Bảo toàn khối lượng cho hỗn hợp: mhỗn hợp = mC + mH

→ mhỗn hợp = 12.0,64 + 2.0,6 = 8,88 gam

Bảo toàn nguyên tố O cho phản ứng: 2nO2=2nCO2+nH2O

nO2=2nCO2+nH2O2=2.0,64+0,62=0,94  mol

V=VO2=0,94.22,4=21,056 lít

D. Bài tập tự luyện

Câu 1: Đốt 10 cm3 một hiđrocacbon bằng 80 cm3 oxi (lấy dư). Sản phẩm thu được sau khi cho hơi nước ngưng tụ còn 65 cm3 trong đó có 25 cm3 oxi dư. Các thể tích đó trong cùng điều kiện. CTPT của hiđrocacbon là:

A. C­4H10.                       

B. C4H6.                        

C. C5H10.                       

D. C3H8

Câu 2: 1 m3 khí thiên nhiên có chứa 80% thể tích khí metan. Lượng oxi cần dùng để đốt cháy toàn bộ khí metan trên là: ( Biết hiệu suất đốt cháy bằng 85%, các khí ở điều kiện chuẩn)

A. 680 lít                       

B. 800 lít                        

C. 850 lít                         

D. 1882,35 lít

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 11,2 l khí metan thu được thể tích CO2 là:

A. 11,2 l               

B. 22,4 l                        

C. 33,6 l                        

D. 44,8 l

Câu 4: Thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy 10 lít khí metan là:

A. 10 lít               

B. 20 lít                         

C. 30 lít                         

D. 40 lít

Câu 5: Đốt cháy 1 khí trong dãy đồng đẳng của metan thi được 4,48 lít CO2 và 6,72 lít H2O. Xác định CTPT của khí đã dùng

A. C2H6               

B. C3H8                         

C. C4H10                        

D. C5H12

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít khí etilen ở (đktc)  trong không khí chứa 20% O2 về thể tích. Thế tích không khí cần lấy là:
A. 10,08 lít                    

B. 50,4 lít                       

C. 13.44 lít                              

D. 0,896 lít

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam etilen thu được sản phẩm là H2O và CO2. Dẫn toàn bộ sản phẩm qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư (Ca(OH)2), sau phản ứng thu được 3 gam kết tủa. Giá trị của m là:           
A. 0,42 gam                   

B.  0,84 gam                  

C. 1,14 gam                             

D. 1,53 gam

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp metan và etilen thu được sản phẩm là H2O và CO2. Dẫn sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2.  Sau phản ứng thấy bình 1 tăng 5,4 gam, bình 2 tăng 11 gam. Giá trị của m là:

A.  1,3 gam                    

B. 3,6  gam                    

C. 4,1 gam                      

D. 4,8 gam

Câu 9: Trong phản ứng cháy giữa etilen và oxi, tỉ lệ số mol CO2 và số mol H2O sinh ra là:

A. 1 : 3                          

B. 1 : 1                                    

C. 2 : 1                          

D. 1 : 2

Câu 10: Đốt cháy 6,72 lít etilen ở đktc, thể tích oxi cần dùng ở điều kiện tiêu chuẩn là:

A. 8,96 lít                      

B. 44,8 lít                      

C. 13,44 lít                    

D. 2,24 lít

ĐÁP ÁN

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

B

D

A

B

A

B

A

B

B

D

1 1538 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: