2000 câu hỏi ôn tập Tin học có đáp án (Phần 3)

Bộ 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án Phần 3 hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Tin học. 

1 798 02/07/2023


2000 câu hỏi ôn tập Tin học có đáp án (Phần 3)

Câu 1: Hãy chọn câu phát biểu đúng nhất khi nói về hệ điều hành

A. Mỗi hệ điều hành phải có thành phần để kết nối Internet, trao đổi thư điện tử

B. Hệ điều hành cung cấp môi trường giao tiếp giữa người dùng và hệ thống

C. Hệ điều hành thường được cài đặt sẵn từ khi sản xuất máy tính

D. Một phương án khác

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Hệ điều hành cung cấp môi trường giao tiếp giữa người dùng và hệ thống

Câu 2: Hoạt động nào sau đây có sử dụng CSDL?

A. Bán vé máy bay

B. Quản lý học sinh trong nhà trường       

C. Bán hàng có quy mô

D. Tất cả đều đúng

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Câu 3: Trong số các địa chỉ dưới đây, địa chỉ nào là địa chỉ thư điện tử?

A. www.vnexpress.net

B. vietjeck@gmail.com

C. http://www.mail.google.com

D. www.dantri.com

Lời giải:

Cú pháp địa chỉ thư điện tử tổng quát là: < Tên đăng nhập > @ < Tên máy chủ lưu hộp thư > .

Trong đó:

+ Tên đăng nhập là do người dùng đặt.

+ Tên máy chủ lưu hộp thư do nhà cung cấp dịch vụ đưa ra.

→ Đáp án B

Câu 4: Để tạo một CSDL mới và đặt tên tệp trong Access, ta phải:

A. Khởi động Access, vào File chọn New hoặc kích vào biểu tượng New

B. Vào File chọn New

C. Kích vào biểu  tượng New

D. Khởi động Access, vào File chọn New hoặc kích vào biểu tượng New, kích tiếp vào Blank DataBase, rồi đặt tên file và chọn vị trí lưu tệp, rồi sau đó chọn Create

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Khởi động Access, vào File chọn New hoặc kích vào biểu tượng New, kích tiếp vào Blank DataBase, rồi đặt tên file và chọn vị trí lưu tệp, rồi sau đó chọn Create

Câu 5: Viết chương trình nhập vào một mảng gồm N số nguyên. Tính tổng các phần tử đã nhập.

Lời giải:

program bt;
var a:array[1..1000] : integer;
i,n,t:integer;
begin
write('nhap so phan tu cua mang');
readln(n);
for i:=1 to n do
begin
write('phan tu thu ',i,' : ');
readln(a[i]);
end;
for i:=1 to n do
t:= t + a[i]
write('tong cac phan tu trong mang la :',t);
readln
end.

Câu 6: Trong Access để thực hiện chức năng tìm kiếm và thay thế ta thực hiện thế nào?

A. Edit → Search 

B. Edit →Find     

C. View → Find 

D. File → Find

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Câu 7: Khi xây dựng các truy vấn trong Access, để sắp xếp các trường trong mẫu hỏi, ta nhập điều kiện vào dòng nào trong lưới QBE?

A. Criteria

B. Show

C. Sort

D. Field

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Câu 8: Khi làm việc với cấu trúc bảng, để xác định kiểu dữ liệu của trường, ta xác định tên kiểu dữ liệu tại cột:

A. Field Type

B. Description

C. Data Type

D. Field Properties

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Câu 9: Xét tệp lưu trữ hồ sơ học bạ của học sinh, trong đó lưu trữ điểm tổng kết của các môn Văn, Toán, Lí, Sinh, Sử, Địa. Những việc nào sau đây không thuộc thao tác tìm kiếm?

A. Tìm học sinh có điểm tổng kết môn Văn cao nhất

B. Tìm học sinh có điểm tổng kết môn Toán thấp nhất

C. Tìm học sinh có điểm trung bình sáu môn cao nhất

D. . Tìm học sinh nữ có điểm môn Toán cao nhất và học sinh nam có điểm môn Văn cao nhất

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Câu 10: Phần mềm ứng dụng là gì? Ví dụ?

Lời giải:

- Phần mềm ứng dụng là các chương trình máy tính cho phép người sử dụng thực hiện những công việc cụ thể và thường xử lí những loại dữ liệu cụ thể.

- Loại tệp được nhận biết nhờ phần mở rộng, gồm những kí tự sau dấu chấm cuối cùng trong tên tệp. Loại tệp cũng cho biết phần mềm ứng dụng nào có thể được dung với nó.

Ví dụ: Một tệp có tên “Taplamvan” với phần mở rộng “.doc” được hiển thị dưới dạng “Taplamvan.doc”. Loại tệp “.doc” cho hệ điều hành của máy tính biết rằng đó là tệp văn bản và có thể mở và chỉnh sửa bằng Microsoft Word.

- Mặc dù cùng là phần mềm, hệ điều hành và phần mềm ứng dụng có những điểm khác sau:

Câu 11: Kể tên một số trình duyệt web?

A. Internet Explorer (IE), Mozilla Firefox (Firefox), Word, Excel,…

B. Internet Explorer (IE), Mozilla Firefox (Firefox), Netscape Navigator,…

C. Internet Explorer (IE), Mozilla Firefox (Firefox), Word,…

D. Internet Explorer (IE), Mozilla Firefox (Firefox), yahoo, google,…

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Internet Explorer (IE), Mozilla Firefox (Firefox), yahoo, google,…

Câu 12: Côđon nào sau đây mã hóa axit amin mở đầu?

Lời giải:

Đáp án B

Trong hầu hết các sinh vật:

Bộ ba 5’AUG3’ mã hóa axit amin ở đầu

Bộ ba 5’UAA3’, 5’UAG3’, 5’UGA3’ là mã kết thức và không mã hóa axit amin.

Câu 13: Cửa sổ làm việc trong hệ điều hành Windows đều có điểm chung là :

A. Mỗi cửa sổ đều có một tên được hiển thị trên thanh tiêu đề của nó.

B. Có thể dịch chuyển cửa sổ bằng cách kéo thả thanh tiêu đề.

C. Thanh công cụ chứa biểu tượng các lệnh chính của chương trình.

D. Tất cả đáp án trên

Lời giải:

Các hệ điều hành Windows đều có điểm chung sau:

– Mỗi cửa sổ đều có một tên được hiển thị trên thanh tiêu đề của nó.

– Có thể dịch chuyển cửa sổ bằng cách kéo thả thanh tiêu đề.

– Thanh bảng chọn chứa các nhóm lệnh chương trình.

– Thanh công cụ chứa biểu tượng các lệnh chính của chương trình.

Đáp án: D

Câu 14: Client server là gì?

Lời giải:

Mô hình mạng client server đây là mô hình mạng máy tính trong đó các máy tính client được đóng vai trò như một máy khách(client), chúng sẽ gửi yêu cầu(request)  đến các máy chủ(server). Để máy chủ xử lý những yêu cầu đó và trả kết quả về cho máy khách(client).

Câu 15: Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc như thế nào?

A. Thông qua một từ khóa

B. Thông qua các tên

C. Thông qua các lệnh

D. Thông qua một hằng

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua các lệnh. Máy tính sẽ lần lượt thực hiện các lệnh đó từ trên xuống dưới

Câu 16: Lý thuyết Tin học 6 Kết nối tri thức Bài 4: Mạng máy tính

Lời giải:

1. Mạng máy tính là gì?

- Hai hay nhiều máy tính và các thiết bị được kết nối với nhau để truyền thông tin cho nhau tạo thành một mạng máy tính.

- Lợi ích của mạng máy tính: Người sử dụng có thể liên lạc với nhau để trao đổi thông tin, chia sẻ dữ liệu và dùng chung các thiết bị trên mạng.

2. Các thành phần của mạng máy tính

Mạng máy tính gồm:

- Các thiết bị đầu cuối (máy tính, điện thoại, máy in,…).

- Các thiết bị kết nối (đường truyền dữ liệu, bộ chia, bộ chuyển mạch, bộ định tuyến,…).

- Phần mềm mạng (ứng dụng truyền thông và phần mềm điều khiển quá trình truyền dữ liệu).

Câu 17: Ngôn ngữ thao tác dữ liệu là một ngôn ngữ không cho phép

A. Hỏi đáp CSDL. 

B. Truy vấn CSDL.

C.  Thao tác trên các đối tượng của CSDL

D. Định nghĩa các đối tượng được lưu trữ trong CSD

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Ngôn ngữ thao tác dữ liệu là một ngôn ngữ không cho phép định nghĩa các đối tượng được lưu trữ trong CSD

Câu 18: Chèn hoặc xóa hàng và cột

Lời giải:

*Chèn hoặc xóa cột

Chọn ô bất kỳ trong cột, rồi đến Trang chủ > Chèn > > Chèn Cột Trang tính hoặc Xóa Cột Trang tính.

Hoặc, bấm chuột phải vào đầu cột, rồi chọn Chèn hoặc Xóa. 

*Chèn hoặc xóa hàng

Chọn ô bất kỳ trong hàng, rồi đến Trang chủ > Chèn > > Chèn Hàng Trang tính hoặc Xóa Hàng Trang tính.

Hoặc, bấm chuột phải vào số cột, rồi chọn Chèn hoặc Xóa.

*Tùy chọn định dạng

Khi bạn chọn một hàng hoặc cột có áp dụng định dạng, định dạng đó sẽ được chuyển sang một hàng hoặc cột mới mà bạn chèn. Nếu bạn không muốn định dạng áp dụng, bạn có thể chọn nút Tùy chọn Chèn sau khi chèn, rồi chọn từ một trong các tùy chọn như sau:

Nếu nút Tùy chọn Chèn không hiển thị, hãy đến Tệp > Tùy chọn > Nâng cao > trong nhóm Cắt, sao chép và dán, chọn tùy chọn Hiển thị các nút Tùy chọn Chèn.

Câu 19: Xét công tác quản lý hồ sơ học bạ. Trong số các việc sau, việc nào thuộc nhóm thao tác cập nhật hồ sơ

A. Xem nội dung hồ sơ
B. In một hồ sơ
C. Sửa tên trong hồ sơ
D. Cả 3 câu trên

Lời giải:

Đáp án C.

Việc sửa tên trong hồ sơ thuộc nhóm thao tác cập nhật hồ sơ. Các thao tác cập nhật hồ sơ gồm có: thêm, xóa, sửa hồ sơ. Các thao tác khai thác hồ sơ gồm có: sắp xếp, tìm kiếm, thống kê, lập báo cáo.

Câu 20: Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình

Lời giải:

Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao ta cần phải soạn thảo, rồi biên dịch nó sang ngôn ngữ máy. Các hệ thống lập trình cụ thể thường cung cấp phần mềm phục vụ choa soạn thảo biên dịch, và hiệu chỉnh chương trình.

Với pascal người ta thường dung free pascal :

Có thể download miễn phí tại:

ftp://ftp.hu.freepascal.org/pub/fpc/dist/3.0.2/i386-win32/fpc-3.0.2.i386-win32.exe

Màn hình làm việc của Pascal có dạng

Dòng thứ hai của màn hình được gọi là thanh bảng chọn, mỗi mục trong bảng chọn tương ứng với một nhóm việc ta có thể lựa chọn, hai số ở phía dưới của màn hình ngăn cách nhau bằng dấu hai chấm cho ta biết con trỏ soạn thảo đang ở dòng nào và cột nào trên màn hình.

Những thao tác cơ bản và phím tắt thường sử dụng để soạn thảo và thực hiện một số chương trình viết bằng Pascal.

   + Soạn thảo: Gõ nội dung của chương trình. Để lưu ta nhấn phím F2 rồi nhập tên văn bản sau đó nhấn Enter.

   + Biên dịch chưng trình:Nhấn tổ hợp Alt+F9. Nếu chương trình có lỗi cú pháp, phần mềm sẽ hiển thị thông báo.

+ Chạy chương trình: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+F9.

   + Đóng cửa sổ chương trình: Nhấn tổ hợp phím Alt+F3.

   + Thoát khỏi phần mềm: Nhấn tổ hợp phím Alt+x.

Câu 21: Nêu các thiết bị vào ra của máy tính?

Lời giải:

- Bàn phím

- Thiết bị chỉ điểm – Pointing Device

- Thiết bị đọc

- Các thiết bị số hóa thế giới thực

- Đĩa CD

- USB

Câu 22: Nhập vào từ bàn phím một xâu. Kiểm tra xâu đó có phải là xâu đối xứng hay không. Xâu đối xứng có tính chất: đọc nó từ phải sang trái cũng thu được kết quả giống như đọc trái sang phải (còn được gọi xâu palindrome).

Lời giải:

program vd2;

uses crt;

var

          i,x:byte;

          a,p:string;

begin

          clrscr;

          write(‘nhapxau’);

          readln(a);

          x:=length(a);

          p:=’’;

          for i:=x downto 1 do

          p:=p+a[i];

          if a=p then

                   write(‘xau la palindrome’)

else

                   write(‘xau khong phai la palindrome’);

          readkey;

end.

Câu 23: Trong hộp thoại Paragraph của word, nhóm Line spacing dùng để:

A. Điều chỉnh khoảng cách so với trang trên và trang dưới trong văn bản

B. Điều chỉnh khoảng cách giưa các dòng trong đoạn văn bản

C. Điều chỉnh khoảng cách lề trên và lề dưới trang

D. Điều chỉnh khoảng cách giữa các dòng trong đoạn và khoảng cách so với các đoạn khác

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Trong hộp thoại Paragraph của Word, nhóm Line spacing dùng để: 'Spacing efor: [at Line spacing ater tS Mutiple (Con ade space between paragraphs ofthe same se. điều chỉnh khoảng cách giữa các dòng trong đoạn và khoảng cách so với các đoạn khác.

Câu 24: Viết chương trình nhập vào số n in ra màn hình số đảo ngược của n?

Lời giải:

program bai1;

var n,t:longint;

s:real;

begin

write(‘N=’);readln(n);

t:=n;

while n<>0 do

begin

S:=S*10+n mod 10;

n:=n div 10;

end;

if S=t then writeln(‘so doi xưng’)

else writeln(‘khong doi xung’);

readln;

end.

Câu 25: Cách tính P-value trong kinh tế lượng

Lời giải:

Tính giá trị t khi biết độ tin cậy

Lúc này, ta cần dùng cấu trúc hàm: = TINV (mức ý nghĩa alpha, tổng số quan sát N – 2)

Xác định mức ý nghĩa alpha của giá trị thống kê t cho trước

Dùng hàm: = TDIST (giá trị t, tổng số quan sát N – 2, số bên kiểm định).

Tính giá trị f khi biết độ tin cậy 

Sử dụng cấu trúc hàm: = FINV (mức ý nghĩa alpha, số biến giải thích hoặc số ràng buộc, tổng số quan sát – số tham số).

Xác định mức ý nghĩa alpha của giá trị thống kê f cho trước:

Dùng cấu trúc hàm: = FDIST (giá trị f, số biến giải thích hoặc số ràng buộc, tổng số quan sát – số tham số).

Với số biến giải thích = K1, số ràng buộc = J. Tổng số quan sát trừ số tham số = N-K.

Câu 26: Máy tính là gì? 5 thành phần cơ bản của máy tính

Lời giải:

*Máy tính là gì?

Máy tính hay máy vi tính là một thiết bị điện tử có khả năng điều khiển thông tin hoặc dữ liệu. Nhiệm vụ của máy tính là lưu trữ, truy xuất và xử lý dữ liệu. Khi sử dụng máy tính, người dùng có thể thực hiện nhiều công việc khác nhau như: gửi Email, nhập tài liệu, truy cập trang web, chơi game,…

*Hai yếu tố không thể thiếu của máy tính

Trước khi tìm hiểu về các loại máy tính khác nhau, Tino Group sẽ đề cập về hai yếu tố quan trọng mà bất kỳ máy tính nào cũng phải có, đó chính là: phần cứng và phần mềm.

- Phần cứng (Computer Hardware)

Bao gồm các bộ phận của máy tính có cấu trúc vật lý, nghĩa là người dùng có thể cầm nắm hoặc chạm vào. Đây còn là các thiết bị điện tử chính yếu để cấu tạo nên một chiếc máy tính. Chẳng hạn như: màn hình, bàn phím, chuột, CPU, RAM,…

- Phần mềm (Computer Software)

Bao gồm toàn bộ mã lập trình (Programming code) được cài đặt trong ổ cứng máy tính hoặc mainboard. Phần mềm có khả năng ra lệnh để máy tính thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.

*5 thành phần cơ bản của máy tính

#1. Bộ xử lý trung tâm (CPU)

Nếu máy tính được ví như cơ thể người thì CPU đóng vai trò là bộ não của máy tính. Chức năng của CPU là: xử lý dữ liệu, điều khiển thiết bị đầu vào và thiết bị đầu ra.

CPU được cắm trực tiếp với bo mạch, có khả năng giao tiếp với tất cả các thành phần khác của máy tính. Khi người dùng viết một dòng mã như: Python, Java C++,…, chúng sẽ được chia nhỏ thành hợp ngữ giúp bộ xử lý có thể hiểu được.

Một máy tính có thể hoạt động tốt phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ và hiệu suất của CPU. Đơn vị đo tốc độ của CPU là Hertz (Hz) hoặc Gigahertz (GHz).

#2. Bo mạch chủ (Mainboard)

Nếu CPU đóng vai trò là bộ não thì bo mạch chủ chính là xương sống của máy tính. Thành phần này có khả năng nối kết các linh kiện và các thiết bị bên ngoài theo một khối thống nhất.

Bộ xử lý trung tâm và card màn hình của bo mạch chủ được chứa trong một chipset tích hợp. Đây là nơi các thiết bị đầu vào và ra được cấm vào. Ngoài ra, bo mạch chủ là nhân tố giúp máy tính điều khiển đường đi và tốc độ của dữ liệu. Đặc biệt, đây còn là thành phần quyết định tuổi thọ của máy tính.

#3. Bộ xử lý đồ họa (GPU)

Đây được xem là thành phần cực kỳ “ám ảnh” đối với các game thủ vì chúng có khả năng giúp máy tính tạo ra những hình ảnh cao cấp nhất (hình ảnh trong các loại trò chơi điện tử).

Bên cạnh trò chơi điện tử, bộ xử lý đồ họa cũng rất có ích cho những nhà sáng lập mô hình 3D, thiết kế nội thất,… Tóm lại, thành phần này có chức năng xử lý tất tần tật những gì liên quan đến hình ảnh, video hiển thị trên màn hình.

#4. Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM)

Thành phần này có khả năng thiết lập một không gian nhớ tạm giúp máy tính hoạt động. Mặc dù có tên gọi là bộ nhớ nhưng RAM sẽ không lưu trữ dữ liệu khi người dùng tắt máy. Vì vậy, RAM còn được gọi là bộ nhớ “dễ bay hơi”.

Vai trò của RAM là tạm ghi nhớ những nhiệm vụ cần làm để CPU xử lý nhanh hơn. Thông thường, tốc độ truy xuất trên RAM sẽ cao hơn so với ổ cứng hoặc các thiết bị lưu trữ khác như: đĩa quang, thẻ nhớ.

Đơn vị đo dung lượng bộ nhớ của RAM là Gigabyte (GB), trong đó 1GB tương đương với 1 tr Byte. Những máy tính hiện đại có dung lượng ít nhất là 2 – 4GB RAM, các loại máy cao cấp hơn thì dung lượng RAM có thể lên đến 16GB hoặc hơn thế nữa.

Thành phần của RAM là những water silicon mỏng, được bao bọc bởi chip gốm và được gắn trên bảng mạch.

#5. Ổ cứng (HDD, SSD)

Thành phần cuối cùng đóng vai trò cực kỳ quan trọng của máy tính đó chính là ổ cứng. Đây được xem là nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu, phần mềm và hệ điều hành của người dùng. Những loại máy tính hiện đại sử dụng ổ đĩa cứng (HDD) hoặc ổ cứng thể rắn (SSD).

Khác với bộ nhớ tạm RAM, ổ cứng có khả năng ghi nhớ toàn bộ dữ liệu dù bạn bật hay tắt máy tính. Khi máy tính khởi động, hệ điều hành và ứng dụng từ ổ cứng sẽ được chuyển sang bộ nhớ RAM để chạy.

Đơn vị đo dung lượng lưu trữ của ổ cứng là Gigabyte (GB). Thông thường, một ổ cứng có thể chứa từ 500GB đến hơn 1 Terabyte (1.000GB).

Câu 27: Hãy chọn phương án ghép đúng. Ngôn ngữ máy là

A. Bất cứ ngôn ngữ lập trình nào mà có thể diễn đạt thuật toán để giao cho máy tính thực hiện

B. Ngôn ngữ để viết các chương trình mà mỗi chương trình là một dãy lệnh máy trong hệ nhị phân

C. Các ngôn ngữ mà chương trình viết trên chúng sau khi dịch ra hệ nhị phân thì máy có thể chạy được

D. Diễn đạt thuật toán để có thể giao cho máy tính thực hiện

Lời giải:

Ngôn ngữ máy là ngôn ngữ duy nhất để viết chương trình mà máy tính có thể trực tiếp hiểu và thực hiện được. Mỗi chương trình là một dãy lệnh máy trong hệ nhị phân.

Đáp án: B

Câu 28: Mỗi trang chiếu thường có:

A. Tiêu đề trang và nội dung trang chiếu

B. Đầu trang và thân trang

C. Đầu trang và chân trang

D. Câu B, C đúng

Lời giải:

Mỗi trang chiếu thường có tiêu đề trang (thường có nội dung là văn bản) và nội dung trang chiếu dưới dạng liệt kê.

→ Đáp án A

Câu 29: Viết chương trình nhập vào một xâu ký tự từ bàn phím. Tìm xâu đảo ngược của xâu đó rồi in kết quả ra màn hình theo 2 cách: Đệ qui và không đệ qui.

Lời giải:

Ý tưởng:

     - Nếu xâu St có 1 ký tự thì xâu đảo = St.

     - Ngược lại: Xâu đảo = Ký tự cuối + Đệ qui(Phần còn lại của xâu St).

Uses Crt;

Var  St:String;

{Giải thuật không đệ qui}

Function XauDao(St:String):String;

Var  S:String;

        i:Byte;

Begin

    S:=’’;

    For i:=Length(St) DowTo 1 Do S:=S+St[i];

    XauDao:=S;

End;

{Giải thuật đệ qui}

Function DeQui(St:String):String;

Begin

    If Length(St)<=1 Then DeQui:=St

    Else DeQui:=St[Length(St)] + DeQui(Copy(St,1,Length(St)-1));

End;

Begin

    Write(‘Nhap xau St: ‘); Readln(St);

    Write(‘Xau dao nguoc: ‘, XauDao(St));

    Readln;

End.

Câu 30: Mảng là kiểu dữ liệu biểu diễn một dãy các phần tử thuận tiện cho:

A. chèn thêm phần tử

B. truy cập đến phần tử bất kì

C. xóa một phần tử

D. chèn thêm phần tử và xóa phần tử

Lời giải:

Mảng là kiểu dữ liệu biểu diễn một dãy các phần tử thuận tiện cho truy cập đến phần tử bất kì. Theo cú pháp Tên mảng[chỉ số];

Đáp án: B

Câu 31: Viết chương trình tính tổng, hiệu, tích, thương của 2 số a và b với a,b được nhập từ bàn phím

Lời giải:

Program Tong_hieu_tich_thuong;

uses crt;

var tong,hieu,tich,thuong: real;

a,b: integer;

begin

clrscr;

write('nhap so a ='); readln(a);

write('nhap so b ='); readln(b);

tong:=a+b;

hieu:=a-b;

tich:=a*b;

thuong:=a div b;

writeln('tong cua 2 so a va b =' ,tong);

writeln('hieu cua 2 so a va b =' , hieu );

writeln('tich cua 2 so a va b =',tich);

writeln('thuong cua 2 so a va b =' ,thuong);

readln;

end.

Câu 32: Hãy viết chương trình nhập điểm chương trình của 1 bạn học sinh trong lớp. Và đưa ra xếp loại học lực của ban đó.

Cho biết:

TB > 8,0 : giỏi

6,5 < TB < 8,0 : khá

5,0 < TB < 6,5 : trung bình

3,5 < TB < 5,0 : yếu

còn lại : kém

Giải thích: TB: Điểm trung bình của học sinh

Lời giải:

Uses CRT;

Var TB : real;

BEGIN

clrscr;

repeat

begin

write('Moi ban nhap diem trung binh: ');

Readln(TB);

end;

until (TB>0) and (TB<10);

If (TB >= 8) then write('hoc luc gioi') else

If (TB>=6.5) then write('hoc luc kha') else

If (TB>5) then write('hoc luc trung binh') else

If (TB>3.5) then write('hoc luc yeu') else

write('hoc luc kem');

Readln;

END.

Câu 33: Cơ sở dữ liệu là gì?

Lời giải:

Cơ sở dữ liệu là một bộ sưu tập dữ liệu có hệ thống, được lưu trữ bằng điện tử. Nó có thể chứa bất kỳ loại dữ liệu nào, bao gồm từ, số, hình ảnh, video và tệp. Bạn có thể sử dụng phần mềm được gọi là hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (DBMS) để lưu trữ, truy xuất và chỉnh sửa dữ liệu. Trong các hệ thống máy tính, cơ sở dữ liệu từ cũng có thể tham khảo bất kỳ DBMS, đến hệ thống cơ sở dữ liệu, hoặc một ứng dụng liên kết với cơ sở dữ liệu.

Câu 34: Trình bày phương pháp cấp phát không gian file sử dụng danh sách kết nối và sử dụng khối chỉ số (I-node). Hai phương pháp này có điểm gì giống và khác nhau.

Lời giải:

Câu 35: Trong Access, để tạo CSDL mới, thao tác thực hiện lệnh nào sau đây là đúng?

A. Create Table in Design View

B. Create table by using wizard

C. File/open

D. File/New/Blank Database

Lời giải:

Đáp án đúng: D

File/New/Blank Database

Câu 36: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, từ khóa VAR dùng để:

A. Khai báo biến

B. Khai báo tên chương trình

C. Khai báo thư viện

D. Khai báo hằng

Lời giải:

Đáp án đúng: A

VAR là từ khóa của ngôn ngữ lập trình dùng để khai báo biến. Danh sách biến phải tuân thủ theo quy ước đặt tên trong ngôn ngữ Pascal. Kiểu dữ liệu của biến là các kiểu dữ liệu trong Pascal, ví dụ như integer, char, string,...

Câu 37: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, từ khóa CONST dùng để:

A. Khai báo biến

B. Khai báo tên chương trình

C. Khai báo thư viện

D. Khai báo hằng

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Const: là từ khóa để khai báo hằng. Tên hằng: phải tuân theo quy ước đặt tên của Pascal. Giá trị của hằng: Là giá trị mà hằng nhận được trong suốt chương trình.

Câu 38: Trong Turbo Pascal, muốn biên dịch chương trình ta dùng tổ hợp phím: 

A. Alt + F9

B. Ctrl + F9

C. Ctrl + F6

D. Ctrl + F8

Lời giải:

Trong Turbo Pascal, muốn biên dịch chương trình ta dùng tổ hợp phím Alt + F9. Nếu chương trình có lỗi cú pháp, phần mềm sẽ hiện thị một thông báo. Cần phải sửa lỗi nếu có, lưu lại chương trình rồi tiến hành biên dịch lại cho tới khi không còn lỗi.

Đáp án: A

Câu 39: Hãy chọn phương án ghép đúng. Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ

A. Cho phép thể hiện các dữ liệu trong bài toán mà các chương trình sẽ phải xử lí

B. Dưới dạng nhị phân để máy tính có thể thực hiện trực tiếp

C. Diễn đạt thuật toán để có thể giao cho máy tính thực hiện

D. Có tên là "ngôn ngữ thuật toán" hay còn gọi là "ngôn ngữ lập trình bậc cao" gần với ngôn ngữ toán học cho phép mô tả cách giải quyết vấn đề độc lập với máy tính

Lời giải:

Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ để viết chương trình, diễn đạt thuật toán giúp máy tính hiểu và thực hiện.

Đáp án: C

Câu 40: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, hằng và biến khác nhau cơ bản như thế nào?

A. Hằng và biến là hai đại lượng mà giá trị đều có thể thay đổi được trong quá trình thực hiện chương trình

B. Hằng không cần khai báo còn biến phải khai báo

C. Hằng là đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình, biến là đại lượng có giá trị có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

D. Hằng và biến bắt buộc phải khai báo

Lời giải:

Đáp án đúng C

Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, hằng và biến khác nhau cơ bản là: Hằng là đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình, biến là đại lượng có giá trị có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

Câu 41: Trong Pascal, phép toán MOD với số nguyên có tác dụng gì?

A. Chia lấy phần nguyên

B. Chia lấy phần dư

C. Làm tròn số

D. thực hiện phép chia

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Trong Pascal, phép toán MOD với số nguyên có tác dụng chia lấy phần dư còn phép toán DIV với số nguyên có tác dụng chia lấy phần nguyên.

Câu 42: Trong Turbo Pascal, để lưu một chương trình:

A. Nhấn tổ hợp phím Alt + F5

B. Nhấn tổ hợp phím Alt + F2

C. Nhấn phím F2

D. Nhấn phím F5

Lời giải:

Trong Turbo Pascal, để lưu một chương trình ta nhấn phím F2 rồi nhập tên tệp và nhấn phím Enter.

Đáp án: C

Câu 43: Phát biểu nào dưới đây là hợp lí nhất khi nói về Tên?

A. Tên gọi là đại lượng nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện

B. Tên gọi là đại lượng được đặt tên và có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

C. Tên gọi có thể lưu trữ nhiều loại giá trị khác nhau

D. Tên gọi do người lập trình tự đặt theo quy tắc do từng ngôn ngữ lập trình xác định

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Tên gọi do người lập trình tự đặt theo quy tắc do từng ngôn ngữ lập trình xác định 

Câu 44: Khai báo hằng nào là đúng trong các khai báo sau:

A. Const A:50;

B. CONst A=100;

C. Const: A=100;

D. Tất cả đều sai

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Const A=100;

Câu 45: Dữ liệu của CSDL được lưu trữ ở

A. Query 

B. Form

C. Table

D. Report

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Câu 46: Cấu trúc chung của chương trình pascal gồm mấy phần

Lời giải:

Gồm 2 thành phần chính

- Phần khai báo thường dùng các câu lệnh dùng để:

+ Khai báo tên chương trình

+ Khai báo các thư viện (chứa các lệnh có sẵn có thể sử dụng trong chương trình) và một số khai báo khác.

- Phần thân của chương trình gồm các câu lệnh mà máy tính cần được thực hiện. Phần thân bắt đầu bằng từ khóa Begin và kết thúc bằng từ khóa End. Đây là phần bắt buộc phải có.

- Phần khai báo có thể có hoặc không. Tuy nhiên nếu có phần khai báo thì nó phải đặt trước phần thân chương trình.

Câu 47: Mô hình phổ biến để xây dựng CSDL quan hệ là:

A. Mô hình phân cấp

B. Mô hình dữ liệu quan hệ

C. Mô hình hướng đối tượng

D. Mô hình cơ sỡ quan hệ

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Mô hình phổ biến để xây dựng CSDL quan hệ là: Mô hình dữ liệu quan hệ

Câu 48: Viết chương trình nhập điểm trung bình (ĐTB) trong học kỳ 1 của các bạn học sinh. đưa ra kết quả xếp loại của học sinh dựa trên các tiêu chí dưới đây:

+Nếu ĐTB<5.0 thì xếp loại yếu

+Nếu 5.0 ≤ ĐTB < 6.5 thì xếp loại trung bình

+Nếu 6.5 ≤ ĐTB < 8.0 thì xếp loại khá

+Nếu ĐTB ≥ 8.0 thì xếp loại giỏi.

In kết quá xếp loại ra màn hình.

Lời giải:

uses crt;

var diem:real;

begin

clrscr;

repeat

write('Nhap diem trung binh:'); readln(diem);

until (0<=diem) and (diem<=10);

if diem<5 then writeln('Xep loai yeu')

else if (5<=diem) and (diem<6.5) then writeln('Xep loai trung binh')

else if (6.5<=diem) and (diem<8.0) then writeln('Xep loai kha')

else writeln('Xep loai gioi');

readln;

end.

Câu 49: Muốn xóa một bảng, ta chọn tên bảng cần xóa trong trang bảng rồi thực hiện:

A. Nhấn phím Delete.

B. Nháy nút .

C. Edit → Delete.

D. A hoặc B hoặc C.

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Câu 50: Khi tạo cấu trúc bảng, tên trường được nhập vào cột.

A. Field name.      

B. Data type

C. Field size     

D. Format

Lời giải:

Đáp án đúng: A

1 798 02/07/2023


Xem thêm các chương trình khác: