Vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 9 Cánh diều

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông Ngữ văn lớp 9 sách Cánh diều đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 785 29/05/2024


Tác giả tác phẩm: Vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông

- Ngữ văn 9

I. Tìm hiểu văn bản Vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông

1. Thể loại

- Tác phẩm Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông thuộc thể loại: văn bản thông tin.

2. Xuất xứ

- Theo dulichviet.net.vn, 09-12-2018.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: thuyết minh.

4. Bố cục đoạn trích

- Phần 1: Giới thiệu chung về vườn quốc gia Tràm Chim.

- Phần 2: Giới thiệu về loài sếu đầu đỏ.

- Phần 3: Hiện tượng sếu xuất hiện và biến mất, sự bảo tồn đàn sếu ở Tràm Chim.

- Phần 4: Những đặc điểm sinh học và tập tính của sếu đầu đỏ ở Tràm Chim.

- Phần 5: Nhận xét khái quát về giá trị của sếu đầu đỏ và sự bảo tồn loài sếu này ở Tràm Chim.

5. Giá trị nội dung

- Văn bản Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông giới thiệu cho người đọc cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, thanh bình của Tràm Chim. Đặc biệt, văn bản giúp chúng ta biết thêm được những thông tin lí thú về loài sếu cổ trụi đầu đỏ quý hiếm.

6. Giá trị nghệ thuật

- Lập luận logic, dẫn chứng thuyết phục.

II. Tìm hiểu chi tiết văn bản Vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông

1. Vườn quốc gia Tràm Chim

- Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc huyện Tam nông – tỉnh Đồng Tháp, là khu rừng có nhiều chim sinh sống.

- Vườn quốc gia Tràm Chim có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, thanh bình, thu hút nhiều du khách.

- Thực vật: có những đám rừng lau, sậy, sen, súng, lúa ma, lác, năng,…

- Động vật bò sát như trăn, rắn, lươn, rùa.

- Các loại cá đồng.

- Nhiều loài chim nước, cò, vịt trời, diệc, cồng cộc…

- Nhiều loài chim sếu, đặc biệt có nhiều sếu cổ trụi đầu đỏ quý hiếm.

2. Loài sếu đầu đỏ

- Sếu đầu đỏ được tập trung nói nhiều vì loài này có nhiều ở Tràm Chim, là loài biểu trưng cho Tràm Chim này.

- Sự biến mất của loài sếu là do sự di dân ồ ạt của con người và chiến tranh kéo dài làm cho hệ sinh thái thay đổi.

- Sếu xuất hiện trở lại Tam Nông vì Tam Nông là vùng đất tự nhiên đảm bảo được sự cân bằng sinh thái cho loài sếu sinh sống.

- Sếu đầu đó màu lông xám nhạt, phơn phớt xanh màu ngọc trai, đầu và một phần cổ trụi lông, da đỏ sẫm.

- Sếu cao từ 1,5 đến 1,6 mét, lúc trưởng thành có thể nặng từ 10 đến 15 ki- lô-gam.

- Sếu đầu đỏ là “sứ thần của môi sinh”, là “nhà quý tộc đáng yêu trong các loài chim”.

- Đàn sếu xuất hiện ở Tràm Chim như một minh chứng cho sự cân bằng sinh thái tự nhiên ở khu vực này.

- Sự quý hiếm của sếu đầu đỏ đã thu hút khách du lịch đến tham quan tại Tràm Chim.

1 785 29/05/2024