Phân tích bài “Khóc Dương Khuê” - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 9 - Cánh diều

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Phân tích bài “Khóc Dương Khuê” Ngữ văn lớp 9 sách Cánh diều đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 87 27/11/2024


Tác giả tác phẩm: Phân tích bài “Khóc Dương Khuê” - Ngữ văn 9

I. Tác giả Hoàng Hữu Yên

- Hoàng Hữu Yên (1927 – 2011), quê ở Nghệ An.

- Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Văn khoa Hà Nội khoá I (1953-1956), nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Văn học, trường đại học Tổng hợp Hà Nội.

II. Tìm hiểu văn bản Phân tích bài “Khóc Dương Khuê”

1. Thể loại

- Tác phẩm Phân tích bài “Khóc Dương Khuê”thuộc thể loại: nghị luận văn học.

2. Xuất xứ

- In trong Giảng văn văn học Việt Nam hiện đại, NXB Đại học Giáo dục, 2001.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: nghị luận.

4. Bố cục Phân tích bài “Khóc Dương Khuê”

- Phần 1 (trong nhiều mối quan hệ … ông đã viết một áng thơ khóc bạn): Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

- Phần 2 (tiếp … chân thành về tình bạn): Triển khai vấn đề về nghị luận.

- Phần 3 (còn lại): Tổng kết vấn đề nghị luận.

5. Tóm tắt Phân tích bài “Khóc Dương Khuê”

Văn bản Phân tích bài “Khóc Dương Khuê” giúp cho người đọc hiểu thêm về cách triển khai ý thơ của Dương Khuê về người bạn của mình. Ông đưa ra quan điểm về tình bạn, đó là sự lấp lánh bất chấp sự thay đổi của thời thế và cảnh ngộ riêng.

6. Giá trị nội dung

- Văn bản bàn luận về tình bạn cao đẹp bất chấp thời thế của Dương Khuê và Nguyễn Khuyến thông qua bài thơ Khóc Dương Khuê. Qua đó ca ngợi bài thơ là một tuyệt tác viết về tình bạn vĩnh cửu trong nền văn học nước nhà.

7. Giá trị nghệ thuật

- Lập luận rõ ràng, mạch lạc.

- Lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.

- Sử dụng cách trình bày kết hợp nêu vấn đề khách quan và phát biểu ý kiến chủ quan.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Phân tích bài “Khóc Dương Khuê”

1. Mục đích của người viết

- Mục đích của văn bản Phân tích bài Khóc Dương Khuê: muốn ca ngợi bài thơ là một tuyệt tác viết về tình bạn vĩnh cửu trong nền văn học nước nhà.

Phân tích bài Khóc Dương Khuê - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Cánh diều

2. Cách triển khai luận đề, luận điểm và dẫn chứng

- Luận đề: Tình bạn lấp lánh bất chấp sự thay đổi của thời thế và cảnh ngộ riêng.

- Luận điểm 1: Tất cả nỗi đau mất bạn dường như dồn nén vào câu lục bát mở đầu này.

- Luận điểm 2: Với Nguyễn Khuyến, sau giây phút bình tĩnh lại, cả một quãng đời thanh xuân thơ mộng, êm đẹp đầy ắp kỉ niệm về tình bạn lần lượt hiện ra cụ thể, sinh động, sống dậy trong lòng và trước mắt tác giả cũng như độc giả.

- Luận điểm 3: Với mạch cảm xúc ấy, tác giả đưa chúng ta về những ấn tượng mới khó quên trong lần gặp gỡ cuối cùng của ông với bạn cố tri Dương Khuê.

- Luận điểm 4: Phần còn lại gồm mười sáu câu là phần quan trọng của tác phẩm Khóc Dương Khuê, diễn tả nỗi đau không còn bạn nữa!

- Luận điểm 5: Mấy câu kết của đoạn này làm hiện lên hình tượng nỗi đau khôn tả, tiếng khóc không nước mắt, nỗi đau dường như đã dồn cả vào lòng.

=> Các luận điểm có làm sáng tỏ được luận đề vì những luận điểm trên đã được tác giả triển khai rất chi tiết và rõ ràng.

- Nêu vấn đề khách quan:

+ Trước ông, Phạm Thái chẳng đã viết văn tế Trương Đăng Thụ và sau ông, Phan Bội Châu cũng viết văn tế Phan Châu Trinh.

+ Nỗi đau mất bận hiện ra dưới nhiều cung bậc: lúc bộc phát, lục ngậm ngùi nuối tiếc, lúc lắng đọng thấm sâu, chi phối tuổi già của tác giả.

- Phát biểu ý kiến chủ quan:

+ Tiếc thay đó lại là sự thật nghiệt ngã!

+ Kì tái ngộ quý hóa biết dường nào!

+ Đúng là nỗi mừng biết lấy chi cân?

IV. Dàn ý phân tích Phân tích bài “Khóc Dương Khuê”

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác phẩm văn học cần phân tích: Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến

2. Thân bài:

a. Nêu hoàn cảnh sáng tác, chủ đề và nguồn cảm xúc cho tác giả viết nên bài thơ này:

- Hoàn cảnh sáng tác: sau khi người bạn tri kỉ của Nguyễn Khuyến là Dương khuê qua đời

- Nguồn cảm xúc của tác giả: sự bất ngờ, đau buồn trước sự ra đi của người bạn tri kỉ

- Chủ đề chính của bài thơ: thể hiện tâm trạng đau đớn, xót xa, mất mát vô cùng của Nguyễn Khuyến trước sự ra đi của Dương Khuê

b. Phân tích các yếu tố hình thức và tác dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung bài thơ (trọng tâm):

- Phần 1: Thể hiện trực tiếp nỗi bàng hoàng, đau xót khôn cùng khi hay tin bạn vừa qua đời:

+ Sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh “thôi đã thôi rồi” để không nhắc trực tiếp đến sự ra đi của bạn, nhằm giảm bớt sự đau thương

+ Sử dụng từ ngữ “nước mây” để diễn rat sự to lớn, mênh mông của nỗi đau mất bạn của tác giả

+ Sử dụng đại từ xưng hô “tôi” - “bác” để thể hiện sự kính trọng với người đã khuất

- Phần 2: Gợi nhắc lại những kỉ niệm với người bạn thân trong quá khứ, từ khi vừa đỗ đạt, đến lúc cùng vào triều làm quan, cùng dạo chơi khắp chốn, cùng đương đầu với khó khăn, rồi cùng nhau về hưu

→ Sắp xếp theo trình tự thời gian từ lúc còn trẻ đến khi về già như một thước phim ngắn

- Phần 3:

+ Khắc họa trực tiếp nỗi đau của Nguyễn Khuyến sau khi nghe tin bạn mất: bất ngờ đến hoảng hốt “chân tay rụng rời”

+ Khắc họa sự lạc lõng đến chua xót khi không còn bạn nữa:

cuộc sống trở nên trống vắng, tẻ nhạt, không còn niềm vui nào nữa (không mua rượu, không viết thơ…)

sử dụng điển cố “giường treo”, “đàn kia” để nói về những đồ vật vô tri cũng cảm nhận được nỗi buồn mà trở nên ngẩn ngơ, hững hờ

+ Cố gắng tự kìm nén nỗi đau, tự an ủi bản thân trước sự ra đi của bạn, dù trong lòng nước mắt chan chứa

3. Kết bài:

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

- Nêu cảm nhận, cảm nghĩ của em về bài thơ

1 87 27/11/2024