Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 14, 15, 16, 17, 18 Bài 22: Chuyện cây, chuyện người – Cánh diều

Với giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 Bài 22: Chuyện cây, chuyện người trang 14, 15, 16, 17, 18 Cánh diều sẽ giúp học sinh làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 dễ dàng hơn.

1 605 lượt xem
Tải về


Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 Bài 22: Chuyện cây, chuyện người

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 14 Đọc 

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 14 Bài đọc 1: Mùa lúa chín

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 14 Câu hỏi và bài tập Đọc hiểu 

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 14 Câu 1: Ở khổ thơ 1, đồng lúa chín được so sánh với những gì?

a) Với một biển vàng, với tơ kén.

b) Với đàn chim ri đá.

Trả lời:

Khoanh vào đáp án a) Với một biển vàng, với tơ kén.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 14 Câu 2: Tìm một hình ảnh đẹp ở khổ thơ 2.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 14, 15, 16, 17, 18 Bài 22: Chuyện cây, chuyện người – Cánh diều (ảnh 1)

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 14 Câu 3: Những câu thơ nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 14, 15, 16, 17, 18 Bài 22: Chuyện cây, chuyện người – Cánh diều (ảnh 1)

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 14 Câu 4: Gạch chân những từ ngữ nào ở khổ thơ cuối thể hiện niềm vui của bạn nhỏ khi đi giữa đồng lúa chín?

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 14, 15, 16, 17, 18 Bài 22: Chuyện cây, chuyện người – Cánh diều (ảnh 1)

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 15 Câu hỏi và bài tập Luyện tập

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 15 Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào các nhóm thích hợp: thóc, gặt, cấy, gạo, cánh đồng, đập, gánh, nương, rẫy.

a) Từ chỉ nơi trồng lúa.

b) Từ chỉ hoạt động liên quan đến cây lúa.

c) Từ ngữ chỉ sản phẩm từ cây lúa.

Trả lời:

Các từ ngữ được chia vào nhóm thích hợp sau:

a) Từ ngữ chỉ nơi trồng lúa: cánh đồng, nương, rẫy.

b) Từ ngữ chỉ hoạt động kiên quan đến cây lúa: gặt, cấy, đập, gánh.

c) Từ ngữ chỉ sản phẩm từ cây lúa: thóc, gạo.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 15 Câu 2: Đặt câu với một trong các từ ngữ trên.

Trả lời:

+ Cánh đồng lúa rộng mênh mông/ Trên cánh đồng, người dân tấp nập cày cấy.

+ Bác nông dân cấy lúa/ Cô chú tôi đang đập lúa trên sân/ Mẹ em gánh thóc về làng/ Trên nương những bác nông dân đang trồng ngô

+ Hạt thóc chắc, mẩy, vàng ươm/ Hạt gạo nuôi sống con người.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 15 Bài đọc 2: Chiếc rễ đa tròn

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 15 Câu hỏi và bài tập Đọc hiểu

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 15 Câu 1: Khi thấy chiếc dễ đa nằm trên mặt đất, Bác Hồ đã nói gì với chú cần vụ?

Trả lời:

Bác nói với chú cần vụ: “Chú cuốn rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé!” khi thấy chiếc rễ đa. 

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 15 Câu 2: Vì sao Bác Hồ phải hướng dẫn chú cần vụ trồng lại chiếc rễ đa?

Trả lời:

Vì Bác muốn chiếc rễ đa sẽ trở thành một cây đa mọc vòng tròn, sau này làm chỗ chơi cho thiếu nhi.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 15 Câu 3: Về sau, chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa như thế nào?

Trả lời:

Chiếc rễ đa ấy sau này đã trở thành một cây đa có vòng lá tròn. 

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 15 Câu 4: Các bạn nhỏ vào thăm vườn Bác thích chơi ….. bên cây đa ấy. 

Trả lời:

Các bạn nhỏ vào thăm vườn Bác thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá tròn bên cây đa ấy. 

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 16 Câu hỏi và bài tập Luyện tập

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 16 Câu 1: Viết lại cách trồng chiếc rễ đa theo lời hướng dẫn của Bác Hồ:

a) Cuộn chiếc rễ đa...

b) Đóng hai cái cọc xuống đất...

c) Buộc...

d) Vùi...

Trả lời:

a. Cuộn chiếc rễ đa thành một vòng tròn.

b. Đóng hai cái cọc xuống đất.

c. Buộc rễ đa tựa vào hai cái cọc.

d. Vùi hai đầu rễ xuống đất.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 16 Câu 2: Gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào?

a) Sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn.

b) Nhiều năm sau, chiếc rễ đa thành một cây đa con.

c) Lúc đó, mọi người mới hiểu ý của Bác Hồ.

Trả lời:

Câu

Bộ phận trả lời câu hỏi “Khi nào?”

a) Sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn.

Sau khi tập thể dục

b) Nhiều năm sau, chiếc rễ đa thành một cây đa con.

Nhiều năm sau

c) Lúc đó, mọi người mới hiểu ý của Bác Hồ.

Lúc đó

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 16 Bài viết 2:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 16 Câu 2: Dựa vào những điều vừa nói, hãy viết 4 - 5 câu về hoạt động của các bạn nhỏ trong bức tranh mà em thích.

Trả lời:

Tôi thích bức tranh bạn nữ bắt sâu bảo vệ cây rau. Bạn ăn mặc rất gọn gàng hợp vệ sinh: chân đi ủng, tay đeo găng, tóc buộc gọn. Vẻ mặt bạn rất tươi vui. Những cây rau xanh tươi được bạn chăm sóc có vẻ rất hớn hở. Tôi đặt tên cho bức tranh là “Người bạn của cây xanh.”

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 17 Góc sáng tạo

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 17 Câu hỏi: Hãy viết lại những điều em đã ghi chép hằng ngày về hạt đỗ nảy mầm, hoặc viết 4-5 dòng thơ tặng hạt đỗ nảy mầm

Trả lời:

Giới thiệu về bài thơ của mình:

Hạt đỗ ơi

Mau lớn nhé

Dưới bình minh

Và tươi mát

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 18 Tự đánh giá

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 18 Câu hỏi: Sau bài 21 và 22, em đã biết thêm những điều gì, đã làm thêm được những gì? Hãy tự đánh giá

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 14, 15, 16, 17, 18 Bài 22: Chuyện cây, chuyện người – Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Em đánh giá theo những gì đã làm được và chưa làm được.

Xem thêm các bài giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 18, 19, 20, 21 Bài 23: Thế giới loài chim

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 22, 23, 24, 25, 26 Bài 24: Những người bạn nhỏ

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 26, 27, 28, 29 Bài 25: Thế giới rừng xanh

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 30, 31, 32, 33, 34, 35 Bài 26: Muôn loài sống chung

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 35, 36, 37, 38, 39 Bài 27: Ôn tập giữa học kì 2

1 605 lượt xem
Tải về