Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng (12 mẫu) SIÊU HAY

Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng gồm 12 đoạn văn mẫu hay nhất được tuyển chọn từ các đoạn văn hay của học sinh lớp 7 trên cả nước. Mời các bạn đón xem:

1 4,692 06/12/2022


Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản "Người đàn ông cô độc giữa rừng"

Dàn ý: Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng

- Mở đoạn: Giới thiệu về văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng”

- Thân đoạn: Nêu lên những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản

+ Hình tượng con người Nam Bộ hồn hậu, chất phác

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc.

+ Sử dụng ngôi kể linh hoạt.

+ Ngòi bút miêu tả thiên nhiên chân thực

- Kết đoạn: Cảm nhận của em về văn bản.

Bài giảng Ngữ Văn 7 Người Đàn ông cô độc giữa rừng - Cánh diều

Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng (Mẫu 1)

Chỉ bằng một cuộc chuyện trò, tác giả đã khắc họa được những nét đẹp tiêu biểu cho màu sắc thiên nhiên và con người Nam Bộ trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng”. Hình tượng con người Nam Bộ hồn hậu, chất phác, thật thà hồn nhiên được tác giả thể hiện rõ nét qua hình ảnh nhân vật, tiêu biểu là nhân vật chú Võ Tòng. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc kết hợp với việc sử dụng ngôi kể linh hoạt khiến câu chuyện trở nên gần gũi, thân thuộc và khách quan hơn với người đọc. Thiên nhiên qua ngòi bút miêu tả chân thực của nhà văn cũng hiện lên xanh tươi đậm chất sông nước miền Nam khiến người đọc không khỏi ngạc nhiên, yêu thích và nhớ nhung.

TOP 10 mẫu Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng hay nhất (ảnh 1)

Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng (Mẫu 2)

Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” là một trong những đoạn văn tiêu biểu trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam. Văn bản sử dụng ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ, thông qua đó người đọc hình dung được phong cảnh thiên nhiên cũng như thói quen sinh hoạt của người dân Nam Bộ. Đoàn Giỏi đã khắc họa thành công nhân vật của mình thông qua việc miêu tả kết hợp kể về hình dáng, lời nói, hành động của nhân vật. Chính những điều đó mà nhân vật của ông mang đậm chất Nam Bộ. Bên cạnh đó, bằng việc thay đổi linh hoạt ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba, nhân vật hiện lên dưới ngòi bút của tác giả rõ nét, trung thực và khách quan hơn.

Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng (Mẫu 3)

Người đàn ông cô độc giữa rừng là một đoạn trích tiêu biểu cho màu sắc thiên nhiên và con người Nam Bộ. Chỉ bằng một cuộc chuyện trò nho nhỏ và qua hình ảnh nhân vật tiêu biểu là chú Võ Tòng, nhà văn Đoàn Giỏi đã khắc họa rõ nét hình tượng con người Nam Bộ hồn hậu chất phác, thật thà hồn nhiên. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc đi với việc sử dụng ngôi kể linh hoạt khiến câu chuyện thêm khách quan, gần gũi với người đọc. Thiên nhiên qua ngòi bút miêu tả chân thực của nhà văn cũng hiện lên xanh tươi đậm chất sông nước miền Nam khiến người đọc không khỏi yêu mến, nhớ nhung.

TOP 10 mẫu Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng hay nhất (ảnh 1)

Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng (Mẫu 4)

Văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng là đoạn trích trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà vằn Đoàn Giỏi. Văn bản đã thành công trong việc miêu tả nhân vật Võ Tòng bằng cách sử dụng nhiều ngôi kể và những tình tiết đặc sắc. Đó là ngôi kể thứ nhất xưng "tôi" của nhân vật An, và ngôi kể thứ ba của người kể chuyện. Cách kể này cho người đọc một cái nhìn đa chiều về Võ Tòng. Trong mắt cậu bé An, chú Võ Tòng là người cởi mở, phóng khoáng, vui tính. Trong mắt người kể chuyện và người dân, Võ Tòng là một người gan dạ, có phần ngang tàng, liều lĩnh nhưng vô cùng tốt bụng và đáng quý. Đoàn Giỏi cũng đã thành công trong việc thể hiện đặc trưng Nam Bộ bằng cách miêu tả tính cách nhân vật, quang cảnh thiên nhiên cùng giọng văn, từ ngữ đậm chất Nam Bộ.

Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng (Mẫu 5)

Về nội dung, đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” đã khắc họa vô cùng chân thực vẻ đẹp của thiên nhiên Nam Bộ. Cùng với đó, qua nhân vật Võ Tòng, Đoàn Giỏi đã cho thấy những tính cách tiêu biểu của con người nơi đây: hồn hậu, chất phác và trọng nghĩa tình. Còn về nghệ thuật, đoạn trích đã miêu tả thành công tâm lí nhân vật với việc sử dụng ngôi kể linh hoạt khiến câu chuyện thêm khách quan, gần gũi với người đọc. Thiên nhiên qua ngòi bút miêu tả chân thực của nhà văn cũng hiện lên xanh tươi đậm chất sông nước miền Nam khiến người đọc không khỏi yêu mến, nhớ nhung. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị và mang đậm chất Nam Bộ.

Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng (Mẫu 6)

Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” có những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Trước hết, về nội dung đoạn trích đã khắc họa vô cùng chân thực vẻ đẹp của thiên nhiên và tính cách của con người Nam Bộ. Thiên nhiên hiện lên với núi rừng hoang sơ, sông nước hữu tình. Còn tính cách của con người Nam Bộ thì chất phác, dũng cảm và trọng tình nghĩa. Tiếp đến là nghệ thuật, đoạn trích sử dụng ngôi kể một cách linh hoạt giúp câu chuyện thêm khách quan. Giọng điệu, ngôn ngữ mang đậm chất Nam Bộ.

Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng (Mẫu 7)

Đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi có nhiều nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Nhà văn đã miêu tả thành công nhân vật Võ Tòng bằng cách sử dụng sử dụng ngôi kể một cách linh hoạt (ngôi kể thứ nhất - cậu bé an, ngôi kể thứ ba). Cách kể này cho người đọc một cái nhìn đa chiều về Võ Tòng. Trong mắt cậu bé An, chú Võ Tòng là người cởi mở, phóng khoáng, vui tính. Trong mắt người kể chuyện và người dân, Võ Tòng là một người gan dạ, có phần ngang tàng, liều lĩnh nhưng vô cùng tốt bụng và đáng quý. Từ đó, người đọc thấy được phẩm chất của con người Nam Bộ: dũng cảm, chất phác. Cùng với đó, vẻ đẹp thiên nhiên của Nam Bộ cũng hiện lên với những cánh rừng hoang sơ, cảnh sông nước và con thuyền đặc trưng. Đoàn Giỏi cũng đã thành công trong việc thể hiện đặc trưng Nam Bộ bằng cách miêu tả tính cách nhân vật, quang cảnh thiên nhiên cùng giọng văn, từ ngữ đậm chất Nam Bộ.

Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng (Mẫu 8)

Đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” trích trong “Đất rừng phương Nam” có những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Về nội dung, đoạn trích kể về Võ Tòng - một nhân vật mang những nét tính cách đại diện cho con người Nam Bộ: hồn hậu, chất phác và trọng nghĩa tình. Không chỉ vậy, truyện còn khắc họa được những nét đặc trưng của thiên nhiên Nam Bộ với khung cảnh núi rừng, sông nước hoang sơ, kì vĩ. Về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng linh hoạt ngôi kể (thứ nhất - lời kể của An, thứ ba) giúp cho tác phẩm hiện lên khách quan, chân thực hơn. Cùng với đó, ngôn ngữ mang đậm màu sắc Nam bộ với những từ ngữ địa phương cũng góp phần làm nên đặc sắc của văn bản.

Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng (Mẫu 9)

Nhà văn Đoàn Giỏi đã khắc họa được những nét đẹp tiêu biểu cho màu sắc thiên nhiên và con người Nam Bộ qua đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng”. Trước tiên, hình tượng con người Nam Bộ với những nét tính cách đặc trưng như hồn hậu, chất phác, thật thà được thể hiện rõ nét qua các nhân vật, tiêu biểu là nhân vật Võ Tòng. Cùng với đó, bức tranh thiên nhiên cũng được hiện lên đậm chất sông nước miền Nam khiến người đọc cảm thấy yêu thích, say mê. Tiếp đến, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc kết hợp với việc sử dụng ngôi kể linh hoạt khiến câu chuyện trở nên gần gũi, thân thuộc và khách quan hơn với người đọc. Nhân vật Võ Tòng được khắc họa dưới nhiều góc nhìn khác nhau hơn, hiện lên một cách toàn diện hơn. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị với việc sử dụng nhiều từ ngữ địa phương kết hợp với giọng văn nhẹ nhàng càng làm tăng thêm màu sắc Nam Bộ trong tác phẩm.

Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng (Mẫu 10)

Người đàn ông cô độc giữa rừng là một đoạn trích tiêu biểu cho màu sắc thiên nhiên và con người Nam Bộ. Chỉ bằng một cuộc chuyện trò nho nhỏ và qua hình ảnh nhân vật tiêu biểu là chú Võ Tòng, nhà văn Đoàn Giỏi đã khắc họa rõ nét hình tượng con người Nam Bộ hồn hậu chất phác, thật thà hồn nhiên. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc đi với việc sử dụng ngôi kể linh hoạt khiến câu chuyện thêm khách quan, gần gũi với người đọc. Thiên nhiên qua ngòi bút miêu tả chân thực của nhà văn cũng hiện lên xanh tươi đậm chất sông nước miền Nam khiến người đọc không khỏi yêu mến, nhớ nhung.

Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng (Mẫu 11)

      Người đàn ông cô độc giữa rừng là một đoạn trích tiêu biểu cho màu sắc thiên nhiên và con người Nam Bộ. Chỉ bằng một cuộc chuyện trò nho nhỏ và qua hình ảnh nhân vật tiêu biểu là chú Võ Tòng, nhà văn Đoàn Giỏi đã khắc họa rõ nét hình tượng con người Nam Bộ hồn hậu chất phác, thật thà hồn nhiên. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc đi với việc sử dụng ngôi kể linh hoạt khiến câu chuyện thêm khách quan, gần gũi với người đọc. Thiên nhiên qua ngòi bút miêu tả chân thực của nhà văn cũng hiện lên xanh tươi đậm chất sông nước miền Nam khiến người đọc không khỏi yêu mến, nhớ nhung.

Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng (Mẫu 12)

Văn bản “ Người đàn ông cô độc giữa rừng” kể về cuộc gặp gỡ của tía con An và chú Võ Tòng, cuộc gặp gỡ ấy tuy ngắn gủi nhưng đã cho người đọc thấy được tính cách, tinh thần kiên cường, dũng cảm của những con người trong thời kì đất nước bị xâm chiếm. Về nghệ thuật, kết hợp ngôi kể thứ nhất với ngôi kể thứ ba làm cho ngôi kể thứ nhất giúp thể hiện rõ suy nghĩ, tình cảm của nhân vật, qua đó ta hiểu rõ nhân vật hơn. Tuy nhiên ở đây, khi kể lại lai lịch, xuất thân của chú Võ Tòng, tác giả đã kết hợp ngôi thứ ba để kể chuyện. Ngôi thứ ba giúp chúng ta hình dung được lai lịch của chú Võ Tòng, làm câu chuyện logic hơn. Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ, cách miêu tả phong cảnh, tính cách, nếp sống sinh hoạt của người Nam Bộ giúp người đọc hình dung ra được mảnh đất Nam Bộ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Trong truyện Buổi học cuối cùng, em thích nhất nhân vật hoặc chi tiết, hình ảnh nào

Viết một đoạn văn trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương

Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em trước sự việc Xi-mông đột ngột đề nghị

Quan sát người thân trong gia đình của mình qua năm tháng, em thấy họ có những thay đổi

Nêu cảm nhận của em về các câu thơ Giấy đỏ buồn không thắm / Mực đọng trong nghiên sầu

1 4,692 06/12/2022


Xem thêm các chương trình khác: