Soạn bài Buổi học cuối cùng trang 21 (Cánh diều)

Với soạn bài Buổi học cuối cùng Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 33,958 27/10/2022
Tải về


Soạn bài Buổi học cuối cùng

Bài giảng Soạn văn Soạn bài Buổi học cuối cùng

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Đọc trước truyện “Buổi học cuối cùng”, tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn An-phông-xơ Đô-đê. 

- Đọc thông tin để hiểu bối cảnh của truyện.

Trả lời:

- Tác giả: An – phông –xơ Đô – đê (1840-1897)

+ Là nhà văn hiện thực lỗi lạc của nước Pháp nửa cuối thế ki XIX

+ Tác giả của nhiều tập truyện nổi tiếng.

+ Văn chương của ông nhẹ nhàng, trong sang, diễn tả cảm động những nỗi đau và tình thương, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước.

+ Ông là tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng: Một thời niên thiếu, những cuộc phiêu lưu kì diệu của Tactaranh ở Taraxcong,…

- Bối cảnh của truyện:Truyện được lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ những năm 1870 -1871, nước Pháp thua trận phải cắt vùng An – dát và Lo – ren (2 vùng tiếp giáp với Phổ) cho Phổ. Các trường ở đây buộc phải chuyển sang học tiếng Đức. Truyện viết về các bạn học sinh vùng An – dát trong buổi học cuối cùng học tiếng Pháp.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính Buổi học cuối cùng:

- Văn bản “Buổi học cuối cùng” kể về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp của một trường làng thuộc vùng An – dát.

Soạn bài Buổi học cuối cùng Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1 (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)Chú ý người kể ngôi thứ nhất và tác dụng của ngôi kể này. 

Trả lời:

- Ngôi kể: người kể chuyện ngôi thứ nhất ( là một cậu bé tên Phrăng).

- Tác dụng: Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất làm tăng tính chân thực của câu chuyện. Vì nhân vật trong truyện là người trong cuộc, trực tiếp chứng kiến từ đầu đến cuối. Tâm trạng của Phrăng qua đó cũng được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc. Câu chuyện về “buổi học cuối cùng” càng thêm ý nghĩa hơn.

Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)Từ sự khác thường của buổi học, dự đoán về sự kiện xảy ra.  

Trả lời:

- Sự khác lạ quang cảnh ở trường.

+ Mọi sự bình lặng như một buổi sáng chủ nhật.

Tất cả sự khác thường báo hiệu một điều bất thường, một biến cố trọng đại sắp xảy ra.

Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)Chú ý không khí lớp học, cách ăn mặc và thái độ khác thường của thầy Ha-men. 

Trả lời:

- Không khí lớp học có cái gì đó khác thường, trang trọng. Thành phần tham dự lớp học cũng khác: có cả những người dân làng, ai nấy đều có vẻ buồn rầu, thầy Ha – men ăn mặc trang trọng hơn mọi ngày: mặc chiếc áo ranh đơ gốt màu xanh, diềm lá sen, gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dung trong những hôm thanh tra hoặc phát phần thưởng.

- Thái độ của thầy Ha – men cũng khác: Phrang đi trễ nhưng thầy vẫn nhẹ nhàng nhắc nhở cậu bé vào chỗ. Giọng nói của thầy vô cùng xúc động và trang nghiêm. Thầy bước lên bục giảng với giọng nói dịu dàng và trang nghiêm.

Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)Chú ý sự đối lập trong cảm nhận của Phrăng về những cuốn sách.  

Trả lời:

- Nếu là trước đây thì cậu bé Phrang thấy chán ngán, nặng nề. Còn bây giờ thì những quyển ngữ pháp, thánh sử dường như trở thành người bạn cố tri, và sẽ rất đau lòng khi cậu phải giã từ.

Câu 5 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)Tại sao thầy Ha-men lại nói: “…con bị trừng phạt thế là đủ rồi…” 

Trả lời:

- Phrăng bị trừng phạt thế là đủ rồi bởi khi còn được học tiếng Pháp cậu còn ham chơi, và đến ngày hôm nay khi chuẩn bị mất đi tiếng nói của dân tộc mình cậu cảm thấy ân hận. Nhưng cậu chí ít vẫn chưa phải là người đáng tội nhất.

Câu 6 (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)Em có suy nghĩ gì về những dòng chữ in đậm: “khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”.

Trả lời:

- Giữ được tiếng nói tức là giữ được linh hồn của dân tộc, không để kẻ địch đồng hóa, đó là vũ khí tốt nhất khi chưa thể đánh đuổi quân thù.

Câu 7 (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)Băn khoăn của cậu bé Phrăng: “Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ?” gợi cho em liên tưởng gì? 

Trả lời:

- “Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ?” Băn khoăn của cậu bé Phrăng hay cũng chính là băn khoăn của những người dân bị mất nước. Liệu ngày mai đây khi tất cả mọi người dân Pháp đều phải học tiếng Đức thì tiếng Pháp của họ có bị mai một. Nếu những người dân Pháp không đứng lên đấu tranh thì tất yếu đất nước cũng rơi vào diệt vong.

Câu 8 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)Chú ý hình dáng, vẻ mặt của thầy Ha-men khi viết dòng chữ cuối cùng ở phần 5. 

Trả lời:

- Thầy Ha – men khi viết dòng chữ cuối cùng:

+ Người tái nhợt, nghẹn ngào

+ Thầy dường như kiệt sức

+ Dằn mạnh và cố viết thật to dòng chữ “Nước Pháp muôn năm”

+ Đứng im dựa đầu vào tường

Thể hiện sự đau đớn dữ dội về mặt tinh thần.

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nêu cách hiểu của em về nhan đề Buổi học cuối cùng. Người kể lại câu chuyện là ai? Chỉ ra tác dụng của ngôi kể này.

Trả lời:

- Nhan đề “Buổi học cuối cùng”: Gợi lên sự tiếc nuối, xót xa. Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp cũng là buổi học của một dân tộc bị mất nước, mất quyền được học tiếng nói của dân tộc mình

- Ngôi kể: người kể chuyện ngôi thứ nhất, cậu bé tên Phrăng

- Tác dụng: Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất làm tăng tính chân thực của câu chuyện. Vì nhân vật trong truyện là người trong cuộc, trực tiếp chứng kiến từ đầu đến cuối. Tâm trạng của Phrăng qua đó cũng được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc. Câu chuyện về “buổi học cuối cùng” càng thêm ý nghĩa hơn.

Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Đặc điểm tính cách nhân vật thầy Ha-men được nhà văn khắc hoạ từ những phương diện nào? Hãy nêu ra một số biểu hiện cụ thể trong văn bản.

Trả lời:

- Đặc điểm tính cách nhân vật thầy giáo Ha – men.

* Trang phục:

+ Thầy đã từng hơn 40 năm gắn bó với nghề.

+ Mặc chiếc áo rơ – đanh - gốt.

+ Đội mũ bằng lụa đen

 Trang phục rất trang trọng mà thầy chỉ mặc vào những ngày đại lễ thể hiện ý nghĩa vô cùng quan trọng của buổi học cuối cùng

* Thái độ với học sinh:

+ Rất mực ân cần, diu dàng, không quở trách như mọi ngày khi Phrang đến muộn “Phrang vào chỗ nhanh lên con, lớp học bắt đầu mà lại vắng mất con”, “các con ơi đây là lần cuối cùng thầy dạy các con”

+ Nhiệt tình truyền giảng bằng cả tâm huyết của mình ‘ thầy chuẩn bị cho ngày hôm đó những tờ mẫu mới tinh, trên có viết chữ rông rất đẹp”

+ Thầy giảng bài say sưa

* Những lời nói về việc học tiếng Pháp: “khi một dân tộc…. chìa khóa chốn lao tù” → nhắc nhở mọi người hãy giữ lấy tiếng nói dân tộc.

* Hành động cử chỉ của thầy giáo lúc buổi học kết thúc:

+ Thầy dường như kiệt sức “ người tái nhợt, giọng nghẹn ngào”

+ Dằn mạnh và cố viết thật to dòng chữ “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

+ Đứng im dựa đầu vào tường.

Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Phân tích một số chi tiết cụ thể trong suy nghĩ, cách nhìn nhận về thầy Ha-men và thái độ đối với việc học tiếng Pháp) để làm rõ diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong buổi học cuối cùng”.

Trả lời: 

- Cậu bé Phrang trong “buổi học cuối cùng” đã có những suy nghĩ, cách nhìn nhận về thầy giáo và thái độ với việc học tiếng Pháp:

- Đầu tiên cậu ngạc nhiên vì:

+ Sự im lặng của lớp học “mọi sự đều bình lặng y như một buổi sang chủ nhật”

+ Vì thành phần tham dự của lớp học “ dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi”, sự tham dự của những cụ già trong làng khiến Phrăng ngạc nhiên hơn cả.

+ Cậu bé còn ngạc nhiên vì sao hôm nay thầy lại ăn mặc trang trọng và dịu dàng với mình, không hề trách mắng ngay cả khi Phrang đi học muộn

- Khi biết được đây là “buổi học cuối cùng” thì cậu choáng váng sau đó là tiếc nuối, ân hận vì:

+ Chẳng bao giờ còn được học tiếng Pháp nữa.

+ Tiếc thời gian ham chơi trước đây.

+ Trào dâng tình cảm quyến luyến với những quyển sách tiếng Pháp.

- Và Phrăng đã xấu hổ, tự giận mình vì thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học và không học thuộc bài trong giờ phút thiêng liêng ấy “lòng rầu rĩ không dám ngẩng đầu lên”

- Kinh ngạc vì sao hôm nay mình lại hiểu bài đến thế “tất cả những điều thầy nói tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng”

- “Tôi” đã rất tự hào và khâm phục vê thầy giáo “Chưa bào giờ tôi thấy thầy lớn lao đến thế”.

Câu 4 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Đọc phần 5 của văn bản Buổi học cuối cùng, liệt kê các chi tiết miêu tả thầy Ha-men (về hành động, ngôn ngữ, ngoại hình). Các chi tiết này đã giúp tác giả khắc hoạ được tâm trạng gì của thầy Ha-men?

Trả lời:

- Thể hiện sự đau đớn về mặt tinh thần của thầy giáo trước giây phút tiếng nói dân tộc sắp bị mất đi. Hành động khi viết lên bảng dòng chữ “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM” thầy đã thắp lên ngọn lửa yêu nước trong tim những người dân Pháp.

Câu 5 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Câu chuyện đã gợi lên trong em những suy nghĩ và tình cảm như thế nào? Em rút ra bài học gì cho bản thân sau khi học xong truyện?

Trả lời:

- Câu chuyện đã bồi đắp thêm cho em lòng yêu nước, yêu tiếng nói của dân tộc mình.

- Một lời nhắc nhở nhẹ nhàng hãy biết yêu quý tiếng nói dân tộc mình, yêu tiếng nói dân tộc cũng là yêu nước vì tiếng nói là tài sản quý báu của mỗi dân tộc, thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc. Đó là bài học em rút ra được sau khi học xong truyện.

Câu 6 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong truyện "Buổi học cuối cùng", em thích nhất nhân vật hoặc chi tiết, hình ảnh nào? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng), giải thích lí do vì sao em thích.

Đoạn văn tham khảo

- Sau khi đọc xong truyện ngắn “ Buổi học cuối cùng” của nhà văn An – phông – xơ Đô – đê, nhân vật Phrang đã để lại cho em nhều ân tượng nhất. Trước hết, ta thấy Phrang là một cậu bé ham chơi, thường xuyên trốn học. Tuy nhiên cậu cũng là một người khá sâu sắc, sống có tâm hồn khi cảm nhận được những điều khác lạ đang diễn ra xung quanh mình từ quang cảnh con đường đến trường, lớp học, và cả thái độ của mọi người đặc biệt là thái độ của thầy giáo Ha- men.Và hơn hết cậu đã có sự thức tỉnh đáng quý trong buổi học cuối cùng: đó là lòng yêu tiếng Pháp, yêu dân tộc Pháp.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 13, 14

Soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 26

Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ

Soạn bài Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống

Soạn bài Bố của Xi-mông

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 42

1 33,958 27/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: