Soạn bài Hội thi thổi cơm trang 106 (Cánh diều)

Với soạn bài Hội thi thổi cơm Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 13689 lượt xem
Tải về


Soạn bài Hội thi thổi cơm

Bài giảng Soạn văn lớp 7 Tập 1 Soạn bài Hội thi thổi cơm

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

- Đọc trước văn bản Hội thi thổi cơm, tìm hiểu thêm thông tin (qua sách, báo, internet, thực tế,…) về các hội thi dân gian khác trong đời sống.

- Kể tên một số hội thi dân gian và hiện đại mà em biết. Tìm hiểu tại sao lại phải có quy tắc, luật lệ trong các hội thi, trò chơi

Trả lời:

- Một số hội thi dân gian khác trong đời sống: kéo co, đập niêu, chơi cờ người, hội thi sang tác thơ văn…

- Cần phải có quy tắc, luật lệ trong các hội thi, trò chơi vì để đảm bảo tính công bằng trong các trò chơi.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính Hội thi thổi cơm: Giới thiệu những luật lệ thú vị trong các cuộc thi nấu cơm ở nhiều địa phương khác nhau.

Soạn bài Hội thi thổi cơm | Hay nhất Soạn văn 7 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài 

Câu 1 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tại sao đoạn mở đầu được in đậm? Nội dung chính của đoạn này là gì?

Trả lời:

- Đoạn mở đầu được in đậm vì đó là sapo của bài viết đặ ở ngay dưới nhan đề nhằm thu hút người đọc.

- Nôi dung chính là giới thiệu về hội thi thổi cơm.

Câu 2 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Bức ảnh minh họa cho nội dung gì?

Soạn bài Hội thi thổi cơm | Hay nhất Soạn văn 7 Cánh diều

Trả lời:

Bức ảnh minh họa cho hội thi thổi cơm ở hội Thị Cấm ( Từ Liêm – Hà Nội)

Câu 3 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý các tiêu đề nhỏ được in đậm 

Trả lời:

Các tiêu đề nhỏ được in đậm giới thiệu về các địa phương có hội thi thổi cơm đặc sắc.

Câu 4 (trang 107 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý quy định trong mỗi bước

Trả lời:

Quy định trong mỗi bước của cuộc thi:

- Bước 1: thi làm gạo.

- Bước 2: tạo lửa và lấy nước.

- Bước 3: nấu cơm.

Câu 5 (trang 107 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý những điểm giống nhau và khác nhau của hội thi ở làng Chuông với các nơi khác.

Trả lời:

Những điểm giống nhau và khác nhau ở hội thi làng Chuông với các nơi khác:

- Giống nhau: đều gồm có 3 bước.

- Khác nhau: ở hội thi ở làng Chuông gồm có 2 cuộc thi dành cho nam và nữ. Cuộc thi của nữ thì vừa thổi cơm vừa ẵm em. Cuộc thi của nam thì vừa bơi thuyền vừa thổi cơm.

Câu 6 (trang 107 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Địa điểm hội thi ở Từ Trọng có gì đặc biệt

Trả lời:

Địa điểm hội thi ở Từ Trọng đặc biệt ở chỗ người dự thi phải ngồi trên chiếc thuyền thúng tại một đầm rộng, lộng gió.

Câu 7 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Người dự thi và cách thi ở Hành Thiện có gì đặc biệt

Trả lời:

- Người dự thi ở Hành Thiện dành cho nam.

- Cách thi ở Hành Thiện: Một người buộc cành tre dẻo, dai vào lung, ngọn tre cao hơn đầu, trên ngọn tre đeo sãn một niêu cơm, người kia có nhiệm vụ đun nấu. cả hai người vừa nấu vừa bước qua sân đình.

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chỉ ra bố cục của văn bản Hội thi thổi cơm. Mỗi phần của văn bản cung cấp cho người đọc thông tin gì? Theo em, thông tin nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Trả lời:

Bố cục của văn bản Hội thi thổi cơm:

- Phần 1: từ đầu đến vừa đi vừa nấu: giới thiệu về hội thi thổi cơm.

- Phần 2: tiếp đến dung để cúng thần: thi nấu cơm ở hội Thị Cấm.

- Phần 3: tiếp đến là người thắng cuộc: thi nấu cơm ở hội làng Chuông.

- Phần 4: tiếp đến là người thắng cuộc: thi nấu cơm ở hội Từ Trọng.

- Phần 5: còn lại: thi nấu cơm ở hội Hành Thiện.

Câu 2 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Các thông tin trong văn bản được sắp xếp theo trật tự nào? (Gợi ý: trật tự thời gian, quan hệ nguyên nhân – kết quả, mức độ quan trọng hoặc các đối tượng được phân loại). Cách sắp xếp thông tin đó tạo ra hiệu quả như thế nào?

Trả lời:

Các thông tin trong văn bản được sắp xếp theo trật tự thời gian từ khi hội thi bắt đầu đến khi hội thi kết thúc.

Cách sắp xếp thông tin đó giúp cho người đọc dễ dàng hình dung được quá trình diễn ra hội thi.

Câu 3 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau trong hội thi thổi cơm của các địa phương được nói tới trong văn bản 

Trả lời:

Những điểm giống và khác nhau trong hội thi thổi cơm của các địa phương được nói tới trong văn bản:

- Giống nhau: đều phải nấu cơm trong điều kiện khó khăn , đội nào thổi được cơm chin dẻo, ngon, xong trước thì thắng cuộc.

- Khác nhau

Soạn bài Hội thi thổi cơm Cánh diều (ảnh 1)

Câu 4 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Mục đích của văn bản Hội thi thổi cơm là gì? Phân tích một số nội dung cụ thể trong văn bản để thấy người viết đã đạt được mục đích đó.

Trả lời:

- Mục đích của văn bản Hội thi thổi cơm là giới thiệu về hội thi thổi cơm ở các địa phương vùng miền Bắc và miền Trung.

- Trong văn bản thì tác giả đã giới thhiệu rất chi tiết nguồn gốc, địa điểm, cách thức chơi của hội thi ở các địa phương. Từ đó người đọc có được cái nhìn tổng thể về hội thi.

Câu 5 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Văn bản giúp em hiểu thêm điều gì về hội thi thổi cơm? Hãy chỉ ra luật thi và cách thi thổi cơm của một số địa phương được nêu trong văn bản mà em thấy thú vị

Trả lời:

Văn bản đã giúp em hiểu được những quy tắc, những nét thú vị ở mỗi địa phương diễn ra cuộc thi nấu cơm.

Hội thi thổi cơm mà em thấy thú vị đó là hội thi nấu cơm ở hội Hành Thiện: cuộc thi chỉ dành cho nam, mỗi đội nấu cơm trong thời gian một tuần hương.

Câu 6 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Văn bản chỉ có một hình ảnh minh họa. Nếu vẽ minh họa thêm cho bài viết, em sẽ chọn nội dung nào? Vì sao em lại chọn nội dung đó để vẽ?

Trả lời:

Nếu vẽ minh họa thêm cho bài viết em sẽ chọn vẽ là người tham gia cổ vũ cho hội thi để có thể quan sát được tổng thể hội thi.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 102

Soạn bài Ca Huế

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 108, 109

Soạn bài Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang

Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về quy tắc luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi

Soạn bài Giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi

Soạn bài Trò chơi dân gian của người Khmer Nam Bộ

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 118

1 13689 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: